“Công ty Nhật có thể tháo chạy khỏi Anh vì Brexit”
Nhật Bản đã nêu các đề nghị của doanh nghiệp nước này đối với nước Anh trong việc xử lý Brexit
Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo Anh rằng việc nước này chọn rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, sẽ dẫn tới việc các công ty Nhật tháo chạy khỏi Anh.
Theo tin từ CNN Money, nhiều công ty Nhật Bản đã rót những khoản vốn đầu tư lớn vào Anh, bao gồm ngân hàng khổng lồ Nomura, hay các hãng ôtô hàng đầu như Toyota, Nissan và Honda.
Trong một bản ghi nhớ dài 15 trang được công bố vào ngày 4/9 tại hội nghị thượng đỉnh 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) đang diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc, Nhật Bản đã nêu các đề nghị của doanh nghiệp nước này đối với nước Anh trong việc xử lý Brexit.
Các công ty Nhật coi Anh là “một cửa ngõ đi vào châu Âu” khi quyết định rót vốn đầu tư, và giờ đây họ muốn Anh tìm cách hạn chế bất kỳ “ảnh hưởng tiêu cực nào” đối với hoạt động kinh doanh của họ tại Anh mà Brexit có thể gây ra - theo bản ghi nhớ.
Tài liệu này cảnh báo rằng những công ty Nhật đặt trụ sở châu Âu tại Anh có thể rời trụ sở này tới một nơi khác ở châu Âu “nếu luật của EU không còn được áp dụng ở Anh sau khi Anh rời EU”.
Các ngân hàng quốc tế hoạt động tại Anh đặc biệt lo ngại về việc Brexit có thể khiến họ mất quyền được cung cấp sản phẩm tài chính tại tất cả 28 quốc gia thành viên EU - thường được gọi là quyền “hộ chiếu” tài chính EU.
Các công ty tài chính Nhật có thể rời Anh để chuyển sang các nước EU nhằm duy trì quyền trên, bản ghi nhớ cảnh báo.
Các hãng xe Nhật thì lo ngại Brexit có thể làm gia tăng chi phí và cản trở hoạt động của họ tại thị trường châu Âu thông qua thuế quan. Từ trước đến nay, các hãng này vẫn thường nhập linh kiện từ các nước EU để lắp ráp xe tại Anh.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, Thủ tướng Anh Theresa May đã nỗ lực quảng bá hình ảnh nước Anh như một quốc gia vẫn mở rộng cánh cửa cho thương mại và đầu tư, bất chấp quá trình rút khỏi EU của nước này vẫn là điều không thể đoán định.
“Chúng tôi sẽ thực hiện Brexit một cách thành công, và một cách để chúng tôi làm được điều này là sử dụng các thế mạnh của nước Anh với tư cách một quốc gia thương mại lớn và đạt các thỏa thuận thương mại mới với thế giới”, bà May nói trước khi diễn ra thượng đỉnh G20.
Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC, bà May cũng cảnh báo rằng “có thể có một vài thời điểm khó khăn phía trước”.
Cuộc gặp của bà May với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 4/9 cho thấy một số thách thức do Brexit mang lại.
Từ trước khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi EU, ông Obama đã cảnh báo rằng Brexit sẽ đặt nước Anh vào thế “phải xếp hàng sau” để đợi ký thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ. Ngày 4/9, Obama nói Chính phủ Mỹ hiện đang đặt trọng tâm vào hai thỏa thuận thương mại mà nước này đã theo đuổi nhiều năm là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Theo tin từ CNN Money, nhiều công ty Nhật Bản đã rót những khoản vốn đầu tư lớn vào Anh, bao gồm ngân hàng khổng lồ Nomura, hay các hãng ôtô hàng đầu như Toyota, Nissan và Honda.
Trong một bản ghi nhớ dài 15 trang được công bố vào ngày 4/9 tại hội nghị thượng đỉnh 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) đang diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc, Nhật Bản đã nêu các đề nghị của doanh nghiệp nước này đối với nước Anh trong việc xử lý Brexit.
Các công ty Nhật coi Anh là “một cửa ngõ đi vào châu Âu” khi quyết định rót vốn đầu tư, và giờ đây họ muốn Anh tìm cách hạn chế bất kỳ “ảnh hưởng tiêu cực nào” đối với hoạt động kinh doanh của họ tại Anh mà Brexit có thể gây ra - theo bản ghi nhớ.
Tài liệu này cảnh báo rằng những công ty Nhật đặt trụ sở châu Âu tại Anh có thể rời trụ sở này tới một nơi khác ở châu Âu “nếu luật của EU không còn được áp dụng ở Anh sau khi Anh rời EU”.
Các ngân hàng quốc tế hoạt động tại Anh đặc biệt lo ngại về việc Brexit có thể khiến họ mất quyền được cung cấp sản phẩm tài chính tại tất cả 28 quốc gia thành viên EU - thường được gọi là quyền “hộ chiếu” tài chính EU.
Các công ty tài chính Nhật có thể rời Anh để chuyển sang các nước EU nhằm duy trì quyền trên, bản ghi nhớ cảnh báo.
Các hãng xe Nhật thì lo ngại Brexit có thể làm gia tăng chi phí và cản trở hoạt động của họ tại thị trường châu Âu thông qua thuế quan. Từ trước đến nay, các hãng này vẫn thường nhập linh kiện từ các nước EU để lắp ráp xe tại Anh.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, Thủ tướng Anh Theresa May đã nỗ lực quảng bá hình ảnh nước Anh như một quốc gia vẫn mở rộng cánh cửa cho thương mại và đầu tư, bất chấp quá trình rút khỏi EU của nước này vẫn là điều không thể đoán định.
“Chúng tôi sẽ thực hiện Brexit một cách thành công, và một cách để chúng tôi làm được điều này là sử dụng các thế mạnh của nước Anh với tư cách một quốc gia thương mại lớn và đạt các thỏa thuận thương mại mới với thế giới”, bà May nói trước khi diễn ra thượng đỉnh G20.
Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC, bà May cũng cảnh báo rằng “có thể có một vài thời điểm khó khăn phía trước”.
Cuộc gặp của bà May với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 4/9 cho thấy một số thách thức do Brexit mang lại.
Từ trước khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi EU, ông Obama đã cảnh báo rằng Brexit sẽ đặt nước Anh vào thế “phải xếp hàng sau” để đợi ký thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ. Ngày 4/9, Obama nói Chính phủ Mỹ hiện đang đặt trọng tâm vào hai thỏa thuận thương mại mà nước này đã theo đuổi nhiều năm là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).