Công ty Trung Quốc “vỡ mộng” ở Ba Lan
Nỗ lực lớn của Trung Quốc nhằm đột phá vào thị trường hạ tầng giao thông của châu Âu đã thất bại
Nỗ lực lớn của Trung Quốc nhằm đột phá vào thị trường hạ tầng giao thông của châu Âu đã thất bại sau khi Ba Lan quyết định hủy bỏ một hợp đồng xây dựng đường lớn với một công ty đến từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Năm 2009, Công ty Xây dựng nước ngoài Trung Quốc (Covec) đã giành được hợp đồng xây dựng một tuyến đường quan trọng dài 50km nối giữa Wasaw và biên giới Đức. Covec thắng thầu sau khi đưa ra mức giá thấp đến mức các đối thủ trong cuộc đấu thầu lên tiếng cáo buộc công ty này cố tình phá giá.
Đây là công ty Trung Quốc đầu tiên giành được một hợp đồng xây dựng đường bộ lớn tại châu Âu. Covec hy vọng, với dự án này, họ sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường khu vực. Cần nói thêm, Covec là một nhánh của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc - một trong những công ty xây dựng lớn nhất tại châu Á.
Tuy nhiên, không lâu sau khi khởi công, Covec lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính và buộc phải tạm ngừng dự án từ tháng 5 vừa qua. Đầu tuần này, cơ quan chức năng của Ba Lan đã thực hiện thủ tục hủy hợp đồng đã ký với Covec.
Sự cố này đã khiến Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk bối rối. Trước đó, Thủ tướng Tusk đã hứa sẽ hoàn thành tuyến đường trước khi giải vô địch bóng đá châu Âu vào mùa hè năm 2012 - giải đấu mà Ba Lan và Ukraine là đồng chủ nhà. Nhân cơ hội này, các đảng đối lập của Ba Lan kịch liệt chỉ trích đương kim Thủ tướng, với hy vọng làm suy giảm tỷ lệ ủng hộ ông trước kỳ bầu cử quốc hội diễn ra vào mùa thu năm nay.
Khi đấu thầu để giành hợp đồng lớn nói trên, Covec đã đưa ra mức giá chỉ bằng 50% so với mức 2,8 tỷ Zloty (tương đương 1 tỷ USD) theo ước tính của Chính phủ Ba Lan. Các doanh nghiệp khác cùng tham gia đấu thầu cho rằng, Covec không thể xây dựng được con đường với mức giá rẻ như thế.
Năm ngoái, Ủy ban Quan hệ kinh tế Đông Âu của Đức đã lên tiếng bày tỏ nghi ngờ các doanh nghiệp Trung Quốc giành hợp đồng tại khu vực này bằng con đường phá giá và các biện pháp bảo lãnh.
Với khó khăn tài chính, gần đây Covec đã cố gắng đàm phán lại hợp đồng với Chính phủ Ba Lan. Nhà thầu này đưa ra lý do rằng giá vật liệu đột ngột tăng, và rằng họ bị đối xử bất bình đẳng. Tuy nhiên, Warsaw đã từ chối đàm phán lại, vì lo ngại sẽ tạo tiền lệ xấu cho các nhà thầu giao thông khác ở Ba Lan.
Sau khi bị hủy hợp đồng, Covec ra tuyên bố họ đã sẵn sàng tái khởi động dự án, nhưng kèm điều kiện Chính phủ Ba Lan phải chi thêm tiền. Tuy nhiên, nhà chức trách Ba Lan khẳng định, sẽ không có bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với hợp đồng đã thỏa thuận.
Hiện Warsaw đang đòi số tiền bồi thường 741 triệu Zloty từ Covec, đồng thời đàm phán với 16 công ty xây dựng khác để tìm phương hướng bắt đầu trở lại việc xây dựng tuyến đường vào cuối tháng 7 tới.
Năm 2009, Công ty Xây dựng nước ngoài Trung Quốc (Covec) đã giành được hợp đồng xây dựng một tuyến đường quan trọng dài 50km nối giữa Wasaw và biên giới Đức. Covec thắng thầu sau khi đưa ra mức giá thấp đến mức các đối thủ trong cuộc đấu thầu lên tiếng cáo buộc công ty này cố tình phá giá.
Đây là công ty Trung Quốc đầu tiên giành được một hợp đồng xây dựng đường bộ lớn tại châu Âu. Covec hy vọng, với dự án này, họ sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường khu vực. Cần nói thêm, Covec là một nhánh của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc - một trong những công ty xây dựng lớn nhất tại châu Á.
Tuy nhiên, không lâu sau khi khởi công, Covec lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính và buộc phải tạm ngừng dự án từ tháng 5 vừa qua. Đầu tuần này, cơ quan chức năng của Ba Lan đã thực hiện thủ tục hủy hợp đồng đã ký với Covec.
Sự cố này đã khiến Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk bối rối. Trước đó, Thủ tướng Tusk đã hứa sẽ hoàn thành tuyến đường trước khi giải vô địch bóng đá châu Âu vào mùa hè năm 2012 - giải đấu mà Ba Lan và Ukraine là đồng chủ nhà. Nhân cơ hội này, các đảng đối lập của Ba Lan kịch liệt chỉ trích đương kim Thủ tướng, với hy vọng làm suy giảm tỷ lệ ủng hộ ông trước kỳ bầu cử quốc hội diễn ra vào mùa thu năm nay.
Khi đấu thầu để giành hợp đồng lớn nói trên, Covec đã đưa ra mức giá chỉ bằng 50% so với mức 2,8 tỷ Zloty (tương đương 1 tỷ USD) theo ước tính của Chính phủ Ba Lan. Các doanh nghiệp khác cùng tham gia đấu thầu cho rằng, Covec không thể xây dựng được con đường với mức giá rẻ như thế.
Năm ngoái, Ủy ban Quan hệ kinh tế Đông Âu của Đức đã lên tiếng bày tỏ nghi ngờ các doanh nghiệp Trung Quốc giành hợp đồng tại khu vực này bằng con đường phá giá và các biện pháp bảo lãnh.
Với khó khăn tài chính, gần đây Covec đã cố gắng đàm phán lại hợp đồng với Chính phủ Ba Lan. Nhà thầu này đưa ra lý do rằng giá vật liệu đột ngột tăng, và rằng họ bị đối xử bất bình đẳng. Tuy nhiên, Warsaw đã từ chối đàm phán lại, vì lo ngại sẽ tạo tiền lệ xấu cho các nhà thầu giao thông khác ở Ba Lan.
Sau khi bị hủy hợp đồng, Covec ra tuyên bố họ đã sẵn sàng tái khởi động dự án, nhưng kèm điều kiện Chính phủ Ba Lan phải chi thêm tiền. Tuy nhiên, nhà chức trách Ba Lan khẳng định, sẽ không có bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với hợp đồng đã thỏa thuận.
Hiện Warsaw đang đòi số tiền bồi thường 741 triệu Zloty từ Covec, đồng thời đàm phán với 16 công ty xây dựng khác để tìm phương hướng bắt đầu trở lại việc xây dựng tuyến đường vào cuối tháng 7 tới.