Công ty vàng lớn nhất Việt Nam thay sếp
Ông Đỗ Công Chính, Phó tổng giám đốc SJC đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Thành Long
Ông Đỗ Công Chính, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Thành Long, nghỉ hưu theo chế độ.
Quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Công Chính được Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thị Hồng trao tại trụ sở SJC hôm 27/2 vừa qua, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2012. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm.
Tân Tổng giám đốc SJC sinh năm 1959, là người gắn bó với SJC từ những ngày đầu thành lập. “Sẽ cống hiến hết mình, quyết tâm giữ vững uy tín thương hiệu SJC, thương hiệu đầu ngành mà thị trường vàng đã công nhận” là lời hứa của ông Chính trong lễ nhận quyết định.
SJC thành lập năm 1988, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Tp.HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó sản xuất, kinh doanh vàng và trang sức là ngành kinh doanh chính, bên cạnh đó là địa ốc, đầu tư tài chính và dịch vụ. Công ty có định hướng phát triển thành tập đoàn kinh tế đầu ngành của Việt Nam.
Hiện SJC có 6 công ty con, 19 công ty liên kết, 2 xưởng sản xuất vàng và nữ trang, 12 chi nhánh các tỉnh và 1 kho ngoại quan vàng. Mạng lưới kinh doanh phân phối gồm 160 cửa hàng bán lẻ, 22 đại lý chính thức. Ngoài ra, có trên 3.000 cửa hàng bán lẻ của khách hàng và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần trên cả nước đang giao dịch và kinh doanh sản phẩm của SJC.
Chiếm hơn 90% thị phần vàng miếng của cả nước, hiện nay SJC dẫn đầu ngành kinh doanh vàng bạc đá quý tại Việt Nam. Năm 2011, doanh thu của SJC đạt hơn 111 nghìn tỷ VND (tương đương 5,28 tỉ USD).
Liên quan đến tương lai của SJC, tháng 11/2011, khi trả lời chất vấn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: “Sau một thời gian hoạt động, SJC hiện đã chiếm 90% thị phần. Đây là đơn vị thuộc UBND Tp.HCM. Chúng tôi đã bàn với UBND Tp.HCM và theo đó SJC sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, qua đó Nhà nước vẫn giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng, tiết giảm được chi phí trong sản xuất”.
Ông Bình nhấn mạnh thêm, qua đó, “nên hiểu nhãn vàng SJC là nhãn vàng của Ngân hàng Nhà nước, khi điều kiện cho phép chúng tôi sẽ chuyển đổi thương hiệu đó và in lên vàng miếng là SBV”. SBV hiện là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Công Chính được Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thị Hồng trao tại trụ sở SJC hôm 27/2 vừa qua, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2012. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm.
Tân Tổng giám đốc SJC sinh năm 1959, là người gắn bó với SJC từ những ngày đầu thành lập. “Sẽ cống hiến hết mình, quyết tâm giữ vững uy tín thương hiệu SJC, thương hiệu đầu ngành mà thị trường vàng đã công nhận” là lời hứa của ông Chính trong lễ nhận quyết định.
SJC thành lập năm 1988, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Tp.HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó sản xuất, kinh doanh vàng và trang sức là ngành kinh doanh chính, bên cạnh đó là địa ốc, đầu tư tài chính và dịch vụ. Công ty có định hướng phát triển thành tập đoàn kinh tế đầu ngành của Việt Nam.
Hiện SJC có 6 công ty con, 19 công ty liên kết, 2 xưởng sản xuất vàng và nữ trang, 12 chi nhánh các tỉnh và 1 kho ngoại quan vàng. Mạng lưới kinh doanh phân phối gồm 160 cửa hàng bán lẻ, 22 đại lý chính thức. Ngoài ra, có trên 3.000 cửa hàng bán lẻ của khách hàng và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần trên cả nước đang giao dịch và kinh doanh sản phẩm của SJC.
Chiếm hơn 90% thị phần vàng miếng của cả nước, hiện nay SJC dẫn đầu ngành kinh doanh vàng bạc đá quý tại Việt Nam. Năm 2011, doanh thu của SJC đạt hơn 111 nghìn tỷ VND (tương đương 5,28 tỉ USD).
Liên quan đến tương lai của SJC, tháng 11/2011, khi trả lời chất vấn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: “Sau một thời gian hoạt động, SJC hiện đã chiếm 90% thị phần. Đây là đơn vị thuộc UBND Tp.HCM. Chúng tôi đã bàn với UBND Tp.HCM và theo đó SJC sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, qua đó Nhà nước vẫn giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng, tiết giảm được chi phí trong sản xuất”.
Ông Bình nhấn mạnh thêm, qua đó, “nên hiểu nhãn vàng SJC là nhãn vàng của Ngân hàng Nhà nước, khi điều kiện cho phép chúng tôi sẽ chuyển đổi thương hiệu đó và in lên vàng miếng là SBV”. SBV hiện là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước.