CPI cả nước tăng thấp nhất trong 11 năm
Sau 10 tháng, CPI cả nước đã tăng 2,36%, mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2014 đã tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 3,23% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, sau 10 tháng, CPI cả nước đã tăng 2,36%, mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.
Mức tăng này khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đây vài ngày, hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM đều công bố chỉ số CPI chỉ tăng rất thấp thậm chí còn giảm so với tháng trước.
Sau khi bứt phá ở tháng trước nhờ việc điều chỉnh học phí, tháng này, cũng chính học phí là lực đẩy chính của chỉ số chung nhưng ở mức độ thấp hơn.
Trong tháng, một số ít tỉnh và cấp học còn lại tiếp tục điều chỉnh học phí khiến chỉ số giá giáo dục tăng mạnh nhất ở mức 1,31% so với tháng trước.
Theo lộ trình, học phí các cấp đã được dần điều chỉnh tăng từ tháng 8 năm 2010 và đến nay cơ bản cả nước đã điều chỉnh xong theo nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Riêng trong năm nay, học phí cũng đã được điều chỉnh tăng 9,02% so với đầu năm, cao nhất trong các nhóm hàng.
Các nhóm hàng còn lại giá biến động không nhiều, thậm chí tốc độ tăng còn giảm dần so với tháng trước kể cả các nhóm hàng nhu yếu phẩm. Điều này phản ánh phần nào sức mua của thị trường vẫn chưa được cải thiện.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số cao nhất chỉ tăng 0,05% trong đó lương thực tăng 0,2%, thực phẩm tăng 0,01% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07%.
Nguồn lương thực hiện có trên cả nước đang ở mức cao trong khi đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch vụ Thu Đông đã khiến nguồn cung lương thực trở lên dồi dào hơn. Trong khi đó, cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu không có đột biến khiến giá lương thực chung chỉ biến động nhẹ.
Giá thực phẩm cũng trong xu hướng tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước khi giá cả gần như không biến động. Mặc dù đã bước vào mùa cưới khiến nhu cầu thực phẩm có tăng nhưng do nguồn cung dồi dào nên khiến giá cả các loại hàng hóa vẫn ổn định.
Cùng trong xu hướng của giá lương thực và thực phẩm, các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng chỉ tăng 0,07% so với tháng trước.
Ở phía các mặt hàng giảm giá, do ảnh hưởng của 3 lần điều chỉnh giảm giá xăng dầu đã khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 1,02% so với tháng trước.
Cũng do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá xăng dầu các loại đã khiến chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt giảm 0,08%.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ diễn biến trái chiều khi lần lượt đạt các mức giảm 2,82% và tăng 0,18% so với tháng trước.
Trong số các tỉnh được lựa chọn để công bố trong báo cáo CPI cả nước, ngoài Tp.HCM còn có Khánh Hòa, Vĩnh Long và Cần Thơ có CPI giảm, các tỉnh khác CPI tăng nhẹ dưới 0,1%.
Như vậy, sau 10 tháng, CPI cả nước đã tăng 2,36%, mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.
Mức tăng này khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đây vài ngày, hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM đều công bố chỉ số CPI chỉ tăng rất thấp thậm chí còn giảm so với tháng trước.
Sau khi bứt phá ở tháng trước nhờ việc điều chỉnh học phí, tháng này, cũng chính học phí là lực đẩy chính của chỉ số chung nhưng ở mức độ thấp hơn.
Trong tháng, một số ít tỉnh và cấp học còn lại tiếp tục điều chỉnh học phí khiến chỉ số giá giáo dục tăng mạnh nhất ở mức 1,31% so với tháng trước.
Theo lộ trình, học phí các cấp đã được dần điều chỉnh tăng từ tháng 8 năm 2010 và đến nay cơ bản cả nước đã điều chỉnh xong theo nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Riêng trong năm nay, học phí cũng đã được điều chỉnh tăng 9,02% so với đầu năm, cao nhất trong các nhóm hàng.
Các nhóm hàng còn lại giá biến động không nhiều, thậm chí tốc độ tăng còn giảm dần so với tháng trước kể cả các nhóm hàng nhu yếu phẩm. Điều này phản ánh phần nào sức mua của thị trường vẫn chưa được cải thiện.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số cao nhất chỉ tăng 0,05% trong đó lương thực tăng 0,2%, thực phẩm tăng 0,01% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07%.
Nguồn lương thực hiện có trên cả nước đang ở mức cao trong khi đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch vụ Thu Đông đã khiến nguồn cung lương thực trở lên dồi dào hơn. Trong khi đó, cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu không có đột biến khiến giá lương thực chung chỉ biến động nhẹ.
Giá thực phẩm cũng trong xu hướng tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước khi giá cả gần như không biến động. Mặc dù đã bước vào mùa cưới khiến nhu cầu thực phẩm có tăng nhưng do nguồn cung dồi dào nên khiến giá cả các loại hàng hóa vẫn ổn định.
Cùng trong xu hướng của giá lương thực và thực phẩm, các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng chỉ tăng 0,07% so với tháng trước.
Ở phía các mặt hàng giảm giá, do ảnh hưởng của 3 lần điều chỉnh giảm giá xăng dầu đã khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 1,02% so với tháng trước.
Cũng do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá xăng dầu các loại đã khiến chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt giảm 0,08%.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ diễn biến trái chiều khi lần lượt đạt các mức giảm 2,82% và tăng 0,18% so với tháng trước.
Trong số các tỉnh được lựa chọn để công bố trong báo cáo CPI cả nước, ngoài Tp.HCM còn có Khánh Hòa, Vĩnh Long và Cần Thơ có CPI giảm, các tỉnh khác CPI tăng nhẹ dưới 0,1%.