Cú “lội ngược dòng” của Donald Trump trong cuộc tranh luận
Trump đã đứng vững trở lại, lanh lợi và thực chất hơn nhiều so với màn thể hiện của ông trong cuộc tranh luận đầu tiên
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa bước vào cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai với đối thủ đến từ Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong tư thế vừa “tơi tả”, vừa tự do.
Trump đã trở nên “tơi tả” vì một đoạn video được tung ra vào cuối tuần cho thấy ông có những lời lẽ hết sức khiếm nhã về phụ nữ. Và ông được giải phóng vì về bản chất, ông đã tuyên bố mình tự do khỏi Đảng Cộng hòa và các nhà lãnh đạo của đảng này - những người quay lưng lại với ông sau khi đoạn video bê bối bị phanh phui.
Bởi vậy, tờ Wall Street Journal nói rằng vấn đề đặt ra trước “trận thư hùng” Trump-Clinton vào tối Chủ nhật theo giờ Mỹ là liệu, trong giai đoạn mới và mang tính bước ngoặt này, một Trump “không còn gì để mất” có thể xoay chuyển tình thế và đứng vững trở lại hay không?
Trong nửa giờ tranh luận đầu tiên, Trump có vẻ như không làm được điều này. Nhưng sau đó, dường như cựu ngôi sao truyền hình thực tế đã thành công.
Trong những phút mở đầu cuộc tranh luận, bà Clinton nói Trump không phù hợp để trở thành Tổng thống của nước Mỹ. Đáp lại, Trump hứa nếu đắc cử, ông sẽ ra lệnh cho Tổng chưởng lý của Mỹ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra vụ bê bối e-mail của cựu Ngoại trưởng, và thậm chí sẽ bỏ tù bà vì scandal e-mail.
Và đó là những điểm sáng duy nhất của đoạn đầu cuộc tranh luận, khi cuộc đấu khẩu mới chỉ là những lời công kích cá nhân quyết liệt qua lại giữa hai ứng cử viên. Theo dõi đến đây, nhiều người cho rằng Trump khó có thể lật ngược thế cờ.
Tuy vậy, chính từ lúc này, một cuộc tranh luận hoàn toàn khác biệt bắt đầu được mở ra, vẫn căng thẳng và quyết liệt, nhưng đầy thực chất.
Người xem bắt đầu thấy Trump chuyển từ thế bị động sang chủ động khi ông đưa ra sự chỉ trích đầy sắc bén nhằm vào chương trình cải tổ y tế của Tổng thống Barack Obama, chương trình Obamacare. Tỷ phú bất động sản cũng bảo vệ quan điểm có phần thân thiện của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách nói rằng việc thân thiện với Nga là đáng làm nếu điện Kremlin giúp Mỹ chống là tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trump tiếp tục “ghi điểm” khi tranh luận về cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria. Trong vấn đề này, ông thừa nhận rằng bất đồng với người đồng tranh cử Mike Pence về cách ứng phó với chiến thuật của Nga.
Tiếp đó, hai ứng cử viên tranh luận về chính sách thuế. Ông Trump và bà Clinton, hai người Mỹ giàu có, cáo buộc lẫn nhau tìm cách giúp những người Mỹ giàu có khác trốn thuế. Ở đoạn này, Trump thường xuyên ngắt lời đối thủ và có thể bị nhiều người cho là dùng chiến thuật đe dọa. Tuy nhiên, khi bầu không khí dịu xuống, có thể thấy trong cuộc tranh luận lần này, Trump “lịch sự” hơn với bà Clinton so với trong cuộc tranh luận đầu tiên.
Bà Clinton tiếp tục là người đưa ra được nhiều chi tiết cụ thể hơn khi tranh luận về các chính sách, và bản thân bà cũng phê phán Obamacare đồng thời tuyên bố sẽ điều chỉnh để chính sách này trở nên hợp lý hơn nếu đắc cử. Trong suốt cuộc tranh luận, bà tiếp tục xoáy vào những tuyên bố gây tranh cãi mà ông Trump từng đưa ra về người nhập cư, người Hồi giáo, và đặc biệt là phụ nữ.
Chẳng hạn, bà công kích mạnh đề xuất của Trump về cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.
“Ông sẽ làm việc đó bằng cách nào?” bà chất vấn. “Chúng ta là một đất nước có nền tảng là tự do tôn giáo. Làm thế nào mà chúng ta có thể làm điều ông ta muốn mà không gây ra căng thẳng lớn ở đất nước này?”
Tuy vậy, lần này Trump lẳng lặng rút lui khỏi đề xuất trước đây của ông về cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Ông chỉ kêu gọi sàng lọc thật kỹ lưỡng người nhập cư, thay vì cấm cửa họ.
Ngoài ra, Trump còn được giới phân tích đánh giá cao khi đưa ra một biện pháp cụ thể là kêu gọi các nước đồng minh của Mỹ hỗ trợ thêm cho người tị nạn Syria bằng cách tạo ra và duy trì những khu vực an toàn cho người tị nạn. “Nhiều nước còn chưa thực hiện phần việc của mình trong vấn đề này, chẳng hạn các nước vùng Vịnh giàu có. Tôi muốn những nước như vậy chi tiền để giúp đỡ người tị nạn”, Trump nói.
Với phát biểu này của Trump, cuộc tranh luận đã thực sự mang màu sắc của một cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Và Trump đã đứng vững trở lại, lanh lợi và thực chất hơn nhiều so với màn thể hiện của ông trong cuộc tranh luận đầu tiên.
Wall Street Journal nhận định, trên một số phương diện, có thể nói những gì mà Trump thể hiện trong cuộc tranh luận thứ hai đã đảo ngược “màn trình diễn” của ông trong cuộc tranh luận thứ nhất - khi ông khởi đầu đầy mạnh mẽ và kết thúc tồi tệ.
Trong một cuộc khảo sát nhanh do hãng tin CNBC thực hiện sau cuộc tranh luận, có 68% người được khảo sát cho rằng Trump đã thắng trong cuộc tranh luận vừa diễn ra, trong khi tỷ lệ này đối với bà Clinton chỉ là 32%.
Hiện chưa rõ những gì mà Trump đã làm được trong cuộc tranh luận này sẽ có ý nghĩa ra sao đối với những lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã mất niềm tin vào Trump, cũng như những cử tri nữ đang “ghét” Trump. Cũng chưa rõ liệu những vụ bê bối tình ái trong quá khứ của cựu Tổng thống Bill Clinton, cùng scandal e-mail của bà Clinton sẽ ảnh hưởng ra sao đến chiến dịch tranh cử của bà trong thời gian tới.
Chỉ có thể nói rằng, nếu như mục tiêu của Trump khi bước vào cuộc tranh luận lần này là đứng vững trở lại sau những lùm xùm vừa qua, thì dường như ông đã làm được điều ông muốn.
Trump đã trở nên “tơi tả” vì một đoạn video được tung ra vào cuối tuần cho thấy ông có những lời lẽ hết sức khiếm nhã về phụ nữ. Và ông được giải phóng vì về bản chất, ông đã tuyên bố mình tự do khỏi Đảng Cộng hòa và các nhà lãnh đạo của đảng này - những người quay lưng lại với ông sau khi đoạn video bê bối bị phanh phui.
Bởi vậy, tờ Wall Street Journal nói rằng vấn đề đặt ra trước “trận thư hùng” Trump-Clinton vào tối Chủ nhật theo giờ Mỹ là liệu, trong giai đoạn mới và mang tính bước ngoặt này, một Trump “không còn gì để mất” có thể xoay chuyển tình thế và đứng vững trở lại hay không?
Trong nửa giờ tranh luận đầu tiên, Trump có vẻ như không làm được điều này. Nhưng sau đó, dường như cựu ngôi sao truyền hình thực tế đã thành công.
Trong những phút mở đầu cuộc tranh luận, bà Clinton nói Trump không phù hợp để trở thành Tổng thống của nước Mỹ. Đáp lại, Trump hứa nếu đắc cử, ông sẽ ra lệnh cho Tổng chưởng lý của Mỹ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra vụ bê bối e-mail của cựu Ngoại trưởng, và thậm chí sẽ bỏ tù bà vì scandal e-mail.
Và đó là những điểm sáng duy nhất của đoạn đầu cuộc tranh luận, khi cuộc đấu khẩu mới chỉ là những lời công kích cá nhân quyết liệt qua lại giữa hai ứng cử viên. Theo dõi đến đây, nhiều người cho rằng Trump khó có thể lật ngược thế cờ.
Tuy vậy, chính từ lúc này, một cuộc tranh luận hoàn toàn khác biệt bắt đầu được mở ra, vẫn căng thẳng và quyết liệt, nhưng đầy thực chất.
Người xem bắt đầu thấy Trump chuyển từ thế bị động sang chủ động khi ông đưa ra sự chỉ trích đầy sắc bén nhằm vào chương trình cải tổ y tế của Tổng thống Barack Obama, chương trình Obamacare. Tỷ phú bất động sản cũng bảo vệ quan điểm có phần thân thiện của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách nói rằng việc thân thiện với Nga là đáng làm nếu điện Kremlin giúp Mỹ chống là tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trump tiếp tục “ghi điểm” khi tranh luận về cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria. Trong vấn đề này, ông thừa nhận rằng bất đồng với người đồng tranh cử Mike Pence về cách ứng phó với chiến thuật của Nga.
Tiếp đó, hai ứng cử viên tranh luận về chính sách thuế. Ông Trump và bà Clinton, hai người Mỹ giàu có, cáo buộc lẫn nhau tìm cách giúp những người Mỹ giàu có khác trốn thuế. Ở đoạn này, Trump thường xuyên ngắt lời đối thủ và có thể bị nhiều người cho là dùng chiến thuật đe dọa. Tuy nhiên, khi bầu không khí dịu xuống, có thể thấy trong cuộc tranh luận lần này, Trump “lịch sự” hơn với bà Clinton so với trong cuộc tranh luận đầu tiên.
Bà Clinton tiếp tục là người đưa ra được nhiều chi tiết cụ thể hơn khi tranh luận về các chính sách, và bản thân bà cũng phê phán Obamacare đồng thời tuyên bố sẽ điều chỉnh để chính sách này trở nên hợp lý hơn nếu đắc cử. Trong suốt cuộc tranh luận, bà tiếp tục xoáy vào những tuyên bố gây tranh cãi mà ông Trump từng đưa ra về người nhập cư, người Hồi giáo, và đặc biệt là phụ nữ.
Chẳng hạn, bà công kích mạnh đề xuất của Trump về cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.
“Ông sẽ làm việc đó bằng cách nào?” bà chất vấn. “Chúng ta là một đất nước có nền tảng là tự do tôn giáo. Làm thế nào mà chúng ta có thể làm điều ông ta muốn mà không gây ra căng thẳng lớn ở đất nước này?”
Tuy vậy, lần này Trump lẳng lặng rút lui khỏi đề xuất trước đây của ông về cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Ông chỉ kêu gọi sàng lọc thật kỹ lưỡng người nhập cư, thay vì cấm cửa họ.
Ngoài ra, Trump còn được giới phân tích đánh giá cao khi đưa ra một biện pháp cụ thể là kêu gọi các nước đồng minh của Mỹ hỗ trợ thêm cho người tị nạn Syria bằng cách tạo ra và duy trì những khu vực an toàn cho người tị nạn. “Nhiều nước còn chưa thực hiện phần việc của mình trong vấn đề này, chẳng hạn các nước vùng Vịnh giàu có. Tôi muốn những nước như vậy chi tiền để giúp đỡ người tị nạn”, Trump nói.
Với phát biểu này của Trump, cuộc tranh luận đã thực sự mang màu sắc của một cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Và Trump đã đứng vững trở lại, lanh lợi và thực chất hơn nhiều so với màn thể hiện của ông trong cuộc tranh luận đầu tiên.
Wall Street Journal nhận định, trên một số phương diện, có thể nói những gì mà Trump thể hiện trong cuộc tranh luận thứ hai đã đảo ngược “màn trình diễn” của ông trong cuộc tranh luận thứ nhất - khi ông khởi đầu đầy mạnh mẽ và kết thúc tồi tệ.
Trong một cuộc khảo sát nhanh do hãng tin CNBC thực hiện sau cuộc tranh luận, có 68% người được khảo sát cho rằng Trump đã thắng trong cuộc tranh luận vừa diễn ra, trong khi tỷ lệ này đối với bà Clinton chỉ là 32%.
Hiện chưa rõ những gì mà Trump đã làm được trong cuộc tranh luận này sẽ có ý nghĩa ra sao đối với những lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã mất niềm tin vào Trump, cũng như những cử tri nữ đang “ghét” Trump. Cũng chưa rõ liệu những vụ bê bối tình ái trong quá khứ của cựu Tổng thống Bill Clinton, cùng scandal e-mail của bà Clinton sẽ ảnh hưởng ra sao đến chiến dịch tranh cử của bà trong thời gian tới.
Chỉ có thể nói rằng, nếu như mục tiêu của Trump khi bước vào cuộc tranh luận lần này là đứng vững trở lại sau những lùm xùm vừa qua, thì dường như ông đã làm được điều ông muốn.