Cú “ngược dòng” ngoạn mục của Panasonic
Việc Panasonic “đột nhiên” chuyển từ lỗ sang lãi được cho là xuất phát từ đồng Yên giảm giá, các nỗ lực bán tài sản và cắt giảm việc làm
Cổ phiếu hãng điện tử Panasonic, nhà sản xuất TV lớn thứ nhì Nhật Bản sau Sony, đã tăng mạnh nhất trong 38 năm trong phiên giao dịch hôm nay tại thị trường Tokyo sau khi hãng này bất ngờ đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh có lãi.
Việc Panasonic “đột nhiên” chuyển từ lỗ sang lãi được cho là xuất phát từ đồng Yên giảm giá, cũng như các nỗ lực bán tài sản và cắt giảm việc làm.
Giá cổ phiếu của Panasonic đã tăng kịch giới hạn hàng ngày là 100 Yên/cổ phiếu, tương đương mức tăng 17%, mạnh nhất kể từ ít nhất tháng 9/1974, lên mức 692 USD/cổ phiếu.
Theo tin từ Bloomberg, báo cáo tài chính của Panasonic công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy, lợi nhuận ròng của hãng trong quý 4/2012 là 61 tỷ Yên, tương đương 658 triệu USD. Trước đó, giới phân tích dự báo hãng lỗ 17 tỷ Yên.
Cả Panasonic và một “đại gia” điện tử khác của đất nước mặt trời mọc là Sharp đều đã cải thiện được kết quả kinh doanh trong quý 4 nhờ sự sụt giá mạnh của đồng Yên. Đồng nội tệ giảm giá giúp các hãng này tăng mạnh doanh số ở thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, từ tháng 4 tới nay, Panasonic đã cắt giảm hơn 38.000 việc làm để cắt giảm chi phí trong bối cảnh hãng dự báo năm thua lỗ thứ hai liên tục, nhu cầu TV trên thị trường toàn cầu suy giảm, cũng như sự cạnh tranh quyết liệt của đối thủ Hàn Quốc Samsung. Tính đến cuối tháng 9 năm ngoái, số nhân viên của Panasonic đã giảm còn 321.896 nhân viên từ mức 385.000 nhân viên cách trước đó 2 năm.
“Panasonic có vẻ như đã xoay chuyển được tình thế. Điều này làm giảm bớt những lo ngại của các nhà đầu tư về sự sống còn của hãng”, nhà quản lý quỹ Masamitsu Ohki thuộc quỹ Stats Investment Management ở Tokyo nhận xét.
Tuy nhiên, Panasonic tiếp tục duy trì dự báo mức lỗ cả năm 765 tỷ Yên cho năm tài khóa 2012 kết thúc vào cuối tháng 3/2013.
Trong phiên giao dịch hôm nay, giá cổ phiếu của các công ty xuất khẩu đã dẫn đầu sự tăng điểm của thị trường chứng khoán Tokyo nhờ đồng Yên giảm giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 so với đồng USD và Euro. Giá cổ phiếu của Sony cũng tăng tới 7,5% trong phiên hôm nay, đạt mức giá đóng cửa cao nhất từ ngày 12/4/2012, cho dù hãng này đến ngày 7/2 mới công bố kết quả kinh doanh.
Giá cổ phiếu của Sharp, nhà sản xuất TV lớn thứ ba của Nhật, tăng 5,5% trong phiên hôm nay, đạt mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 11/7. Hôm 1/2, Sharp đã báo khoảng lợi nhuận hoạt động đầu tiên trong 5 quý.
Chủ tịch Panasonic, ông Kazuhiro Tsuga, đã tuyên bố hãng có thể sẽ rút khỏi những lĩnh vực kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận hoạt động dưới 5% trong thời gian từ nay tới tháng 3/2016. Theo dự kiến, đến cuối tháng 3 năm nay, Panasonic sẽ công bố một kế hoạch trung hạn mới. Ngoài sản phẩm TV, Panasonic còn sản xuất máy sấy tóc, tủ lạch, hệ thống điều hướng xe hơi…
Tháng trước, ông Tsuga nói rằng, việc đóng cửa các bộ phận là kịch bản xấu nhất, và hãng sẽ cố gắng bảo vệ việc làm cho nhân viên, cho dù các bộ phận bị bán lại, tái cơ cấu hay đóng cửa. Ông Tsuga không nêu cụ thể bộ phận nào có thể bị đóng cửa.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Panasonic tuyên bố sẽ thu về 110 tỷ Yên từ việc bán tài sản trong thời gian đến cuối tháng 3/2013. Hãng cũng dự kiến sẽ tăng cường doanh thu thiết bị gia dụng ở thị trường nước ngoài, củng cố mảng sản xuất hệ thống quản lý năng lượng gia đình, và cung cấp thêm nhiều sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp.
Việc Panasonic “đột nhiên” chuyển từ lỗ sang lãi được cho là xuất phát từ đồng Yên giảm giá, cũng như các nỗ lực bán tài sản và cắt giảm việc làm.
Giá cổ phiếu của Panasonic đã tăng kịch giới hạn hàng ngày là 100 Yên/cổ phiếu, tương đương mức tăng 17%, mạnh nhất kể từ ít nhất tháng 9/1974, lên mức 692 USD/cổ phiếu.
Theo tin từ Bloomberg, báo cáo tài chính của Panasonic công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy, lợi nhuận ròng của hãng trong quý 4/2012 là 61 tỷ Yên, tương đương 658 triệu USD. Trước đó, giới phân tích dự báo hãng lỗ 17 tỷ Yên.
Cả Panasonic và một “đại gia” điện tử khác của đất nước mặt trời mọc là Sharp đều đã cải thiện được kết quả kinh doanh trong quý 4 nhờ sự sụt giá mạnh của đồng Yên. Đồng nội tệ giảm giá giúp các hãng này tăng mạnh doanh số ở thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, từ tháng 4 tới nay, Panasonic đã cắt giảm hơn 38.000 việc làm để cắt giảm chi phí trong bối cảnh hãng dự báo năm thua lỗ thứ hai liên tục, nhu cầu TV trên thị trường toàn cầu suy giảm, cũng như sự cạnh tranh quyết liệt của đối thủ Hàn Quốc Samsung. Tính đến cuối tháng 9 năm ngoái, số nhân viên của Panasonic đã giảm còn 321.896 nhân viên từ mức 385.000 nhân viên cách trước đó 2 năm.
“Panasonic có vẻ như đã xoay chuyển được tình thế. Điều này làm giảm bớt những lo ngại của các nhà đầu tư về sự sống còn của hãng”, nhà quản lý quỹ Masamitsu Ohki thuộc quỹ Stats Investment Management ở Tokyo nhận xét.
Tuy nhiên, Panasonic tiếp tục duy trì dự báo mức lỗ cả năm 765 tỷ Yên cho năm tài khóa 2012 kết thúc vào cuối tháng 3/2013.
Trong phiên giao dịch hôm nay, giá cổ phiếu của các công ty xuất khẩu đã dẫn đầu sự tăng điểm của thị trường chứng khoán Tokyo nhờ đồng Yên giảm giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 so với đồng USD và Euro. Giá cổ phiếu của Sony cũng tăng tới 7,5% trong phiên hôm nay, đạt mức giá đóng cửa cao nhất từ ngày 12/4/2012, cho dù hãng này đến ngày 7/2 mới công bố kết quả kinh doanh.
Giá cổ phiếu của Sharp, nhà sản xuất TV lớn thứ ba của Nhật, tăng 5,5% trong phiên hôm nay, đạt mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 11/7. Hôm 1/2, Sharp đã báo khoảng lợi nhuận hoạt động đầu tiên trong 5 quý.
Chủ tịch Panasonic, ông Kazuhiro Tsuga, đã tuyên bố hãng có thể sẽ rút khỏi những lĩnh vực kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận hoạt động dưới 5% trong thời gian từ nay tới tháng 3/2016. Theo dự kiến, đến cuối tháng 3 năm nay, Panasonic sẽ công bố một kế hoạch trung hạn mới. Ngoài sản phẩm TV, Panasonic còn sản xuất máy sấy tóc, tủ lạch, hệ thống điều hướng xe hơi…
Tháng trước, ông Tsuga nói rằng, việc đóng cửa các bộ phận là kịch bản xấu nhất, và hãng sẽ cố gắng bảo vệ việc làm cho nhân viên, cho dù các bộ phận bị bán lại, tái cơ cấu hay đóng cửa. Ông Tsuga không nêu cụ thể bộ phận nào có thể bị đóng cửa.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Panasonic tuyên bố sẽ thu về 110 tỷ Yên từ việc bán tài sản trong thời gian đến cuối tháng 3/2013. Hãng cũng dự kiến sẽ tăng cường doanh thu thiết bị gia dụng ở thị trường nước ngoài, củng cố mảng sản xuất hệ thống quản lý năng lượng gia đình, và cung cấp thêm nhiều sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp.