Panasonic lỗ gấp 30 lần dự báo
Những thách thức của Panasonic phản ánh tình trạng bi đát nói chung của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng Nhật Bản
Tập đoàn điện tử Nhật Bản Panasonic báo lỗ 8,8 tỷ USD trong quý tài khóa thứ hai, đồng thời dự báo lỗ gần 10 tỷ USD trong năm tài khóa hiện tại.
Tờ Wall Street Journal cho biết, sau khi đưa ra những con số thua lỗ khổng lồ này, Panasonic công bố một loạt biện pháp tái cơ cấu mới, bao gồm thu hẹp sản xuất tại Nhật Bản, ngừng bán các sản phẩm điện thoại di động ở thị trường nước ngoài, cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực pin mặt trời và pin sạc.
Đối với Chủ tịch Panasonic, ông Kazuhiro Tsuga, người vừa mới nhậm chức có 4 tháng, tình hình của hãng hiện nay quá đỗi u ám. Ông Tsuga thẳng thắn nhận định, Panasonic - hãng điện tử Nhật hùng mạnh ngày nào - giờ chỉ còn là một phần trong “nhóm thua lỗ” của ngành.
Cũng trong buổi họp báo diễn ra vào ngày 31/10, khi đề cập đến các biện pháp tái cơ cấu mới, ông Tsuga nói rằng, “nếu chúng tôi không làm thế, tất cả những gì chúng tôi nói sẽ chỉ là một lời hứa trống rỗng. Tình hình của chúng tôi hiện nay đã tiêu cực là vậy”. Trong vòng một năm trở lại đây, Panasonic đã sa thải 39.000 nhân viên.
Báo Wall Street Journal bình luận, những thách thức của Panasonic phản ánh tình trạng bi đát nói chung của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng Nhật Bản hiện nay. Những chiếc TV và các thiết bị điện tử khác dành cho phòng khách từng đem đến sự thịnh vượng của công nghiệp điện tử nước này, giờ không còn sức hút lớn đối với người tiêu dùng như trước.
Các nhà sản xuất Nhật không thể cạnh tranh nổi với năng lực sản xuất và tài chính hùng hậu dành cho quảng cáo của đối thủ Hàn Quốc Samsung. Họ cũng như chẳng địch nổi với sức mạnh thương hiệu của đối thủ Mỹ Apple.
Bên cạnh đó, đồng Yên mạnh, cùng với sự già hóa của các nhà máy ở Nhật là những hạn chế khác làm suy yếu thêm năng lực cạnh tranh của các công ty điện tử của xứ mặt trời mọc. Năm ngoái, “tam đại gia” điện tử Nhật là Sony, Sharp và Panasonic lỗ tổng cộng 1,6 nghìn tỷ Yên, tương đương khoảng 20,2 tỷ USD.
Giá trị vốn hóa thị trường của Sony hiện ở mức 12 tỷ USD, của Sharp là 2,4 tỷ USD, quá “bèo bọt” khi so với mức giá trị vốn hóa của Samsung là 177 tỷ USD, còn của Apple là 567 tỷ USD.
Mức thua lỗ trong quý tài khóa thứ 2 kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay của Panasonic là 698 tỷ Yên, tương đương khoảng 8,8 tỷ USD, đã tính cả chi phí tái cơ cấu mà hãng này phải gánh chịu. Đây là một trong những con số thua lỗ lớn nhất trong một quý mà một công ty Nhật từng gặp phải. Cùng kỳ năm ngoái, Panasonic lỗ 105,8 tỷ Yên.
Doanh thu quý tài khóa thứ 2 của Panasonic giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, còn 1,82 nghìn tỷ Yên.
Cả năm tài khóa hiện tại, Panasonic dự kiến lỗ ròng 765 tỷ Yên, tương đương 9,6 tỷ USD, cao gấp 30 lần dự báo của giới quan sát. Trước đó, trong lần dự báo đưa ra hồi tháng 7, hãng tuyên bố có thể lãi ròng 50 tỷ Yên trong năm tài khóa này.
Như vậy, tổng mức lỗ trong hai tài khóa trước và hiện tại của hãng có thể lên tới 18,7 tỷ USD. Trong vòng 4 năm trở lại đây, Panasonic liên tục thua lỗ.
Chủ tịch Tsuga cũng thừa nhận rằng, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của Panasonic đã không thể đưa ra được những sản phẩm gây ấn tượng với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ mới của hãng đã không đem lại được kết quả như mong muốn bởi giá hàng điện tử tiêu dùng giảm mạnh.
“Tôi gọi đó là tình trạng không bình thường, và điểm khởi đầu của chúng tôi là phải công nhận rằng, chúng tôi hiện không phải là một công ty bình thường”, ông Tsuga phát biểu.
Một khó khăn lớn nữa đối với Panasonic ở thời điểm này là tinh thần tẩy chay hàng Nhật ở Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh và Tokyo. Việc người tiêu dùng Trung Quốc “nói không” với hàng Nhật sẽ ảnh hưởng xấu tới lĩnh vực thiết bị gia dùng, một trong những điểm sáng hiếm hoi hiện nay của Panasonic. Hãng dự báo rằng, tình hình ở Trung Quốc sẽ khiến hãng thiệt hại 100 tỷ Yên doanh thu và 30 tỷ Yên lợi nhuận hoạt động trong năm tài khóa hiện tại.
“Bất ổn này là tình trạng chung của lĩnh vực công nghệ Nhật. Tôi không dám chắc liệu điều tồi tệ nhất đối với họ đã qua hay chưa”, ông Kazuyuki Terao, Giám đốc đầu tư của quỹ Allianz Global Investors Japan, phát biểu trên Bloomberg.
Trái ngược với mức lỗ khổng lồ của Panasonic, Samsung tuần trước báo mức lợi nhuận ròng trong quý 3 vừa qua tăng 91% so với cùng kỳ năm trước lên mức xấp xỉ 6 tỷ USD nhờ điện thoại thông minh bán chạy.
Tờ Wall Street Journal cho biết, sau khi đưa ra những con số thua lỗ khổng lồ này, Panasonic công bố một loạt biện pháp tái cơ cấu mới, bao gồm thu hẹp sản xuất tại Nhật Bản, ngừng bán các sản phẩm điện thoại di động ở thị trường nước ngoài, cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực pin mặt trời và pin sạc.
Đối với Chủ tịch Panasonic, ông Kazuhiro Tsuga, người vừa mới nhậm chức có 4 tháng, tình hình của hãng hiện nay quá đỗi u ám. Ông Tsuga thẳng thắn nhận định, Panasonic - hãng điện tử Nhật hùng mạnh ngày nào - giờ chỉ còn là một phần trong “nhóm thua lỗ” của ngành.
Cũng trong buổi họp báo diễn ra vào ngày 31/10, khi đề cập đến các biện pháp tái cơ cấu mới, ông Tsuga nói rằng, “nếu chúng tôi không làm thế, tất cả những gì chúng tôi nói sẽ chỉ là một lời hứa trống rỗng. Tình hình của chúng tôi hiện nay đã tiêu cực là vậy”. Trong vòng một năm trở lại đây, Panasonic đã sa thải 39.000 nhân viên.
Báo Wall Street Journal bình luận, những thách thức của Panasonic phản ánh tình trạng bi đát nói chung của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng Nhật Bản hiện nay. Những chiếc TV và các thiết bị điện tử khác dành cho phòng khách từng đem đến sự thịnh vượng của công nghiệp điện tử nước này, giờ không còn sức hút lớn đối với người tiêu dùng như trước.
Các nhà sản xuất Nhật không thể cạnh tranh nổi với năng lực sản xuất và tài chính hùng hậu dành cho quảng cáo của đối thủ Hàn Quốc Samsung. Họ cũng như chẳng địch nổi với sức mạnh thương hiệu của đối thủ Mỹ Apple.
Bên cạnh đó, đồng Yên mạnh, cùng với sự già hóa của các nhà máy ở Nhật là những hạn chế khác làm suy yếu thêm năng lực cạnh tranh của các công ty điện tử của xứ mặt trời mọc. Năm ngoái, “tam đại gia” điện tử Nhật là Sony, Sharp và Panasonic lỗ tổng cộng 1,6 nghìn tỷ Yên, tương đương khoảng 20,2 tỷ USD.
Giá trị vốn hóa thị trường của Sony hiện ở mức 12 tỷ USD, của Sharp là 2,4 tỷ USD, quá “bèo bọt” khi so với mức giá trị vốn hóa của Samsung là 177 tỷ USD, còn của Apple là 567 tỷ USD.
Mức thua lỗ trong quý tài khóa thứ 2 kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay của Panasonic là 698 tỷ Yên, tương đương khoảng 8,8 tỷ USD, đã tính cả chi phí tái cơ cấu mà hãng này phải gánh chịu. Đây là một trong những con số thua lỗ lớn nhất trong một quý mà một công ty Nhật từng gặp phải. Cùng kỳ năm ngoái, Panasonic lỗ 105,8 tỷ Yên.
Doanh thu quý tài khóa thứ 2 của Panasonic giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, còn 1,82 nghìn tỷ Yên.
Cả năm tài khóa hiện tại, Panasonic dự kiến lỗ ròng 765 tỷ Yên, tương đương 9,6 tỷ USD, cao gấp 30 lần dự báo của giới quan sát. Trước đó, trong lần dự báo đưa ra hồi tháng 7, hãng tuyên bố có thể lãi ròng 50 tỷ Yên trong năm tài khóa này.
Như vậy, tổng mức lỗ trong hai tài khóa trước và hiện tại của hãng có thể lên tới 18,7 tỷ USD. Trong vòng 4 năm trở lại đây, Panasonic liên tục thua lỗ.
Chủ tịch Tsuga cũng thừa nhận rằng, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của Panasonic đã không thể đưa ra được những sản phẩm gây ấn tượng với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ mới của hãng đã không đem lại được kết quả như mong muốn bởi giá hàng điện tử tiêu dùng giảm mạnh.
“Tôi gọi đó là tình trạng không bình thường, và điểm khởi đầu của chúng tôi là phải công nhận rằng, chúng tôi hiện không phải là một công ty bình thường”, ông Tsuga phát biểu.
Một khó khăn lớn nữa đối với Panasonic ở thời điểm này là tinh thần tẩy chay hàng Nhật ở Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh và Tokyo. Việc người tiêu dùng Trung Quốc “nói không” với hàng Nhật sẽ ảnh hưởng xấu tới lĩnh vực thiết bị gia dùng, một trong những điểm sáng hiếm hoi hiện nay của Panasonic. Hãng dự báo rằng, tình hình ở Trung Quốc sẽ khiến hãng thiệt hại 100 tỷ Yên doanh thu và 30 tỷ Yên lợi nhuận hoạt động trong năm tài khóa hiện tại.
“Bất ổn này là tình trạng chung của lĩnh vực công nghệ Nhật. Tôi không dám chắc liệu điều tồi tệ nhất đối với họ đã qua hay chưa”, ông Kazuyuki Terao, Giám đốc đầu tư của quỹ Allianz Global Investors Japan, phát biểu trên Bloomberg.
Trái ngược với mức lỗ khổng lồ của Panasonic, Samsung tuần trước báo mức lợi nhuận ròng trong quý 3 vừa qua tăng 91% so với cùng kỳ năm trước lên mức xấp xỉ 6 tỷ USD nhờ điện thoại thông minh bán chạy.