Cửa đóng lại trước cổ phiếu OTC
“Bây giờ tìm người mua cổ phiếu OTC rất khó khăn”, ông Tô Thanh Tùng, nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á nói
“Bây giờ tìm người mua cổ phiếu OTC rất khó khăn”, ông Tô Thanh Tùng, nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á nói.
Ông Tùng đang sở hữu mấy chục ngàn cổ phiếu OTC, cần tiền chạy vạy từ tháng 11 đến nay không công ty chứng khoán và ngân hàng nào chịu nhận repo hay cầm cố. “Thậm chí, giá cổ phiếu trung bình 4 – 5 chấm, tôi cầm cố với mệnh giá 1 chấm, lãi suất cao, họ cũng không chịu”, ông kể.
Anh Chí, nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt kể, nhờ vào mối quan hệ với một trưởng phòng công ty chứng khoán, hồ sơ cầm cố của anh được thông qua, nhưng lên đến sếp tổng thì bị gạt lại.
Theo nhiều nhà đầu tư, có một vài công ty chứng khoán, ngân hàng vẫn còn chịu nhận cầm cố cổ phiếu OTC hoặc cho vay mua chứng khoán nhưng số đó rất ít, và chỉ người có thâm niên quan hệ giao dịch thì mới tiếp cận được.
Ông Bùi Văn Tuynh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đại Việt nhận xét, tính thanh khoản trên thị trường OTC hiện đang yếu hơn những tháng trước rất nhiều.
Chính vì không xoay xở được vốn nên không ít nhà đầu tư cá nhân đành ngậm ngùi đứng nhìn cuộc IPO Vietcombank sắp diễn ra.
Tính từ đầu năm đến nay, giá nhiều cổ phiếu trên thị trường OTC đã giảm 50 - 60%. Niềm hy vọng kích hoạt trở lại giá cổ phiếu OTC được trông chờ ở Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào năm tới. Theo đó, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào thực hiện đầu năm 2008 dự án quản lý thị trường OTC.
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ thực hiện đăng ký hồ sơ công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm. Nhà đầu tư sẽ mở tài khoản tại công ty chứng khoán và đăng ký rao bán, rao mua cổ phiếu qua công ty chứng khoán, lệnh mua bán sẽ được chuyển lên hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, người mua hoặc bán có thể truy cập hệ thống để tìm đối tác.
“Hy vọng giao dịch minh bạch sẽ đưa lại tính thanh khoản”, ông Tùng nói.
Ông Tùng đang sở hữu mấy chục ngàn cổ phiếu OTC, cần tiền chạy vạy từ tháng 11 đến nay không công ty chứng khoán và ngân hàng nào chịu nhận repo hay cầm cố. “Thậm chí, giá cổ phiếu trung bình 4 – 5 chấm, tôi cầm cố với mệnh giá 1 chấm, lãi suất cao, họ cũng không chịu”, ông kể.
Anh Chí, nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt kể, nhờ vào mối quan hệ với một trưởng phòng công ty chứng khoán, hồ sơ cầm cố của anh được thông qua, nhưng lên đến sếp tổng thì bị gạt lại.
Theo nhiều nhà đầu tư, có một vài công ty chứng khoán, ngân hàng vẫn còn chịu nhận cầm cố cổ phiếu OTC hoặc cho vay mua chứng khoán nhưng số đó rất ít, và chỉ người có thâm niên quan hệ giao dịch thì mới tiếp cận được.
Ông Bùi Văn Tuynh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đại Việt nhận xét, tính thanh khoản trên thị trường OTC hiện đang yếu hơn những tháng trước rất nhiều.
Chính vì không xoay xở được vốn nên không ít nhà đầu tư cá nhân đành ngậm ngùi đứng nhìn cuộc IPO Vietcombank sắp diễn ra.
Tính từ đầu năm đến nay, giá nhiều cổ phiếu trên thị trường OTC đã giảm 50 - 60%. Niềm hy vọng kích hoạt trở lại giá cổ phiếu OTC được trông chờ ở Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào năm tới. Theo đó, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào thực hiện đầu năm 2008 dự án quản lý thị trường OTC.
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ thực hiện đăng ký hồ sơ công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm. Nhà đầu tư sẽ mở tài khoản tại công ty chứng khoán và đăng ký rao bán, rao mua cổ phiếu qua công ty chứng khoán, lệnh mua bán sẽ được chuyển lên hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, người mua hoặc bán có thể truy cập hệ thống để tìm đối tác.
“Hy vọng giao dịch minh bạch sẽ đưa lại tính thanh khoản”, ông Tùng nói.