Cửa hàng tiện lợi, tiện lợi không?
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải vì sao nhiều cửa hàng tiện lợi chưa thể thành công như mong muốn tại thị trường Việt Nam hiện nay
Cuối năm 2006, hàng loạt chuỗi cửa hàng tiện lợi như Shop&Go, G7 Mart, Vmart, Best&Buy, Speedy, Day & Night... liên tục mở điểm mới tại các khu trung tâm và khu đô thị mới ở Tp.HCM cũng như các tỉnh, thành khác.
Một số nhà đầu tư vào kênh bán lẻ mới này có rất nhiều kỳ vọng và dự báo mô hình này sẽ thành công, song thực tế lại khác...
“Nổi đình nổi đám”
Nằm ngay vị trí khá đẹp nơi giao nhau của đường Bùi Viện và Cống Quỳnh (Quận 1, Tp.HCM), cửa hàng tiện lợi Shop&Go thu hút sự chú ý của người qua đường với ô cửa trong suốt, giàn đèn sáng loáng. Bên trong là tủ nước giải khát được đặt cuối phòng; nhiều hàng tiêu dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu...; những hộp mì tôm có sẵn ấm nước và lò vi ba phục vụ tại chỗ...
Gần 70% các mặt hàng kinh doanh trong cửa hàng là hàng ngoại nhập. Trong một giờ quan sát cửa hàng này, chúng tôi thấy chỉ có một đôi thanh niên người Việt và một vài khách Tây tạt vào mua hàng.
Cách đó không xa, cửa hàng tiện lợi 99 Mart bày bán các sản phẩm tiêu dùng ở lầu 1, tầng trệt trưng các mặt hàng “dùng ngay” như nước giải khát, trái cây tươi, thuốc lá... Phần lớn khách đến cửa hàng là khách vãng lai, khách Tây balô.
Chuỗi ba cửa hàng Speedy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai có kết hợp quầy bán cà phê mang đi lẫn dịch vụ giao hàng tận nhà. G7 Mart, thương hiệu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ G7, hình thành trên cơ sở hợp tác với các chủ tạp hóa, cũng “nổi đình nổi đám” khi ra đời từ cuối năm ngoái.
“Ban đầu chúng tôi rất kỳ vọng, nghĩ rằng sẽ thay đổi được thói quen mua sắm của một tầng lớp khách hàng vốn chỉ thích tìm đến các cửa hàng tạp hóa, chợ khi muốn mua nhanh một món hàng nào đó. Nhưng điều này quả thật quá khó”, bà P. - chủ đầu tư đang có bốn cửa hàng tiện lợi mọc rải rác khắp nơi tại Tp.HCM, thừa nhận.
Theo bà P., doanh số tại các cửa hàng tiện lợi vẫn rất thấp, doanh thu từ nhiều tháng qua tại cửa hàng của bà âm liên tục. Quan trọng hơn cả, nguồn khách tìm đến chuỗi cửa hàng biến động rất thất thường, chưa có được các khách hàng thường xuyên thân thiết.
“Gần nửa năm nay cửa tiệm của tôi không lấy hàng của G7 Mart cung cấp vì giá họ đưa xuống quá cao” - ông Phạm Việt Hùng, chủ cửa hàng G7 Mart tại 412 Cách Mạng Tháng Tám (Quận 3), nói.
Hiện tại, ông Hùng cho biết vẫn kinh doanh các mặt hàng như trước lúc hợp tác với G7 Mart, chủ yếu là nhu yếu phẩm và hóa mỹ phẩm các loại, chưa phát triển được thêm nhiều khách mới mà chỉ toàn khách hàng thân quen lâu nay.
Mới đây, một trong bốn cửa hàng tiện lợi “Day & Night” do Công ty TNHH Phú An Thịnh thuê mặt bằng của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu khu vực 2 kinh doanh trong khuôn viên cây xăng đã rút hàng xuống khỏi kệ.
Người tiêu dùng đã sẵn sàng “móc hầu bao”?
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải vì sao nhiều cửa hàng tiện lợi chưa thể thành công như mong muốn tại thị trường Việt Nam hiện nay. Nhiều người tiêu dùng cho rằng cửa hàng tiện lợi là... khá xa xỉ vì giá bán ở đây thuộc loại cao (chỉ thấp hơn giá trong các trung tâm thương mại), do người tiêu dùng phải trả thêm cho “yếu tố tiện lợi”. Yếu tố tiện lợi ở đây bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ...
“Nếu gộp chung các yếu tố này lại, cơ bản là các cửa hàng tiện lợi đều có. Nhưng nếu đi sâu vào chi tiết thì các doanh nghiệp dường như chưa vận hành đúng như vậy”, một chuyên gia trong ngành nhận xét.
Ví dụ ở cửa hàng tiện lợi “Day & Night” đặt tại các cây xăng, hiếm thấy khi đông khách vì thói quen của nhiều người khi đến đổ xăng xong là đi ngay, ít ai nghĩ đến việc ghé cửa hàng mua chai nước hay gói bánh. Trong khi đó, ở nước ngoài, phần lớn người dân đi xe hơi nên đến cây xăng họ dừng xe và mua đồ trên đường đi làm về.
“Điều đó có nghĩa việc chọn địa điểm và quan sát thói quen của người tiêu dùng chưa được chủ đầu tư khảo sát kỹ”, bà M. - giám đốc điều hành một siêu thị lớn tại Tp.HCM - nói.
“Họ nói cung cấp hàng cho chúng tôi bán nhưng với điều kiện mỗi đơn hàng phải trên 2 triệu đồng thì mới chở xuống. Trong khi tôi cần bốn bịch bột ngọt, năm gói xà bông chỉ cần alô cho đại lý một tiếng là họ mang xuống liền. Bán lẻ mà bán kiểu này thì bán với ai!”, ông L. - chủ một cửa tiệm G7 Mart trên đường Cách Mạng Tháng Tám - phản ảnh.
Theo ông Lê Trí Thông - chủ nhiệm dự án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ” của Trung tâm Xúc tiến hàng Việt Nam chất lượng cao, khái niệm cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa rõ ràng. Ở nước ngoài, do các siêu thị, đại siêu thị nằm ngoài khu dân cư, phương tiện chủ yếu của người dân là xe hơi nên sự xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu tại chỗ rất cần thiết.
Tại các cửa hàng đó, sự tiện lợi được đặt lên hàng đầu, đó là địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ... Giá cả tại các cửa hàng này luôn cao hơn giá thị trường do người tiêu dùng phải trả thêm cho yếu tố tiện lợi.
Ông Thông cho rằng yếu tố tiện lợi phụ thuộc rất nhiều vào thói quen tiêu dùng của dân địa phương. Trong khi đó, ấn tượng giá rẻ và kiểu mua bán nhanh chóng, thuận tiện của các tiệm tạp hóa hiện vẫn còn ăn sâu vào thói quen mua sắm của người dân, nhiều người dân chưa “sẵn sàng” để móc hầu bao ra trả cho khoản phí “tiện lợi”.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thời điểm hiện nay không phải hoàn toàn hợp lý nhưng rất cần thiết. Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chập chững những bước đầu tiên và tìm mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư, thói quen tiêu dùng.
Sự linh động trong việc áp dụng các mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới, cách thức quản lý qui mô lớn, nguồn lực vững mạnh, nghiên cứu thị trường kỹ càng là những điều cần thiết cho nhà đầu tư khi muốn thắng trong lĩnh vực này.
Một số nhà đầu tư vào kênh bán lẻ mới này có rất nhiều kỳ vọng và dự báo mô hình này sẽ thành công, song thực tế lại khác...
“Nổi đình nổi đám”
Nằm ngay vị trí khá đẹp nơi giao nhau của đường Bùi Viện và Cống Quỳnh (Quận 1, Tp.HCM), cửa hàng tiện lợi Shop&Go thu hút sự chú ý của người qua đường với ô cửa trong suốt, giàn đèn sáng loáng. Bên trong là tủ nước giải khát được đặt cuối phòng; nhiều hàng tiêu dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu...; những hộp mì tôm có sẵn ấm nước và lò vi ba phục vụ tại chỗ...
Gần 70% các mặt hàng kinh doanh trong cửa hàng là hàng ngoại nhập. Trong một giờ quan sát cửa hàng này, chúng tôi thấy chỉ có một đôi thanh niên người Việt và một vài khách Tây tạt vào mua hàng.
Cách đó không xa, cửa hàng tiện lợi 99 Mart bày bán các sản phẩm tiêu dùng ở lầu 1, tầng trệt trưng các mặt hàng “dùng ngay” như nước giải khát, trái cây tươi, thuốc lá... Phần lớn khách đến cửa hàng là khách vãng lai, khách Tây balô.
Chuỗi ba cửa hàng Speedy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai có kết hợp quầy bán cà phê mang đi lẫn dịch vụ giao hàng tận nhà. G7 Mart, thương hiệu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ G7, hình thành trên cơ sở hợp tác với các chủ tạp hóa, cũng “nổi đình nổi đám” khi ra đời từ cuối năm ngoái.
“Ban đầu chúng tôi rất kỳ vọng, nghĩ rằng sẽ thay đổi được thói quen mua sắm của một tầng lớp khách hàng vốn chỉ thích tìm đến các cửa hàng tạp hóa, chợ khi muốn mua nhanh một món hàng nào đó. Nhưng điều này quả thật quá khó”, bà P. - chủ đầu tư đang có bốn cửa hàng tiện lợi mọc rải rác khắp nơi tại Tp.HCM, thừa nhận.
Theo bà P., doanh số tại các cửa hàng tiện lợi vẫn rất thấp, doanh thu từ nhiều tháng qua tại cửa hàng của bà âm liên tục. Quan trọng hơn cả, nguồn khách tìm đến chuỗi cửa hàng biến động rất thất thường, chưa có được các khách hàng thường xuyên thân thiết.
“Gần nửa năm nay cửa tiệm của tôi không lấy hàng của G7 Mart cung cấp vì giá họ đưa xuống quá cao” - ông Phạm Việt Hùng, chủ cửa hàng G7 Mart tại 412 Cách Mạng Tháng Tám (Quận 3), nói.
Hiện tại, ông Hùng cho biết vẫn kinh doanh các mặt hàng như trước lúc hợp tác với G7 Mart, chủ yếu là nhu yếu phẩm và hóa mỹ phẩm các loại, chưa phát triển được thêm nhiều khách mới mà chỉ toàn khách hàng thân quen lâu nay.
Mới đây, một trong bốn cửa hàng tiện lợi “Day & Night” do Công ty TNHH Phú An Thịnh thuê mặt bằng của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu khu vực 2 kinh doanh trong khuôn viên cây xăng đã rút hàng xuống khỏi kệ.
Người tiêu dùng đã sẵn sàng “móc hầu bao”?
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải vì sao nhiều cửa hàng tiện lợi chưa thể thành công như mong muốn tại thị trường Việt Nam hiện nay. Nhiều người tiêu dùng cho rằng cửa hàng tiện lợi là... khá xa xỉ vì giá bán ở đây thuộc loại cao (chỉ thấp hơn giá trong các trung tâm thương mại), do người tiêu dùng phải trả thêm cho “yếu tố tiện lợi”. Yếu tố tiện lợi ở đây bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ...
“Nếu gộp chung các yếu tố này lại, cơ bản là các cửa hàng tiện lợi đều có. Nhưng nếu đi sâu vào chi tiết thì các doanh nghiệp dường như chưa vận hành đúng như vậy”, một chuyên gia trong ngành nhận xét.
Ví dụ ở cửa hàng tiện lợi “Day & Night” đặt tại các cây xăng, hiếm thấy khi đông khách vì thói quen của nhiều người khi đến đổ xăng xong là đi ngay, ít ai nghĩ đến việc ghé cửa hàng mua chai nước hay gói bánh. Trong khi đó, ở nước ngoài, phần lớn người dân đi xe hơi nên đến cây xăng họ dừng xe và mua đồ trên đường đi làm về.
“Điều đó có nghĩa việc chọn địa điểm và quan sát thói quen của người tiêu dùng chưa được chủ đầu tư khảo sát kỹ”, bà M. - giám đốc điều hành một siêu thị lớn tại Tp.HCM - nói.
“Họ nói cung cấp hàng cho chúng tôi bán nhưng với điều kiện mỗi đơn hàng phải trên 2 triệu đồng thì mới chở xuống. Trong khi tôi cần bốn bịch bột ngọt, năm gói xà bông chỉ cần alô cho đại lý một tiếng là họ mang xuống liền. Bán lẻ mà bán kiểu này thì bán với ai!”, ông L. - chủ một cửa tiệm G7 Mart trên đường Cách Mạng Tháng Tám - phản ảnh.
Theo ông Lê Trí Thông - chủ nhiệm dự án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ” của Trung tâm Xúc tiến hàng Việt Nam chất lượng cao, khái niệm cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa rõ ràng. Ở nước ngoài, do các siêu thị, đại siêu thị nằm ngoài khu dân cư, phương tiện chủ yếu của người dân là xe hơi nên sự xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu tại chỗ rất cần thiết.
Tại các cửa hàng đó, sự tiện lợi được đặt lên hàng đầu, đó là địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ... Giá cả tại các cửa hàng này luôn cao hơn giá thị trường do người tiêu dùng phải trả thêm cho yếu tố tiện lợi.
Ông Thông cho rằng yếu tố tiện lợi phụ thuộc rất nhiều vào thói quen tiêu dùng của dân địa phương. Trong khi đó, ấn tượng giá rẻ và kiểu mua bán nhanh chóng, thuận tiện của các tiệm tạp hóa hiện vẫn còn ăn sâu vào thói quen mua sắm của người dân, nhiều người dân chưa “sẵn sàng” để móc hầu bao ra trả cho khoản phí “tiện lợi”.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thời điểm hiện nay không phải hoàn toàn hợp lý nhưng rất cần thiết. Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chập chững những bước đầu tiên và tìm mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư, thói quen tiêu dùng.
Sự linh động trong việc áp dụng các mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới, cách thức quản lý qui mô lớn, nguồn lực vững mạnh, nghiên cứu thị trường kỹ càng là những điều cần thiết cho nhà đầu tư khi muốn thắng trong lĩnh vực này.