Cuối 2018, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao
Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã từng được tiến hành hai lần
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung nội dung lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm vào dự thảo nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018. Sáng 12/6, nghị quyết này đã được Quốc hội thông qua.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết về cơ bản, đại biểu Quốc hội tán thành với tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, tập trung vào các nhóm nội dung chính là xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát chuyên đề và xem xét việc thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Một số ý kiến đề nghị xem xét, đưa vào chương trình nội dung lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định tại Nghị quyết 85/2014/QH13 của Quốc hội và xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 6.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân, tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát lại việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm đó.
Đồng thời, theo quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13, Quốc hội cũng sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.
Do đó, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát năm 2018, về giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chỉ giám sát một chuyên đề tại kỳ họp thứ 5, không tổ chức giám sát chuyên đề tại kỳ họp thứ 6 để tập trung cho các nội dung nêu trên.
Đồng thời, bổ sung nội dung lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 6 vào dự thảo nghị quyết.
Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã từng được tiến hành hai lần trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13. Sau khi sửa Nghị quyết 35 thì việc này chỉ được tiến hành duy nhất một lần vào kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ.
Chuyên đề duy nhất được lựa chọn để giám sát tối cao năm sau là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, giai đoạn 2011-2016.
Đây là chuyên đề được 302/396 đại biểu chọn qua phiếu xin ý kiến, cao nhất trong 4 chuyên đề dự kiến.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết về cơ bản, đại biểu Quốc hội tán thành với tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, tập trung vào các nhóm nội dung chính là xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát chuyên đề và xem xét việc thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Một số ý kiến đề nghị xem xét, đưa vào chương trình nội dung lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định tại Nghị quyết 85/2014/QH13 của Quốc hội và xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 6.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân, tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát lại việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm đó.
Đồng thời, theo quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13, Quốc hội cũng sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.
Do đó, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát năm 2018, về giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chỉ giám sát một chuyên đề tại kỳ họp thứ 5, không tổ chức giám sát chuyên đề tại kỳ họp thứ 6 để tập trung cho các nội dung nêu trên.
Đồng thời, bổ sung nội dung lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 6 vào dự thảo nghị quyết.
Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã từng được tiến hành hai lần trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13. Sau khi sửa Nghị quyết 35 thì việc này chỉ được tiến hành duy nhất một lần vào kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ.
Chuyên đề duy nhất được lựa chọn để giám sát tối cao năm sau là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, giai đoạn 2011-2016.
Đây là chuyên đề được 302/396 đại biểu chọn qua phiếu xin ý kiến, cao nhất trong 4 chuyên đề dự kiến.