Cuối năm nay, kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc trở lại?
Cuối năm 2008 kinh tế Mỹ có thể sẽ khởi sắc trở lại, một phần do kết quả của kế hoạch hoàn trả thuế cho người dân và các công ty
Phát biểu tại cuộc điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Ngày 14/2 Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Bernanke thừa nhận kinh tế Mỹ đang ngày càng xấu đi. Đánh giá này đã ngay lập tức tác động tiêu cực vào giới đầu tư, khiến các loại cổ phiếu bị rớt giá.
Ông Bernanke thừa nhận kinh tế Mỹ sẽ trải qua một thời kỳ phát triển ì ạch trong những tháng tới, nhưng vào cuối năm 2008 sẽ khởi sắc trở lại, một phần do kết quả của kế hoạch hoàn trả thuế cho người dân và các công ty.
Những thách thức của nền kinh tế Mỹ
Những thách thức của kinh tế Mỹ gồm: thị trường lao động có chiều hướng khó khăn hơn, giá năng lượng cao, sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán và nhất là cuộc khủng hoảng ngày càng tệ hại trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc...
Thêm một bằng chứng rõ nét về tình trạng ế ẩm trong lĩnh vực kinh doanh nhà đất ở Mỹ, khi Hiệp hội toàn quốc các chủ bất động sản của Mỹ (NAR) ngày 14/2 công bố kết quả điều tra cho biết giá nhà tại thị trường Mỹ trong quý 4/2007 giảm mạnh chưa từng thấy. Trong 3 tháng cuối năm 2007 giá nhà ở Mỹ giảm trung bình 5,8%, mức giảm lớn nhất trong một quý kể từ năm 1979. Giá mỗi ngôi nhà ở Mỹ vào thời điểm cuối năm 2007 chỉ ở mức trung bình 206.200 USD so với 219.300 USD/ngôi cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, một dấu hiệu phản ánh rõ nét về mức thua lỗ nặng do các khoản nợ xấu trong lĩnh vực tín dụng thế chấp là: các tập đoàn ngân hàng và các công ty tài chính của Mỹ đã và sẽ cắt giảm tổng cộng khoảng 52.500 nhân viên. Riêng trong ngày 13/2 có hai tập đoàn là Morgan Stanley và Lehman Brother Holdings Inc. ra thông báo về kế hoạch sa thải tổng cộng 2.300 nhân viên nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính. Một số công ty tài chính và chứng khoán ở New York trong 3 tháng qua cũng đã cắt giảm tổng cộng 3.700 công ăn việc làm...
Ông Bernanke cho biết, đây là những yếu tố tác động tiêu cực vào mức chi tiêu của người tiêu dùng, động lực chính thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế Mỹ. FED đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trong nền kinh tế để sẵn sàng can thiệp, có thể tiếp tục cắt giảm thêm lãi suất các khoản vay nóng giữa các ngân hàng hiện đang ở mức 3%, mức thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi qua.
Nhận định của ông Bernanke đã gây hoang mang giới đầu tư, khiến cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ nhất loạt mất giá mạnh. Trong phiên giao dịch buổi sáng 14/2, cổ phiếu Dow Jones tại thị trường chứng khoán New York giảm 1,9% (151,68 điểm); chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm 30,85 điểm (1,3%), còn 2.343,08 điểm...
Cần có thêm các biện pháp kinh tế
Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Thượng nghị sỹ Christopher Dodd, người chủ trì phiên điều trần 14/2 cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái lớn nhất kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001, do vậy cần phải có thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng về lòng tin cả ở người tiêu dùng và trong giới đầu tư.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế, Tổng thống Mỹ Bush ngày 13/2 đã ký đưa vào thực hiện đạo luật kích thích tài chính trọn gói mà Quốc hội đã thông qua, theo đó bắt đầu từ tháng 5/2008 sẽ hoàn trả thuế năm 2007 tổng cộng 168 tỷ USD cho hơn 130 triệu người dân và các công ty.
Ông Bush cho rằng việc chính phủ liên bang hoàn trả thuế 600 USD cho những người đóng thuế có thu nhập dưới 75.000 USD/năm, 300 USD và 600 USD cho những cá nhân không đóng thuế nhưng có mức thu nhập dưới 3.000 USD/năm là "một liều thuốc kích thích" nhằm chặn đứng nguy cơ suy thoái.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson ngày 13/2 cũng đã công bố chương trình mới mang tên "Dự án Phao cứu hộ" được triển khai bởi Liên minh Hy vọng, một sáng kiến do sáu ngân hàng hàng đầu nước Mỹ chiếm khoảng 50% thị trường cho vay thế chấp của Mỹ gồm: Bank of America, Citigroup, Countrywide Financial, JP Morgan Chase, Washington Mutual và Wells Fargo.
Bộ trưởng Paulson cho biết chương trình nêu trên sẽ sửa đổi các điều khoản cho vay đối với tất cả những đối tượng "có nhiều nguy cơ sắp bị mất nhà nhất" do đã quá hạn trả nợ 90 ngày hoặc nhiều hơn. Những chủ nhà này có thể tiếp xúc với chủ nợ để bày tỏ nguyện vọng giữ lại nhà. Bất kỳ vụ tịch biên nhà nào, dù sắp được tiến hành, cũng sẽ được "ách lại" trong 30 ngày để các chủ nợ xem xét lại các điều khoản cho vay.
Ông Bernanke thừa nhận kinh tế Mỹ sẽ trải qua một thời kỳ phát triển ì ạch trong những tháng tới, nhưng vào cuối năm 2008 sẽ khởi sắc trở lại, một phần do kết quả của kế hoạch hoàn trả thuế cho người dân và các công ty.
Những thách thức của nền kinh tế Mỹ
Những thách thức của kinh tế Mỹ gồm: thị trường lao động có chiều hướng khó khăn hơn, giá năng lượng cao, sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán và nhất là cuộc khủng hoảng ngày càng tệ hại trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc...
Thêm một bằng chứng rõ nét về tình trạng ế ẩm trong lĩnh vực kinh doanh nhà đất ở Mỹ, khi Hiệp hội toàn quốc các chủ bất động sản của Mỹ (NAR) ngày 14/2 công bố kết quả điều tra cho biết giá nhà tại thị trường Mỹ trong quý 4/2007 giảm mạnh chưa từng thấy. Trong 3 tháng cuối năm 2007 giá nhà ở Mỹ giảm trung bình 5,8%, mức giảm lớn nhất trong một quý kể từ năm 1979. Giá mỗi ngôi nhà ở Mỹ vào thời điểm cuối năm 2007 chỉ ở mức trung bình 206.200 USD so với 219.300 USD/ngôi cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, một dấu hiệu phản ánh rõ nét về mức thua lỗ nặng do các khoản nợ xấu trong lĩnh vực tín dụng thế chấp là: các tập đoàn ngân hàng và các công ty tài chính của Mỹ đã và sẽ cắt giảm tổng cộng khoảng 52.500 nhân viên. Riêng trong ngày 13/2 có hai tập đoàn là Morgan Stanley và Lehman Brother Holdings Inc. ra thông báo về kế hoạch sa thải tổng cộng 2.300 nhân viên nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính. Một số công ty tài chính và chứng khoán ở New York trong 3 tháng qua cũng đã cắt giảm tổng cộng 3.700 công ăn việc làm...
Ông Bernanke cho biết, đây là những yếu tố tác động tiêu cực vào mức chi tiêu của người tiêu dùng, động lực chính thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế Mỹ. FED đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trong nền kinh tế để sẵn sàng can thiệp, có thể tiếp tục cắt giảm thêm lãi suất các khoản vay nóng giữa các ngân hàng hiện đang ở mức 3%, mức thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi qua.
Nhận định của ông Bernanke đã gây hoang mang giới đầu tư, khiến cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ nhất loạt mất giá mạnh. Trong phiên giao dịch buổi sáng 14/2, cổ phiếu Dow Jones tại thị trường chứng khoán New York giảm 1,9% (151,68 điểm); chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm 30,85 điểm (1,3%), còn 2.343,08 điểm...
Cần có thêm các biện pháp kinh tế
Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Thượng nghị sỹ Christopher Dodd, người chủ trì phiên điều trần 14/2 cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái lớn nhất kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001, do vậy cần phải có thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng về lòng tin cả ở người tiêu dùng và trong giới đầu tư.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế, Tổng thống Mỹ Bush ngày 13/2 đã ký đưa vào thực hiện đạo luật kích thích tài chính trọn gói mà Quốc hội đã thông qua, theo đó bắt đầu từ tháng 5/2008 sẽ hoàn trả thuế năm 2007 tổng cộng 168 tỷ USD cho hơn 130 triệu người dân và các công ty.
Ông Bush cho rằng việc chính phủ liên bang hoàn trả thuế 600 USD cho những người đóng thuế có thu nhập dưới 75.000 USD/năm, 300 USD và 600 USD cho những cá nhân không đóng thuế nhưng có mức thu nhập dưới 3.000 USD/năm là "một liều thuốc kích thích" nhằm chặn đứng nguy cơ suy thoái.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson ngày 13/2 cũng đã công bố chương trình mới mang tên "Dự án Phao cứu hộ" được triển khai bởi Liên minh Hy vọng, một sáng kiến do sáu ngân hàng hàng đầu nước Mỹ chiếm khoảng 50% thị trường cho vay thế chấp của Mỹ gồm: Bank of America, Citigroup, Countrywide Financial, JP Morgan Chase, Washington Mutual và Wells Fargo.
Bộ trưởng Paulson cho biết chương trình nêu trên sẽ sửa đổi các điều khoản cho vay đối với tất cả những đối tượng "có nhiều nguy cơ sắp bị mất nhà nhất" do đã quá hạn trả nợ 90 ngày hoặc nhiều hơn. Những chủ nhà này có thể tiếp xúc với chủ nợ để bày tỏ nguyện vọng giữ lại nhà. Bất kỳ vụ tịch biên nhà nào, dù sắp được tiến hành, cũng sẽ được "ách lại" trong 30 ngày để các chủ nợ xem xét lại các điều khoản cho vay.