“Cứu tinh” Trung Quốc đỡ Phố Wall phục hồi
Giới đầu cơ cổ phiếu quốc tế đang hy vọng Trung Quốc sẽ đổ tiền mua nợ Italy
Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần nhờ sự phục hồi khá mạnh vào cuối ngày. Giới đầu cơ hy vọng Italy có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc, theo đó giảm bớt những lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực châu Âu.
Thị trường mở cửa lao dốc mạnh do các ngân hàng hàng đầu của Pháp có khả năng bị tổ chức Moody's hạ bậc tín dụng. Tuy nhiên, các chỉ số chính hồi phục khá mạnh, sau khi có một số thông tin kinh tế lạc quan từ châu Âu, đặc biệt là việc tờ Financial Times cho biết Trung Quốc có thể mua nợ của Italy.
Chốt phiên giao dịch ngày 12/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,99 điểm, tương ứng 0,63%, lên 11.061,12 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 8,04 điểm, tương ứng 0,70%, lên 1.162,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 27,10 điểm, tương ứng 1,10%, lên 2.495,09 điểm.
Chỉ số Nasdaq Composite dẫn đầu về mức tăng điểm, là nhờ sự đi lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ. Trong đó, đáng chú ý có cổ phiếu của NetLogic Microsystems Inc tăng tới 50,8%, sau khi hãng sản xuất chip không dây Broadcom Corp đồng ý mua công ty này với giá 3,7 tỷ USD. Chỉ số bán dẫn tăng 3%.
Lĩnh vực tài chính có mức tăng điểm tốt nhất trong số các nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500. Chỉ số S&P khu vực tài chính tăng 1,2%. Trước đó, nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng tín dụng ở châu Âu có thể sẽ tác động lên các ngân hàng Mỹ đã nhấn chìm nhóm cổ phiếu này trong nhiều tháng, đẩy một số mã xuống mức rất thấp.
Hôm qua, thị trường còn nhận được tín hiệu tích cực từ việc các quan chức châu Âu cho biết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner sẽ tham dự một cuộc họp cùng với các quan chức đồng nhiệm khu vực đồng tiền chung châu Âu vào thứ 6 tới để cho thấy sự đoàn kết trong việc cùng nhau đương đầu với tình trạng suy thoái.
Khoảng 8,3 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq trong phiên hôm qua, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,6 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Tuy nhiên, số mã cổ phiếu giảm điểm vẫn vượt trội số tăng điểm trên sàn New York với tỷ lệ 15/14, còn ở sàn Nasdaq thì ngược lại với tỷ lệ tăng/giảm là 7/6.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục đi xuống mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh quốc hạ 85,03 điểm, tương ứng 1,63%, xuống còn 5.1.29,62 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 117,60 điểm, tương ứng 2,27%, xuống còn 5.072,33 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt tới 119,78 điểm, tương ứng 4,03%, xuống 2.854,81 điểm.
Chịu áp lực từ phiên lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu cuối tuần qua cùng những tin đồn trên thị trường về khả năng Hy Lạp sẽ bị vỡ nợ và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu có thể lan rộng, đe dọa tới độ an toàn của các hệ thống tài chính ngân hàng, các sàn châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 2,3% xuống 118,03 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Chỉ số này đã để mất 8,6% trong tháng trước do những lo ngại về tăng trưởng ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu. Khối lượng giao dịch thấp do một số thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đóng cửa nghỉ lễ.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông lao mạnh, khi chỉ số Hang Seng giảm tới 836,09 điểm, tương ứng 4,21%, xuống còn 19.030,50 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản sụt 201,99 điểm, tương ứng 2,31% xuống còn 8.535,67 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 81,52 điểm, tương ứng 2,89%, xuống còn 2.743,58 điểm.
Thị trường mở cửa lao dốc mạnh do các ngân hàng hàng đầu của Pháp có khả năng bị tổ chức Moody's hạ bậc tín dụng. Tuy nhiên, các chỉ số chính hồi phục khá mạnh, sau khi có một số thông tin kinh tế lạc quan từ châu Âu, đặc biệt là việc tờ Financial Times cho biết Trung Quốc có thể mua nợ của Italy.
Chốt phiên giao dịch ngày 12/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,99 điểm, tương ứng 0,63%, lên 11.061,12 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 8,04 điểm, tương ứng 0,70%, lên 1.162,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 27,10 điểm, tương ứng 1,10%, lên 2.495,09 điểm.
Chỉ số Nasdaq Composite dẫn đầu về mức tăng điểm, là nhờ sự đi lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ. Trong đó, đáng chú ý có cổ phiếu của NetLogic Microsystems Inc tăng tới 50,8%, sau khi hãng sản xuất chip không dây Broadcom Corp đồng ý mua công ty này với giá 3,7 tỷ USD. Chỉ số bán dẫn tăng 3%.
Lĩnh vực tài chính có mức tăng điểm tốt nhất trong số các nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500. Chỉ số S&P khu vực tài chính tăng 1,2%. Trước đó, nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng tín dụng ở châu Âu có thể sẽ tác động lên các ngân hàng Mỹ đã nhấn chìm nhóm cổ phiếu này trong nhiều tháng, đẩy một số mã xuống mức rất thấp.
Hôm qua, thị trường còn nhận được tín hiệu tích cực từ việc các quan chức châu Âu cho biết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner sẽ tham dự một cuộc họp cùng với các quan chức đồng nhiệm khu vực đồng tiền chung châu Âu vào thứ 6 tới để cho thấy sự đoàn kết trong việc cùng nhau đương đầu với tình trạng suy thoái.
Khoảng 8,3 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq trong phiên hôm qua, cao hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,6 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Tuy nhiên, số mã cổ phiếu giảm điểm vẫn vượt trội số tăng điểm trên sàn New York với tỷ lệ 15/14, còn ở sàn Nasdaq thì ngược lại với tỷ lệ tăng/giảm là 7/6.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục đi xuống mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh quốc hạ 85,03 điểm, tương ứng 1,63%, xuống còn 5.1.29,62 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 117,60 điểm, tương ứng 2,27%, xuống còn 5.072,33 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt tới 119,78 điểm, tương ứng 4,03%, xuống 2.854,81 điểm.
Chịu áp lực từ phiên lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu cuối tuần qua cùng những tin đồn trên thị trường về khả năng Hy Lạp sẽ bị vỡ nợ và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu có thể lan rộng, đe dọa tới độ an toàn của các hệ thống tài chính ngân hàng, các sàn châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 2,3% xuống 118,03 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Chỉ số này đã để mất 8,6% trong tháng trước do những lo ngại về tăng trưởng ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu. Khối lượng giao dịch thấp do một số thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đóng cửa nghỉ lễ.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông lao mạnh, khi chỉ số Hang Seng giảm tới 836,09 điểm, tương ứng 4,21%, xuống còn 19.030,50 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản sụt 201,99 điểm, tương ứng 2,31% xuống còn 8.535,67 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 81,52 điểm, tương ứng 2,89%, xuống còn 2.743,58 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.992,10 | 11.061,10 | 68,99 | 0,63 |
S&P 500 | 1.154,23 | 1.162,27 | 8,04 | 0,70 | |
Nasdaq | 2.467,99 | 2.495,09 | 27,10 | 1,10 | |
Anh | FTSE 100 | 5.214,65 | 5.129,62 | 85,03 | 1,63 |
Pháp | CAC 40 | 2.974,59 | 2.854,81 | 119,78 | 4,03 |
Đức | DAX | 5.189,93 | 5.072,33 | 117,60 | 2,27 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.737,66 | 8.535,67 | 201,99 | 2,31 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.866,60 | 19.030,50 | 836,09 | 4,21 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.497,75 | |||
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.610,57 | |||
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.812,93 | |||
Singapore | Straits Times | 2.825,10 | 2.743,58 | 81,52 | 2,89 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |