Đã dự kiến các bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội
Danh sách 5 vị bộ trưởng, trưởng ngành được dự kiến sẽ trả lời chất vấn đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội
Ngày 6/6, danh sách 5 vị bộ trưởng, trưởng ngành được dự kiến sẽ trả lời chất vấn đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Đó là bộ trưởng các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, cùng Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Các đại biểu được đề nghị chọn 4 trong số 5 vị này để chất vấn trực tiếp tại hội trường trong hai ngày.
Sau đó, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề được đại biểu cùng cử tri quan tâm và trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, vẫn có thể có thêm vị bộ trưởng, trưởng ngành khác được chọn vào danh sách chính thức sẽ trả lời chất vấn. Bởi ở kỳ họp cuối năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng không có tên trong danh sách dự kiến nhưng lại nằm ở danh sách chính thức.
Các nhóm vấn đề sẽ chất vấn các vị được chọn cũng đã được dự kiến.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sẽ trả lời về biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu nông sản.
Nhóm vấn đề thứ hai dành cho Bộ trưởng Cao Đức Phát là cơ chế chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cuối cùng là công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thức ăn chăn nuôi để hạn chế tiêu cực và thúc đẩy sản xuất.
Trong nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son có trách nhiệm của Bộ trưởng với việc quản lý thông tin các trang mạng xã hội của tổ chức và cá nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng được dự kiến trả lời về vai trò quản lý của Bộ về thị trường truyền thông, quản lý tần số, an ninh mạng…
Giải pháp tăng cường phát huy mặt tích cực của công tác tuyên truyền về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác quản lý nhà nước về báo chí để hạn chế tiêu cực như đưa tin sai sự thật, giật gân… cũng nằm trong nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Son.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng được dự kiến ba nhóm vấn đề liên quan đến khắc phục tồn tại về sự “xuống cấp” đạo đức, văn hóa trong xã hội, hạn chế trong công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa…
Nhóm vấn đề dành cho Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình liên quan đến tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm gắn với trách nhiệm của ngành.
Như thường lệ, các thành viên chính phủ và nhiều vị bộ trưởng, trưởng ngành khác cũng nằm trong danh sách sẵn sàng “chia lửa” với các vị sẽ được chọn đăng đàn.
Theo nghị trình, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ bắt đầu từ chiều 12/6. Sau khi Quốc hội nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Trong cả ngày 13 và 14/6, các phiên chất vấn sẽ tiếp tục được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Đó là bộ trưởng các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, cùng Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Các đại biểu được đề nghị chọn 4 trong số 5 vị này để chất vấn trực tiếp tại hội trường trong hai ngày.
Sau đó, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề được đại biểu cùng cử tri quan tâm và trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, vẫn có thể có thêm vị bộ trưởng, trưởng ngành khác được chọn vào danh sách chính thức sẽ trả lời chất vấn. Bởi ở kỳ họp cuối năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng không có tên trong danh sách dự kiến nhưng lại nằm ở danh sách chính thức.
Các nhóm vấn đề sẽ chất vấn các vị được chọn cũng đã được dự kiến.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sẽ trả lời về biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu nông sản.
Nhóm vấn đề thứ hai dành cho Bộ trưởng Cao Đức Phát là cơ chế chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cuối cùng là công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thức ăn chăn nuôi để hạn chế tiêu cực và thúc đẩy sản xuất.
Trong nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son có trách nhiệm của Bộ trưởng với việc quản lý thông tin các trang mạng xã hội của tổ chức và cá nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng được dự kiến trả lời về vai trò quản lý của Bộ về thị trường truyền thông, quản lý tần số, an ninh mạng…
Giải pháp tăng cường phát huy mặt tích cực của công tác tuyên truyền về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác quản lý nhà nước về báo chí để hạn chế tiêu cực như đưa tin sai sự thật, giật gân… cũng nằm trong nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Son.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng được dự kiến ba nhóm vấn đề liên quan đến khắc phục tồn tại về sự “xuống cấp” đạo đức, văn hóa trong xã hội, hạn chế trong công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa…
Nhóm vấn đề dành cho Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình liên quan đến tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm gắn với trách nhiệm của ngành.
Như thường lệ, các thành viên chính phủ và nhiều vị bộ trưởng, trưởng ngành khác cũng nằm trong danh sách sẵn sàng “chia lửa” với các vị sẽ được chọn đăng đàn.
Theo nghị trình, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ bắt đầu từ chiều 12/6. Sau khi Quốc hội nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Trong cả ngày 13 và 14/6, các phiên chất vấn sẽ tiếp tục được phát thanh, truyền hình trực tiếp.