Bộ trưởng Bùi Quang Vinh “tự kiểm điểm” lời hứa
“Tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư báo cáo về tình hình thực hiện lời hứa qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3
Sau hai bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, đến lượt Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh vừa gửi đến Quốc hội báo cáo về tình hình thực hiện lời hứa qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3.
Nội dung được đề cập tại báo cáo khá rộng, bao gồm 13 nội dung lớn, từ thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế đến thanh tra, kiểm tra đầu tư công…
Loại 10 sân golf khỏi danh mục quy hoạch
Liên quan đến đề án tái cơ cấu nền kinh tế - một nội dung đã nhận được khá nhiều lời phê từ chính các vị đại biểu Quốc hội về sự chậm trễ, ông Vinh cho hay, Bộ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Hiện nay, Bộ đang dự thảo quyết định trình Thủ tướng phân công công việc cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện.
Với cải cách doanh nghiệp nhà nước, một trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, ông Vinh cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tích cực chủ trì, phối hợp soạn thảo nghị định về quản lý, giám sát các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng. Đồng thời triển khai nghiên cứu, xây dựng để trình đề án “Tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước”, trong đó đề xuất mô hình cơ quan quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Thực hiện lời hứa về công tác quy hoạch, báo cáo cho hay đã xây dựng và gửi xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương có liên quan và đang chuẩn bị các bước chuẩn bị thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển hành lang Lạng Sơn - Hà Nội - Tp.HCM - Mộc Bài; dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào giữa năm 2013.
Đáng chú ý là trong quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sân golf, theo Bộ trưởng đã đạt được đạt được kết quả quan trọng. Theo quy hoạch được phê duyệt, cả nước có 90 sân nằm trên địa bàn 34/63 tỉnh, thành phố. Sau khi rà soát đã loại ra 76 sân, thu hồi lại trên 15.600 ha đất các loại so với trước khi có quy hoạch sân golf.
Đến nay, trong số 90 sân nằm trong quy hoạch được duyệt có 29 sân đã đưa vào khai thác, sử dụng, 22 sân hiện đang xây dựng, 29 sân được cấp giấy phép đầu tư và có chủ trương đầu tư. 10 sân golf không đáp ứng tiêu chí, điều kiện hình thành theo quy định nên đã được đề nghị đưa ra khỏi danh mục quy hoạch.
Thay đổi tư duy đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là nội dung được Bộ trưởng Vinh "tự kiểm điểm".
Theo đó, một loạt các giải pháp đã được đề xuất để thu hút đầu tư như, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh, áp dụng ưu đãi đầu tư theo dự án và áp dụng đối với cả các dự án tăng vốn mở rộng sản xuất; bổ sung ưu đãi đặc thù cho ngành công nghiệp hỗ trợ; xem xét điều chỉnh giãn lộ trình tăng giá đất, hệ số bồi thường; điều chỉnh tiêu chí công nghệ cao theo hướng giảm bớt tiêu chí để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; đổi mới công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý dự án sau cấp phép; ban hành các quy định để quản lý về môi trường, khoa học công nghệ;...
Trong hoàn thiện chính sách về hợp tác công tư PPP, theo báo cáo của Bộ trưởng Vinh, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức xây dựng dự thảo lần 3 quy chế đầu tư theo hình thức PPP để xin ý kiến rộng rãi và tiếp tục hoàn chỉnh, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Dự kiến trong tháng 6/2013, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ bản dự thảo cuối cùng.
Dự thảo Luật Đầu tư công cũng đã được tích cực nghiên cứu soạn thảo theo hướng tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và chủ đầu tư trong lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án, trên cơ sở đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, đầu tư tập trung, chống dàn trải, thất thoát, lãng phí.
Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp liên quan từ khâu quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến quá trình khai thác, vận hành dự án. Chuyển dần từ tư duy quản lý quá trình đầu tư sang việc quản lý dựa vào kết quả và hiệu quả đầu tư. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên cơ sở kết hợp giữa tiền kiểm và hậu kiểm.
Vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, năm 2012, thanh tra Bộ và các đơn vị thuộc Bộ đã tiến hành 43/65 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác phân bổ, quản lý và thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thanh tra các sở kế hoạch và đầu tư đã tiến hành 296/693 cuộc thanh tra có nội dung về đầu tư công.
Qua đó đã phát hiện ra một số tồn tại, hạn chế và kiến nghị các bộ, ngành và địa phương đôn đốc thực hiện việc xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định của pháp luật; chấn chỉnh công tác lựa chọn và phê duyệt đề xuất dự án đầu tư cho sát với thực tế và phù hợp với quy hoạch cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện đúng quy định pháp luật trong công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư); cấp giấy chứng nhận đầu tư và ký kết hợp đồng thực hiện dự án.
Nội dung được đề cập tại báo cáo khá rộng, bao gồm 13 nội dung lớn, từ thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế đến thanh tra, kiểm tra đầu tư công…
Loại 10 sân golf khỏi danh mục quy hoạch
Liên quan đến đề án tái cơ cấu nền kinh tế - một nội dung đã nhận được khá nhiều lời phê từ chính các vị đại biểu Quốc hội về sự chậm trễ, ông Vinh cho hay, Bộ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Hiện nay, Bộ đang dự thảo quyết định trình Thủ tướng phân công công việc cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện.
Với cải cách doanh nghiệp nhà nước, một trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, ông Vinh cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tích cực chủ trì, phối hợp soạn thảo nghị định về quản lý, giám sát các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng. Đồng thời triển khai nghiên cứu, xây dựng để trình đề án “Tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước”, trong đó đề xuất mô hình cơ quan quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Thực hiện lời hứa về công tác quy hoạch, báo cáo cho hay đã xây dựng và gửi xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương có liên quan và đang chuẩn bị các bước chuẩn bị thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển hành lang Lạng Sơn - Hà Nội - Tp.HCM - Mộc Bài; dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào giữa năm 2013.
Đáng chú ý là trong quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sân golf, theo Bộ trưởng đã đạt được đạt được kết quả quan trọng. Theo quy hoạch được phê duyệt, cả nước có 90 sân nằm trên địa bàn 34/63 tỉnh, thành phố. Sau khi rà soát đã loại ra 76 sân, thu hồi lại trên 15.600 ha đất các loại so với trước khi có quy hoạch sân golf.
Đến nay, trong số 90 sân nằm trong quy hoạch được duyệt có 29 sân đã đưa vào khai thác, sử dụng, 22 sân hiện đang xây dựng, 29 sân được cấp giấy phép đầu tư và có chủ trương đầu tư. 10 sân golf không đáp ứng tiêu chí, điều kiện hình thành theo quy định nên đã được đề nghị đưa ra khỏi danh mục quy hoạch.
Thay đổi tư duy đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là nội dung được Bộ trưởng Vinh "tự kiểm điểm".
Theo đó, một loạt các giải pháp đã được đề xuất để thu hút đầu tư như, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh, áp dụng ưu đãi đầu tư theo dự án và áp dụng đối với cả các dự án tăng vốn mở rộng sản xuất; bổ sung ưu đãi đặc thù cho ngành công nghiệp hỗ trợ; xem xét điều chỉnh giãn lộ trình tăng giá đất, hệ số bồi thường; điều chỉnh tiêu chí công nghệ cao theo hướng giảm bớt tiêu chí để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; đổi mới công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý dự án sau cấp phép; ban hành các quy định để quản lý về môi trường, khoa học công nghệ;...
Trong hoàn thiện chính sách về hợp tác công tư PPP, theo báo cáo của Bộ trưởng Vinh, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức xây dựng dự thảo lần 3 quy chế đầu tư theo hình thức PPP để xin ý kiến rộng rãi và tiếp tục hoàn chỉnh, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Dự kiến trong tháng 6/2013, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ bản dự thảo cuối cùng.
Dự thảo Luật Đầu tư công cũng đã được tích cực nghiên cứu soạn thảo theo hướng tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và chủ đầu tư trong lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án, trên cơ sở đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, đầu tư tập trung, chống dàn trải, thất thoát, lãng phí.
Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp liên quan từ khâu quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến quá trình khai thác, vận hành dự án. Chuyển dần từ tư duy quản lý quá trình đầu tư sang việc quản lý dựa vào kết quả và hiệu quả đầu tư. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên cơ sở kết hợp giữa tiền kiểm và hậu kiểm.
Vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, năm 2012, thanh tra Bộ và các đơn vị thuộc Bộ đã tiến hành 43/65 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác phân bổ, quản lý và thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thanh tra các sở kế hoạch và đầu tư đã tiến hành 296/693 cuộc thanh tra có nội dung về đầu tư công.
Qua đó đã phát hiện ra một số tồn tại, hạn chế và kiến nghị các bộ, ngành và địa phương đôn đốc thực hiện việc xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định của pháp luật; chấn chỉnh công tác lựa chọn và phê duyệt đề xuất dự án đầu tư cho sát với thực tế và phù hợp với quy hoạch cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện đúng quy định pháp luật trong công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư); cấp giấy chứng nhận đầu tư và ký kết hợp đồng thực hiện dự án.