Đã thay đổi toàn bộ lãnh đạo cao cấp Agribank
Toàn bộ lãnh đạo cao cấp Agribank đã thay đổi theo yêu cầu tái cơ cấu
Như VnEconomy đề cập ở bài viết gần đây, thông tin về quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng thời gian qua còn để ngỏ kết quả ở khối ngân hàng thương mại nhà nước.
Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chiều nay (29/9), đại biểu Quốc hội cũng đã đặt câu hỏi cụ thể về kết quả tái cơ cấu khối ngân hàng trên.
Đây là khối chiếm tới trên dưới 50% thị phần các mặt hoạt động trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, nên yêu cầu và kết quả tái cơ cấu có ảnh hưởng lớn đối với kết quả chung.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận, thời gian qua sự chú ý trên thị trường vẫn có cảm giác là chỉ tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Nhưng quá trình tái cơ cấu là có trên diện rộng, bao gồm toàn bộ các tổ chức tín dụng.
Đến nay, tất cả các ngân hàng thương mại đều phải xây dựng đề án tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước thẩm định. Riêng khối quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt đề án của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); đang hoàn thiện để phê duyệt phương án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
Dù tiến độ trên là chậm, song khối quốc doanh cũng đã thực hiện được một bước quan trọng là tiến hành cổ phần hóa; 4 thành viên gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và MHB đã cổ phần hóa xong, mà kết quả Thống đốc Bình nói là “ngoài sức mong đợi”, do thị trường chứng khoán khó khăn.
Đặc biệt, kế hoạch tái cơ cấu Agribank được ông Bình nhấn mạnh ở yêu cầu phải xử lý, mức độ quyết liệt và mục tiêu đề ra.
Trả lời chất vấn, Thống đốc cho biết Agribank là ngân hàng có rất nhiều yếu kém trước đây, để lại hậu quả nặng nề. Theo đó, việc tái cơ cấu ngân hàng này có hẳn một đề án lớn, tách ra 8 đề án nhỏ để dễ triển khai, hiện đã được Chính phủ phê duyệt.
Thực hiện tái cơ cấu, toàn bộ bộ máy quản trị, hội đồng thành viên, ban điều hành, ban kiểm soát đã được thay đổi, mà Thống đốc dẫn một cách nói quen thuộc trong đời sống là “thay máu” quản trị điều hành.
“Cán bộ của Agribank cũng có phần xao xuyến, nhưng phải quyết tâm làm”, Thống đốc nói, với mục tiêu để ngân hàng này tập trung nhiệm vụ chung với ngành, với phát triển nông nghiệp nông thôn.
Kết quả tái cơ cấu Agribank bước đầu cũng có chuyển biến. Năm nay, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này có thể tăng 7-8%, chủ yếu tập trung cho nông nghiệp nông thôn. Trước đây, do hoạt động đa năng, nhiều ngành nghề, đặc biệt tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM dẫn đến nợ xấu Agribank cao.
Hiện tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank đã được nâng lên trên 70%. Trong 1-2 năm tới, yêu cầu đặt ra là tiếp tục nâng tỷ trọng này lên trên 80%.
Bởi theo Thống đốc Bình, Agribank là một hệ thống lớn, gắn bó mật thiết với phát triển kinh tế của các địa phương, thậm chí là chỗ dựa chủ yếu về nguồn vốn của một số địa phương.
Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chiều nay (29/9), đại biểu Quốc hội cũng đã đặt câu hỏi cụ thể về kết quả tái cơ cấu khối ngân hàng trên.
Đây là khối chiếm tới trên dưới 50% thị phần các mặt hoạt động trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, nên yêu cầu và kết quả tái cơ cấu có ảnh hưởng lớn đối với kết quả chung.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận, thời gian qua sự chú ý trên thị trường vẫn có cảm giác là chỉ tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Nhưng quá trình tái cơ cấu là có trên diện rộng, bao gồm toàn bộ các tổ chức tín dụng.
Đến nay, tất cả các ngân hàng thương mại đều phải xây dựng đề án tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước thẩm định. Riêng khối quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt đề án của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); đang hoàn thiện để phê duyệt phương án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
Dù tiến độ trên là chậm, song khối quốc doanh cũng đã thực hiện được một bước quan trọng là tiến hành cổ phần hóa; 4 thành viên gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và MHB đã cổ phần hóa xong, mà kết quả Thống đốc Bình nói là “ngoài sức mong đợi”, do thị trường chứng khoán khó khăn.
Đặc biệt, kế hoạch tái cơ cấu Agribank được ông Bình nhấn mạnh ở yêu cầu phải xử lý, mức độ quyết liệt và mục tiêu đề ra.
Trả lời chất vấn, Thống đốc cho biết Agribank là ngân hàng có rất nhiều yếu kém trước đây, để lại hậu quả nặng nề. Theo đó, việc tái cơ cấu ngân hàng này có hẳn một đề án lớn, tách ra 8 đề án nhỏ để dễ triển khai, hiện đã được Chính phủ phê duyệt.
Thực hiện tái cơ cấu, toàn bộ bộ máy quản trị, hội đồng thành viên, ban điều hành, ban kiểm soát đã được thay đổi, mà Thống đốc dẫn một cách nói quen thuộc trong đời sống là “thay máu” quản trị điều hành.
“Cán bộ của Agribank cũng có phần xao xuyến, nhưng phải quyết tâm làm”, Thống đốc nói, với mục tiêu để ngân hàng này tập trung nhiệm vụ chung với ngành, với phát triển nông nghiệp nông thôn.
Kết quả tái cơ cấu Agribank bước đầu cũng có chuyển biến. Năm nay, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này có thể tăng 7-8%, chủ yếu tập trung cho nông nghiệp nông thôn. Trước đây, do hoạt động đa năng, nhiều ngành nghề, đặc biệt tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM dẫn đến nợ xấu Agribank cao.
Hiện tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank đã được nâng lên trên 70%. Trong 1-2 năm tới, yêu cầu đặt ra là tiếp tục nâng tỷ trọng này lên trên 80%.
Bởi theo Thống đốc Bình, Agribank là một hệ thống lớn, gắn bó mật thiết với phát triển kinh tế của các địa phương, thậm chí là chỗ dựa chủ yếu về nguồn vốn của một số địa phương.