Đại biểu Quốc hội góp ý về việc triển khai "cứu trợ" doanh nghiệp
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương cho rằng việc triển khai gói hỗ trợ cho Vietnam Airlines được triển khai quá chậm
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 11, sáng ngày 29/3, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ.
Góp ý vào báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) khẳng định những thành tựu mà Chính phủ đã tạo ra trong nhiệm kỳ vừa qua là "rất to lớn và rất đáng ghi nhận". Đại biểu cũng ghi nhận sự quan tâm và quyết liệt của Chính phủ trong việc đôn đốc các bộ, ngành xử lý hàng trăm các thủ tục rườm rà, dỡ bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương cũng chỉ ra một số tồn tại trong việc xây dựng môi trường thông thoáng hơn cho doanh nghiệp phát triển, trong đó có việc hỗ trợ cho hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng như là các doanh nghiệp hàng không trong nước.
"Khi phát biểu về nội dung này tại kỳ họp thứ 10, tôi đã khẳng định không chỉ Vietnam Airlines mà các doanh nghiệp hàng không chịu một sự mất mát khá nhiều trong dịch bệnh Covid-19. Các hãng hàng không đều cần một sự hỗ trợ của Chính phủ", đại biểu Cương nhắc lại. "Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài Vietnam Airlines, các doanh nghiệp đều chưa được Chính phủ cũng như Quốc hội xem xét".
Đại biểu Cương cho biết ngay cả Vietnam Airlines được nhận gói hỗ trợ tài chính theo Nghị quyết số 135 của Quốc hội, nhất là sau khi Nghị quyết số 194 của Chính phủ, việc triển khai giải ngân vẫn quá chậm.
"Dù lý do gì đi chăng nữa thì việc chậm vẫn hoàn chậm, khó khăn cho Vietnam Airlines vẫn chưa được tháo gỡ một cách căn bản. Những rủi ro về mặt pháp lý trong Vietnam Airlines cũng như cả Chính phủ đều cần phải được xem xét một cách nghiêm túc", đại biểu đoàn Ninh Thuận nhấn mạnh.
Mới đây, ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định tái cấp vốn 4.000 tỷ USD cho khoản vay của Vietnam Airlines. Đại biểu Cương cho rằng đây là động thái giúp cho Vietnam Airlines sớm hơn trong việc phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh vấn đề chậm triển khai "cứu trợ" cho doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương cũng góp ý về những tồn tại trong việc cắt giảm thủ tục, kinh doanh. Đại biểu cho biết việc chuyển đổi mô hình công ty, cấp giấy phép kinh doanh, cũng như thay đổi vốn điều lệ hiện phải mất thủ tục khoảng 15 tháng.
"Việc xin điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi vốn đầu tư trên 10% theo quy định của pháp luật thẩm định và phê duyệt hồ sơ cũng rất dài", đại biểu cho biết.