Đại biểu Quốc hội lo chính sách tiền tệ… “phanh gấp”
Tăng trưởng tín dụng đã lên 33,29%, có dự tính có thể lên 40% năm nay, và sau đó là lo ngại cú “phanh gấp” như cuối năm 2007
Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đã lên 33,29%, có dự tính có thể lên 40% năm nay, và sau đó là lo ngại cú “phanh gấp” như cuối năm 2007.
Như dự kiến, cơn sốt giá vàng, căng thẳng ngoại tệ, chính sách hỗ trợ lãi suất là những nội dung chính được các đại biểu tập trung chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu sáng nay (17/11).
“Lịch sử” cuối năm 2007 có lặp lại?
Đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng đã lên mức 33,29% so với cuối năm 2008. Trong hai tháng còn lại của năm, tốc độ sẽ chậm lại (theo lời của Thống đốc), nhưng dự tính sẽ ở mức cao.
Giả thiết mà đại biểu Phạm Thị Loan đưa ra chất vấn Thống đốc là liệu cuối năm mức tăng trưởng này lên tới 40% thì có hay không việc thắt chặt chính sách tiền tệ đột ngột như cuối năm 2007 khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng?
Đó cũng là mối quan tâm của đại biểu Dương Hồng Sơn (Hà Nội), bởi hơn ai hết các doanh nghiệp thấm thía con số 53% tăng trưởng tín dụng năm 2007 và ngay sau đó là lạm phát đột biến và chính sách tiền tệ “phanh” đột ngột. Đại biểu Sơn cho rằng, hiện lãi suất đã giảm xuống mức thấp so với năm 2008, nhưng đó là những gì “trả lại” cho sự leo thang và khó khăn doanh nghiệp gặp phải trước đó.
Giải đáp những lo ngại trên, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2007, tăng trưởng tín dụng và lạm phát đột biến trước hết do có nguồn nguồn tệ vào mạnh, tác động tới cán cân tổng thể thặng dư tới 10,17 tỷ USD, Ngân hàng Nhà nước phải mua lại nguồn ngoại tệ này và làm cung tiền.
Trong năm 2009, nguồn vốn cho nền kinh tế chủ yếu do các tổ chức tín dụng huy động nên hạn chế sự tác động của cung tiền tới lạm phát. Và trong điều kiện kinh tế trong và ngoài nước hiện này, Thống đốc khẳng định trong thời gian tới sẽ chưa thắt chặt tiền tệ mà chỉ nới lỏng một cách thận trọng.
“Còn tín hiệu biến động về lạm phát thì công cụ đầu tiên là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đến nay tỷ lệ này đã hạ rất thấp. Khi xuất hiện lạm phát thì bao giờ cũng trần lãi suất, đó là cách làm kinh điển và không có cách làm nào khác”, Thống đốc nói.
Còn năm nay, về tình hình lạm phát, dù còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng Thống đốc nói rằng: “Đảng, Chính phủ, Nhà nước đã kết luận chúng ta chống lạm phát thành công. Các tổ chức tài chính quốc tế, thế giới họ đánh giá cao chúng ta kiểm soát lạm phát trong điều kiện cả thế giới biến động, trong nước cũng thế”.
Trong khi đó, để rõ hơn, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn lật lại việc điều hành của chính sách tiền tệ cuối năm 2007 với nhận định: “Chúng tôi đánh giá và các doanh nghiệp đánh giá quyết định thắt chặt tiền tệ quá đột ngột và mức độ cao vào cuối năm 2007 là một quyết định chưa đúng. Vì thế cho nên chúng tôi đặt vấn đề là vấn đề đánh giá như thế có đúng hay không? Đúng thì trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đến đâu và quan trọng nhất là biện pháp để sau này không mắc lại những tình trạng như vậy nữa là gì””.
Những câu hỏi trên vẫn để ngỏ, do Thống đốc chưa đề cập cụ thể trong phần trả lời.
Nhiều áp lực lên chính sách tỷ giá
Không mới, Thống đốc cũng đã nhiều lần trả lời phỏng vấn báo giới về câu chuyện căng thẳng ngoại tệ, nhưng một lần nữa đây là nội dung trọng tâm của các chất vấn.
Lần thứ hai đại biểu Phạm Thị Loan nhắc lại loạt câu hỏi: vì sao doanh nghiệp mua ngoại tệ rất khó khăn, đặc biệt là USD; người có ngoại tệ không muốn bán, găm giữ, nâng giá, doanh nghiệp mua phải thêm chi phí không có chứng từ? Tỷ giá hiện nay không phản ánh được thực tế, kể cả có biên độ +/-5%? Tỷ giá đã thực sự dựa trên quan hệ cung - cầu chưa? Giải pháp dài hạn để ổn định, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh?
Thống đốc giải thích rằng chính sách điều hành tỷ giá hiện nay chịu nhiều áp lực, từ cân đối cung - cầu, tác động của các nguồn vốn, chịu ảnh hưởng của những chính sách khác và cả yêu cầu cân nhắc các lợi ích.
“Cơ cấu nền kinh tế hơn 20 năm nay chúng ta vẫn là nhập siêu, ngoại thương là chủ yếu. Nhập siêu liên tục như thế. Năm ngoái còn những vấn đề giải quyết chưa xong. Cả Quốc hội và Chính phủ cũng công bố chúng ta có 4 cái giảm: một là giảm xuất khẩu, hai là giảm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ba là giảm chuyển tiền kiều hối, bốn là giảm du lịch. Bốn cái giảm này trong điều kiện chúng ta khó khăn về ngoại tệ, chúng ta tiếp tục có những khó khăn mới”, Thống đốc nói.
Ngoài ra, theo ông, trong điều hành chính sách vĩ mô, muốn đạt được mục tiêu lớn hơn là ngăn chặn được suy giảm và duy trì phát triển sản xuất, nới lỏng chính sách tiền tệ cũng gây áp lực.
Thống đốc cho biết, thời gian qua ông nhận được nhiều ý kiến cho rằng nên tiếp tục phá giá VND. Tuy nhiên, lo ngại mà nhà điều hành xác định là còn có những nguy cơ khác. “Tôi nói ví dụ nguy cơ đầu tiên là nợ quốc gia bằng ngoại tệ của chúng ta hiện nay là rất lớn chứ không còn nhỏ bé như những năm trước. Nguy cơ thứ hai cho các doanh nghiệp là nợ ngoại tệ của doanh nghiệp hiện nay cũng không phải là nhỏ, tôi không nói phần nợ nước ngoài, chỉ trong nước nợ bằng ngoại tệ đã lên đến 17 tỷ USD”.
Về giải pháp dài hạn để ổn định chính sách tỷ giá, điều hòa cung - cầu, Thống đốc cho biết đã tham vấn với Chính phủ, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành triển khai thời gian tới.
“Cho nhập vàng là quyết định khó khăn”
Về “cơn sốt” chưa từng có của giá vàng vừa qua, đại biểu Dương Hồng Sơn đánh giá cao quyết định cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định tâm lý và can thiệp thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu phản ứng đó đã kịp thời?
Theo giải trình của Thống đốc, từ năm 1999, khi Chính phủ ban hành Nghị định 174, Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý vàng trong xuất nhập khẩu, chế biến; còn vàng giao dịch trên thị trường thuộc diện bị điều chỉnh bởi Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp.
“Trong thời gian qua, khi giá vàng thế giới biến động rất nhanh, chúng tôi theo dõi liên tục, chúng tôi họp lại để đánh giá, nghe tất cả các thông tin, làm việc với 5 doanh nghiệp lớn để xem xét tác động. Tác động lớn nhất mà chúng tôi xem xét là có hiện tượng người dân rút tiền gửi để mua vàng hay không.
Theo số liệu mà chúng tôi quản lý xuất nhập khẩu thì số xuất rất thấp. Từ năm 2005 – 2008, chúng ta cho nhập vàng 279 tấn, trong khi mới cho xuất cuối năm 2008 đến nay chỉ khoảng 7 tấn thôi. Đầu năm nay doanh nghiệp có xuất sản phẩm đã chế biến thì khoảng 57 tấn nữa. Lượng vàng còn lại trong dân còn rất lớn”, Thống đốc cho biết.
Ngoài ra, ông cho rằng biểu hiện trên thị trường vừa qua không phải do mất cân đối cung cầu. Và khi chọn lựa để đi đến quyết định, sau khi họp bàn, giải pháp là cho phép nhập khẩu vàng.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định: “Rõ ràng đây là một kinh nghiệm trong quản lý thị trường. Sự việc xẩy ra và diễn biến như vậy, chúng tôi đã tính toán rất kỹ và theo chúng tôi giải pháp đó là kịp thời, không muộn màng gì cả. Nếu như mất cân đối mà ngay từ đầu chúng tôi không can thiệp thì sai”.
Tuy nhiên, người quyết định giải pháp cho nhập khẩu vàng nói rằng đó là một quyết định khó khăn, “bởi vì nó liên quan đến khâu thứ hai là có gây áp lực cho phần nhập siêu không? vì đương nhiên cho nhập vàng thì sẽ tăng nhập siêu”.
Thông tin mà Thống đốc đưa ra là lượng vàng nhập về sau quyết định trên đến thời điểm này là rất ít, bởi thực tế những biến động vừa qua không phải do mất cân đối cung cầu.
Như dự kiến, cơn sốt giá vàng, căng thẳng ngoại tệ, chính sách hỗ trợ lãi suất là những nội dung chính được các đại biểu tập trung chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu sáng nay (17/11).
“Lịch sử” cuối năm 2007 có lặp lại?
Đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng đã lên mức 33,29% so với cuối năm 2008. Trong hai tháng còn lại của năm, tốc độ sẽ chậm lại (theo lời của Thống đốc), nhưng dự tính sẽ ở mức cao.
Giả thiết mà đại biểu Phạm Thị Loan đưa ra chất vấn Thống đốc là liệu cuối năm mức tăng trưởng này lên tới 40% thì có hay không việc thắt chặt chính sách tiền tệ đột ngột như cuối năm 2007 khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng?
Đó cũng là mối quan tâm của đại biểu Dương Hồng Sơn (Hà Nội), bởi hơn ai hết các doanh nghiệp thấm thía con số 53% tăng trưởng tín dụng năm 2007 và ngay sau đó là lạm phát đột biến và chính sách tiền tệ “phanh” đột ngột. Đại biểu Sơn cho rằng, hiện lãi suất đã giảm xuống mức thấp so với năm 2008, nhưng đó là những gì “trả lại” cho sự leo thang và khó khăn doanh nghiệp gặp phải trước đó.
Giải đáp những lo ngại trên, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2007, tăng trưởng tín dụng và lạm phát đột biến trước hết do có nguồn nguồn tệ vào mạnh, tác động tới cán cân tổng thể thặng dư tới 10,17 tỷ USD, Ngân hàng Nhà nước phải mua lại nguồn ngoại tệ này và làm cung tiền.
Trong năm 2009, nguồn vốn cho nền kinh tế chủ yếu do các tổ chức tín dụng huy động nên hạn chế sự tác động của cung tiền tới lạm phát. Và trong điều kiện kinh tế trong và ngoài nước hiện này, Thống đốc khẳng định trong thời gian tới sẽ chưa thắt chặt tiền tệ mà chỉ nới lỏng một cách thận trọng.
“Còn tín hiệu biến động về lạm phát thì công cụ đầu tiên là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đến nay tỷ lệ này đã hạ rất thấp. Khi xuất hiện lạm phát thì bao giờ cũng trần lãi suất, đó là cách làm kinh điển và không có cách làm nào khác”, Thống đốc nói.
Còn năm nay, về tình hình lạm phát, dù còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng Thống đốc nói rằng: “Đảng, Chính phủ, Nhà nước đã kết luận chúng ta chống lạm phát thành công. Các tổ chức tài chính quốc tế, thế giới họ đánh giá cao chúng ta kiểm soát lạm phát trong điều kiện cả thế giới biến động, trong nước cũng thế”.
Trong khi đó, để rõ hơn, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn lật lại việc điều hành của chính sách tiền tệ cuối năm 2007 với nhận định: “Chúng tôi đánh giá và các doanh nghiệp đánh giá quyết định thắt chặt tiền tệ quá đột ngột và mức độ cao vào cuối năm 2007 là một quyết định chưa đúng. Vì thế cho nên chúng tôi đặt vấn đề là vấn đề đánh giá như thế có đúng hay không? Đúng thì trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đến đâu và quan trọng nhất là biện pháp để sau này không mắc lại những tình trạng như vậy nữa là gì””.
Những câu hỏi trên vẫn để ngỏ, do Thống đốc chưa đề cập cụ thể trong phần trả lời.
Nhiều áp lực lên chính sách tỷ giá
Không mới, Thống đốc cũng đã nhiều lần trả lời phỏng vấn báo giới về câu chuyện căng thẳng ngoại tệ, nhưng một lần nữa đây là nội dung trọng tâm của các chất vấn.
Lần thứ hai đại biểu Phạm Thị Loan nhắc lại loạt câu hỏi: vì sao doanh nghiệp mua ngoại tệ rất khó khăn, đặc biệt là USD; người có ngoại tệ không muốn bán, găm giữ, nâng giá, doanh nghiệp mua phải thêm chi phí không có chứng từ? Tỷ giá hiện nay không phản ánh được thực tế, kể cả có biên độ +/-5%? Tỷ giá đã thực sự dựa trên quan hệ cung - cầu chưa? Giải pháp dài hạn để ổn định, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh?
Thống đốc giải thích rằng chính sách điều hành tỷ giá hiện nay chịu nhiều áp lực, từ cân đối cung - cầu, tác động của các nguồn vốn, chịu ảnh hưởng của những chính sách khác và cả yêu cầu cân nhắc các lợi ích.
“Cơ cấu nền kinh tế hơn 20 năm nay chúng ta vẫn là nhập siêu, ngoại thương là chủ yếu. Nhập siêu liên tục như thế. Năm ngoái còn những vấn đề giải quyết chưa xong. Cả Quốc hội và Chính phủ cũng công bố chúng ta có 4 cái giảm: một là giảm xuất khẩu, hai là giảm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ba là giảm chuyển tiền kiều hối, bốn là giảm du lịch. Bốn cái giảm này trong điều kiện chúng ta khó khăn về ngoại tệ, chúng ta tiếp tục có những khó khăn mới”, Thống đốc nói.
Ngoài ra, theo ông, trong điều hành chính sách vĩ mô, muốn đạt được mục tiêu lớn hơn là ngăn chặn được suy giảm và duy trì phát triển sản xuất, nới lỏng chính sách tiền tệ cũng gây áp lực.
Thống đốc cho biết, thời gian qua ông nhận được nhiều ý kiến cho rằng nên tiếp tục phá giá VND. Tuy nhiên, lo ngại mà nhà điều hành xác định là còn có những nguy cơ khác. “Tôi nói ví dụ nguy cơ đầu tiên là nợ quốc gia bằng ngoại tệ của chúng ta hiện nay là rất lớn chứ không còn nhỏ bé như những năm trước. Nguy cơ thứ hai cho các doanh nghiệp là nợ ngoại tệ của doanh nghiệp hiện nay cũng không phải là nhỏ, tôi không nói phần nợ nước ngoài, chỉ trong nước nợ bằng ngoại tệ đã lên đến 17 tỷ USD”.
Về giải pháp dài hạn để ổn định chính sách tỷ giá, điều hòa cung - cầu, Thống đốc cho biết đã tham vấn với Chính phủ, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành triển khai thời gian tới.
“Cho nhập vàng là quyết định khó khăn”
Về “cơn sốt” chưa từng có của giá vàng vừa qua, đại biểu Dương Hồng Sơn đánh giá cao quyết định cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định tâm lý và can thiệp thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu phản ứng đó đã kịp thời?
Theo giải trình của Thống đốc, từ năm 1999, khi Chính phủ ban hành Nghị định 174, Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý vàng trong xuất nhập khẩu, chế biến; còn vàng giao dịch trên thị trường thuộc diện bị điều chỉnh bởi Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp.
“Trong thời gian qua, khi giá vàng thế giới biến động rất nhanh, chúng tôi theo dõi liên tục, chúng tôi họp lại để đánh giá, nghe tất cả các thông tin, làm việc với 5 doanh nghiệp lớn để xem xét tác động. Tác động lớn nhất mà chúng tôi xem xét là có hiện tượng người dân rút tiền gửi để mua vàng hay không.
Theo số liệu mà chúng tôi quản lý xuất nhập khẩu thì số xuất rất thấp. Từ năm 2005 – 2008, chúng ta cho nhập vàng 279 tấn, trong khi mới cho xuất cuối năm 2008 đến nay chỉ khoảng 7 tấn thôi. Đầu năm nay doanh nghiệp có xuất sản phẩm đã chế biến thì khoảng 57 tấn nữa. Lượng vàng còn lại trong dân còn rất lớn”, Thống đốc cho biết.
Ngoài ra, ông cho rằng biểu hiện trên thị trường vừa qua không phải do mất cân đối cung cầu. Và khi chọn lựa để đi đến quyết định, sau khi họp bàn, giải pháp là cho phép nhập khẩu vàng.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định: “Rõ ràng đây là một kinh nghiệm trong quản lý thị trường. Sự việc xẩy ra và diễn biến như vậy, chúng tôi đã tính toán rất kỹ và theo chúng tôi giải pháp đó là kịp thời, không muộn màng gì cả. Nếu như mất cân đối mà ngay từ đầu chúng tôi không can thiệp thì sai”.
Tuy nhiên, người quyết định giải pháp cho nhập khẩu vàng nói rằng đó là một quyết định khó khăn, “bởi vì nó liên quan đến khâu thứ hai là có gây áp lực cho phần nhập siêu không? vì đương nhiên cho nhập vàng thì sẽ tăng nhập siêu”.
Thông tin mà Thống đốc đưa ra là lượng vàng nhập về sau quyết định trên đến thời điểm này là rất ít, bởi thực tế những biến động vừa qua không phải do mất cân đối cung cầu.