Đại biểu Quốc hội ưu tư chuyện chủ trương, thực hiện
Chủ trương đúng nhưng thực hiện không tốt sẽ gây nhiều hệ lụy là nỗi lo lắng của nhiều đại biểu Quốc hội
Chủ trương đúng nhưng thực hiện không tốt sẽ gây nhiều hệ lụy là nỗi lo lắng của nhiều đại biểu Quốc hội, khi thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội, sáng 21/5.
Theo đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Tp.HCM), nếu Quốc hội không giám sát chặt chẽ, gói kích cầu thực hiện không có hiệu quả sẽ dẫn đến khả năng từ lạm phát đến suy thoái rồi lại lạm phát. “Phải tránh cú nhồi lạm phát, đó là nhồi máu cơ tim, nếu nhồi chuyến này là nguy”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch thì lo ngại về sự đời của một phương pháp mới có tên là "A.C", tức "áng chừng" trong quản lý kinh tế.
Thảo luận về những vấn đề “nóng" của nền kinh tế, một cuộc tranh luận nhỏ đã nổ ra giữa đại biểu Nguyễn Đăng Trừng và đại biểu Đặng Ngọc Tùng, khi ông Tùng cho rằng cần nhìn nhận và đánh giá cho thật đúng về doanh nghiệp Nhà nước trong sự phát triển kinh tế trong giai đoạn vừa qua. “Nghĩ rằng doanh nghiệp Nhà nước là gánh nặng là không đúng”, ông nói.
Còn đại biểu Trừng lại nhìn nhận chính sự đầu tư không hiệu quả của các tập đoàn kinh tế Nhà nước góp phần vào lạm phát, vì tập đoàn nắm vốn lớn của xã hội.
Ông Tùng đứng dậy lần thứ hai: “Thủ tướng Hà Lan tuyên bố trong suy thoái kinh tế đứng vững là nhờ có kinh tế quốc doanh nên, tư bản còn nghĩ như thế huống là chúng ta, không thể nghĩ kinh tế quốc doanh là thua kém được”.
Liên quan đến chỉ đạo điều hành, đại biểu Tùng cũng cho biết sẽ chất vấn Chính phủ về vấn đề lao động nước ngoài ở Việt Nam. Vì trong khi người lao động trong nước mất việc nhiều, báo chí vẫn nêu một số lớn người nước ngoài đi du lịch rồi ở lại Việt Nam làm việc, có doanh nghiệp tuyển cả lao động nước ngoài chỉ để làm bảo vệ…
Tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Hà Nội, Quảng Ngãi…, đều có các ý kiến lo ngại về tỷ lệ bội chi ngân sách, hiệu quả gói kích cầu, vấn đề thất nghiệp..
Đại biểu Trần Du Lịch lo ngại ngay từ công tác dự báo, “ta toàn nói thế giới thế nọ thế kia còn mình thế nào thì chả biết”. Ông cho rằng dự kiến điều chỉnh chỉ tiêu thì rất cần thiết, không chỉ vì cho đạt kế hoạch mà nó thể hiện thực trạng và cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
Nhưng theo ông thì con số thống kê của chúng ta không giống ai hết, bởi không ai đi thống kê xuất khẩu vàng rồi cộng vào và nói xuất siêu mà thực chất vẫn nhập siêu. Với tình hình như hiện nay thì ông cho rằng kim ngạch xuất khẩu tăng 3% là quá giỏi rồi.
Về gói kích cầu, theo ý kiến của một số đại biểu thì báo cáo của Chính phủ chưa rõ ràng. Đại biểu Võ Tuấn Nhân (Quảng Ngãi) đề nghị sử dụng vốn kích cầu như thế nào thì Chính phủ phải giải trình rõ. Theo ông, qua tiếp xúc cử tri thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn này. Các hợp tác xã ở Quảng Ngãi phàn nàn là kích cầu cho mảng này chưa được quan tâm.
Nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại về con số 8% bội chi ngân sách. Theo đại biểu Trần Du Lịch thì Quốc hội phải ra nghị quyết kèm theo điều kiện về vấn đề này để có thể giám sát kỹ, chứ không chỉ thông qua là xong.
Làm gì sau khủng hoảng cũng là vấn đề mà theo đại biểu Lịch là rất quan trọng. Ông kiến nghị kỳ họp này, Quốc hội phải yêu cầu Chính phủ có kế hoạch đối phó sau khủng hoảng, liên quan đến chính sách gì, cần sửa luật gì để Quốc hội quyết, chứ như hiện nay cơ bản chỉ mang tính đối phó thôi.
Theo đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Tp.HCM), nếu Quốc hội không giám sát chặt chẽ, gói kích cầu thực hiện không có hiệu quả sẽ dẫn đến khả năng từ lạm phát đến suy thoái rồi lại lạm phát. “Phải tránh cú nhồi lạm phát, đó là nhồi máu cơ tim, nếu nhồi chuyến này là nguy”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch thì lo ngại về sự đời của một phương pháp mới có tên là "A.C", tức "áng chừng" trong quản lý kinh tế.
Thảo luận về những vấn đề “nóng" của nền kinh tế, một cuộc tranh luận nhỏ đã nổ ra giữa đại biểu Nguyễn Đăng Trừng và đại biểu Đặng Ngọc Tùng, khi ông Tùng cho rằng cần nhìn nhận và đánh giá cho thật đúng về doanh nghiệp Nhà nước trong sự phát triển kinh tế trong giai đoạn vừa qua. “Nghĩ rằng doanh nghiệp Nhà nước là gánh nặng là không đúng”, ông nói.
Còn đại biểu Trừng lại nhìn nhận chính sự đầu tư không hiệu quả của các tập đoàn kinh tế Nhà nước góp phần vào lạm phát, vì tập đoàn nắm vốn lớn của xã hội.
Ông Tùng đứng dậy lần thứ hai: “Thủ tướng Hà Lan tuyên bố trong suy thoái kinh tế đứng vững là nhờ có kinh tế quốc doanh nên, tư bản còn nghĩ như thế huống là chúng ta, không thể nghĩ kinh tế quốc doanh là thua kém được”.
Liên quan đến chỉ đạo điều hành, đại biểu Tùng cũng cho biết sẽ chất vấn Chính phủ về vấn đề lao động nước ngoài ở Việt Nam. Vì trong khi người lao động trong nước mất việc nhiều, báo chí vẫn nêu một số lớn người nước ngoài đi du lịch rồi ở lại Việt Nam làm việc, có doanh nghiệp tuyển cả lao động nước ngoài chỉ để làm bảo vệ…
Tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Hà Nội, Quảng Ngãi…, đều có các ý kiến lo ngại về tỷ lệ bội chi ngân sách, hiệu quả gói kích cầu, vấn đề thất nghiệp..
Đại biểu Trần Du Lịch lo ngại ngay từ công tác dự báo, “ta toàn nói thế giới thế nọ thế kia còn mình thế nào thì chả biết”. Ông cho rằng dự kiến điều chỉnh chỉ tiêu thì rất cần thiết, không chỉ vì cho đạt kế hoạch mà nó thể hiện thực trạng và cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
Nhưng theo ông thì con số thống kê của chúng ta không giống ai hết, bởi không ai đi thống kê xuất khẩu vàng rồi cộng vào và nói xuất siêu mà thực chất vẫn nhập siêu. Với tình hình như hiện nay thì ông cho rằng kim ngạch xuất khẩu tăng 3% là quá giỏi rồi.
Về gói kích cầu, theo ý kiến của một số đại biểu thì báo cáo của Chính phủ chưa rõ ràng. Đại biểu Võ Tuấn Nhân (Quảng Ngãi) đề nghị sử dụng vốn kích cầu như thế nào thì Chính phủ phải giải trình rõ. Theo ông, qua tiếp xúc cử tri thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn này. Các hợp tác xã ở Quảng Ngãi phàn nàn là kích cầu cho mảng này chưa được quan tâm.
Nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại về con số 8% bội chi ngân sách. Theo đại biểu Trần Du Lịch thì Quốc hội phải ra nghị quyết kèm theo điều kiện về vấn đề này để có thể giám sát kỹ, chứ không chỉ thông qua là xong.
Làm gì sau khủng hoảng cũng là vấn đề mà theo đại biểu Lịch là rất quan trọng. Ông kiến nghị kỳ họp này, Quốc hội phải yêu cầu Chính phủ có kế hoạch đối phó sau khủng hoảng, liên quan đến chính sách gì, cần sửa luật gì để Quốc hội quyết, chứ như hiện nay cơ bản chỉ mang tính đối phó thôi.