Đại biểu Quốc hội và những “đúc kết” ấn tượng
Tổng hợp những “đúc kết” ấn tượng của các vị đại biểu Quốc hội trên diễn đàn tuần qua
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, chống tham nhũng - lãng phí ..., dù ở lĩnh vực nào thì các vị đại biểu Quốc hội cũng có những “đúc kết” khá ấn tượng.
Người lo chữa cháy vẫn chiếm số đông
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng)
"Khi một ngôi nhà đang cháy, thường xuất hiện 3 dạng người.
Một dạng là lăn vào để chữa cháy, quên cả dép guốc, quên cả xe máy, xe đạp, có khi quay ra là mất luôn cả xe.
Một dạng nữa là đứng khoanh tay xem người ta chữa cháy kiểu gì? Chữa như thế nào?
Còn một dạng nữa ít thôi, là thủ bình bơm xăng lâu lâu xịt vào một tý, thấy lửa dịu dịu tạt vào một tý.
Suy cho cùng trên đất nước này số người tập trung chữa cháy ở chỗ này, chỗ khác, có nơi nhiều, nơi ít nhưng tựu chung lại số người lo cho công việc, lo cho chữa cháy vẫn chiếm số đông.
Có như vậy đất nước chúng ta mới vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn vừa rồi, đương nhiên có sự lãnh đạo của Đảng, có sự điều hành trực tiếp của Chính phủ."
Điều quan trọng là GDP mang thông điệp gì
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai)
"Chúng ta luôn luôn đề cập tới GDP, đương nhiên đấy là chỉ tiêu quan trọng, tổng quát của tất cả các nền kinh tế trong việc đánh giá và chất lượng của nó.
Nhưng con số ấy chỉ là con số tuyệt đối thôi, điều quan trọng là chúng ta phải phân tích được con số ấy nó mang thông điệp gì, nó mang nội hàm nào. Có thể GDP rất cao nhưng chất lượng GDP rất thấp nếu chúng ta đặt lợi ích của người dân, lợi ích của quốc gia.
Chưa bao giờ chúng ta công bố trong GDP ấy bao nhiêu thành quả thuộc về đất nước mình, bao nhiêu thành quả thuộc về những đối tác của mình. Chúng ta chưa bao giờ phân tích xem GDP ấy làm tăng trưởng kinh tế về số lượng nhưng nó giảm thiểu chất lượng đời sống người dân, về môi trường sinh thái.
Chính vì thế chúng tôi mong rằng trong những báo cáo sau Chính phủ bên cạnh đưa ra những con số, Chính phủ nên phân tích con số ấy mang lại lợi ích đến đâu và có tác động tích cực nào."
Chậm và chờ
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương)
"Tôi xin phát biểu rằng hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách Nhà nước hiện nay của chúng ta đang là một bức tranh buồn.
Hai gam màu chủ yếu của bức tranh đó có thể được khái quát bằng hai từ "chậm và chờ", khâu nào cũng chậm, mỗi thành phần liên quan đều phải chờ, chậm và phải chờ mà càng chờ thì lại càng chậm."
Không có ai như chúng ta, cứ tách ra nhập vào
Đại biểu Bùi Văn Duôi (Hoà Bình)
"Một lĩnh vực nữa tôi thấy ít đại biểu đề cập đến, như cải cách hành chính của chúng ta, báo cáo Quốc hội, không có ai như chúng ta, cứ tách ra nhập vào, tách ra nhập vào.
Mỗi lần tách ra nhập vào báo cáo Quốc hội biên chế không giảm được một người nào, không bớt được một trụ sở nào và không bớt được một cái ôtô nào, chúng tôi gọi là hội chứng, tức là bỏ sở thành lập chi cục và cuối cùng là tầng lớp hành chính tăng lên."
Chúng ta hay nói một chiều
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội)
"Thưa quý vị, chúng ta hay nói một chiều.
Một ngày qua tôi thấy đại diện nhiều tỉnh phát biểu ba nội dung chính mà tôi vẫn hay đùa, đầu tiên là ca ngợi, sau là đề nghị và sau cùng xin đầu tư. Nội dung cứ lặp đi lặp lại, kỳ nào cũng như thế.
Câu hỏi lớn đặt ra là vậy thì trách nhiệm của các vị lãnh đạo của các tỉnh ở đâu mà suốt ngày đề nghị Chính phủ, đòi hỏi Chính phủ, vị trí lãnh đạo của các tỉnh ở chỗ nào?
Rất nhiều những trường hợp đùn đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ, tôi cho rằng Thủ tướng Chính phủ không phải là người suốt ngày giải quyết những việc ở tầm tỉnh mà Thủ tướng phải giải quyết ở tầm vĩ mô, ở cương vị là một thủ lĩnh của đất nước, tại sao lại cứ phải giải quyết những việc như là 1.000 tỷ đồng có nên tặng cho 84.000 cán bộ, công chức ở điện lực hay không? Rất vô lý.
Chúng ta không nên đẩy Thủ tướng của chúng ta vào những việc không phải là chức năng theo luật định và hai là không đủ sức để giải quyết."
Có khi thấy cọp còn sợ
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng)
"Về xử lý tham nhũng, cử tri cũng có nói rằng con mèo ăn miếng mỡ thì chúng ta bóp chết ngay, nhưng còn con cọp bắt con heo thì các ông bắt được bao nhiêu, thậm chí có ông khi thấy cọp còn sợ.
Đây là một trong những hình tượng mà nhân dân đưa ra, tôi cho rằng cũng có những điểm mình cần phải nghiên cứu, tức là cái nhỏ mình phát hiện ra nhưng những cái lớn thì mình chưa làm được bao nhiêu."
Người lo chữa cháy vẫn chiếm số đông
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng)
"Khi một ngôi nhà đang cháy, thường xuất hiện 3 dạng người.
Một dạng là lăn vào để chữa cháy, quên cả dép guốc, quên cả xe máy, xe đạp, có khi quay ra là mất luôn cả xe.
Một dạng nữa là đứng khoanh tay xem người ta chữa cháy kiểu gì? Chữa như thế nào?
Còn một dạng nữa ít thôi, là thủ bình bơm xăng lâu lâu xịt vào một tý, thấy lửa dịu dịu tạt vào một tý.
Suy cho cùng trên đất nước này số người tập trung chữa cháy ở chỗ này, chỗ khác, có nơi nhiều, nơi ít nhưng tựu chung lại số người lo cho công việc, lo cho chữa cháy vẫn chiếm số đông.
Có như vậy đất nước chúng ta mới vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn vừa rồi, đương nhiên có sự lãnh đạo của Đảng, có sự điều hành trực tiếp của Chính phủ."
Điều quan trọng là GDP mang thông điệp gì
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai)
"Chúng ta luôn luôn đề cập tới GDP, đương nhiên đấy là chỉ tiêu quan trọng, tổng quát của tất cả các nền kinh tế trong việc đánh giá và chất lượng của nó.
Nhưng con số ấy chỉ là con số tuyệt đối thôi, điều quan trọng là chúng ta phải phân tích được con số ấy nó mang thông điệp gì, nó mang nội hàm nào. Có thể GDP rất cao nhưng chất lượng GDP rất thấp nếu chúng ta đặt lợi ích của người dân, lợi ích của quốc gia.
Chưa bao giờ chúng ta công bố trong GDP ấy bao nhiêu thành quả thuộc về đất nước mình, bao nhiêu thành quả thuộc về những đối tác của mình. Chúng ta chưa bao giờ phân tích xem GDP ấy làm tăng trưởng kinh tế về số lượng nhưng nó giảm thiểu chất lượng đời sống người dân, về môi trường sinh thái.
Chính vì thế chúng tôi mong rằng trong những báo cáo sau Chính phủ bên cạnh đưa ra những con số, Chính phủ nên phân tích con số ấy mang lại lợi ích đến đâu và có tác động tích cực nào."
Chậm và chờ
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương)
"Tôi xin phát biểu rằng hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách Nhà nước hiện nay của chúng ta đang là một bức tranh buồn.
Hai gam màu chủ yếu của bức tranh đó có thể được khái quát bằng hai từ "chậm và chờ", khâu nào cũng chậm, mỗi thành phần liên quan đều phải chờ, chậm và phải chờ mà càng chờ thì lại càng chậm."
Không có ai như chúng ta, cứ tách ra nhập vào
Đại biểu Bùi Văn Duôi (Hoà Bình)
"Một lĩnh vực nữa tôi thấy ít đại biểu đề cập đến, như cải cách hành chính của chúng ta, báo cáo Quốc hội, không có ai như chúng ta, cứ tách ra nhập vào, tách ra nhập vào.
Mỗi lần tách ra nhập vào báo cáo Quốc hội biên chế không giảm được một người nào, không bớt được một trụ sở nào và không bớt được một cái ôtô nào, chúng tôi gọi là hội chứng, tức là bỏ sở thành lập chi cục và cuối cùng là tầng lớp hành chính tăng lên."
Chúng ta hay nói một chiều
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội)
"Thưa quý vị, chúng ta hay nói một chiều.
Một ngày qua tôi thấy đại diện nhiều tỉnh phát biểu ba nội dung chính mà tôi vẫn hay đùa, đầu tiên là ca ngợi, sau là đề nghị và sau cùng xin đầu tư. Nội dung cứ lặp đi lặp lại, kỳ nào cũng như thế.
Câu hỏi lớn đặt ra là vậy thì trách nhiệm của các vị lãnh đạo của các tỉnh ở đâu mà suốt ngày đề nghị Chính phủ, đòi hỏi Chính phủ, vị trí lãnh đạo của các tỉnh ở chỗ nào?
Rất nhiều những trường hợp đùn đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ, tôi cho rằng Thủ tướng Chính phủ không phải là người suốt ngày giải quyết những việc ở tầm tỉnh mà Thủ tướng phải giải quyết ở tầm vĩ mô, ở cương vị là một thủ lĩnh của đất nước, tại sao lại cứ phải giải quyết những việc như là 1.000 tỷ đồng có nên tặng cho 84.000 cán bộ, công chức ở điện lực hay không? Rất vô lý.
Chúng ta không nên đẩy Thủ tướng của chúng ta vào những việc không phải là chức năng theo luật định và hai là không đủ sức để giải quyết."
Có khi thấy cọp còn sợ
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng)
"Về xử lý tham nhũng, cử tri cũng có nói rằng con mèo ăn miếng mỡ thì chúng ta bóp chết ngay, nhưng còn con cọp bắt con heo thì các ông bắt được bao nhiêu, thậm chí có ông khi thấy cọp còn sợ.
Đây là một trong những hình tượng mà nhân dân đưa ra, tôi cho rằng cũng có những điểm mình cần phải nghiên cứu, tức là cái nhỏ mình phát hiện ra nhưng những cái lớn thì mình chưa làm được bao nhiêu."