“Đại gia” dầu lửa Trung Đông loay hoay giảm tiêu tiền
Saudi Arabia đang tìm sự tư vấn để cắt giảm hàng tỷ USD trong ngân sách năm tới do sức ép từ giá dầu giảm sâu
Saudi Arabia đang tìm sự tư vấn để cắt giảm hàng tỷ USD trong ngân sách năm tới do sức ép từ giá dầu giảm sâu - hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết.
Theo nguồn tin, Chính phủ Saudi Arabia đang làm việc với các cố vấn, rà soát các kế hoạch đầu tư cơ bản và xem xét trì hoãn hoặc thu hẹp một số dự án cơ sở hạ tầng trong năm tới để tiết kiệm ngân sách. Có khả năng Saudi Arabia sẽ cắt giảm 10% hoặc hơn vốn đầu tư cơ bản từ mức 382 tỷ Riyal, tương đương 102 tỷ USD, của năm nay.
Tuy vậy, các khoản chi ngân sách thường xuyên - có thể lên tới 854 tỷ Riyal trong năm nay, trong đó có lương công chức - sẽ không chịu ảnh hưởng từ việc cắt giảm này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, Saudi Arabia, nền kinh tế lớn nhất thế giới Arab, có thể thâm hụt ngân sách lên tới 20% GDP trong năm 2015.
Dầu lửa đóng góp 90% thu ngân sách Saudi Arabia. Bởi vậy, việc giá dầu giảm hơn 50% trong 12 tháng qua đã gây sức ép lớn đối với tình hình ngân sách của nước này. Năm nay, Chính phủ Saudi Arabia đã huy động ít nhất 35 tỷ Riyal từ thị trường trái phiếu trong nước, và đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 nước này phát hành trái phiếu có kỳ hạn trên 12 tháng.
Trong một báo cáo công bố vào tháng này, IMF cảnh báo Saudi Arabia rằng “sự sụt giảm mạnh mẽ doanh thu từ dầu lửa và tăng chi tiêu tiếp tục sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách lớn trong năm nay và trong trung hạn, xói mòn nguồn ngân sách dự trữ tích tụ được trong 1 thập kỷ qua”.
IMF dự báo kinh tế Saudi Arabia sẽ giảm tốc trong năm nay và năm tới do Chính phủ buộc phải cắt giảm chi tiêu. IMF cho rằng GDP của Saudi Arabia sẽ chỉ tăng 2,8% trong năm nay và 2,4% trong năm 2016. IMF cũng khuyến nghị Saudi Arabia nên đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế đất, hai loại thuế hiện không tồn tại ở nước này.
Đến thời điểm hiện tại, Saudi Arabia đã phải tính toán giảm một số cam kết chi tiêu. Riêng trợ giá xăng dầu có thể tiêu tốn của Chính phủ Saudi Arabia 195 tỷ Riyal trong năm nay và Thống đốc Ngân hàng Trung ương nước này Fahad al-Mubarak đã kêu gọi rà soát lại việc trợ giá năng lượng.
Đầu tháng này, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã phải bọ trợ giá xăng dầu nhằm giảm bớt áp lực ngân sách, khiến giá xăng nước này tăng khoảng 24%.
Nguồn thu từ dầu giảm, cuộc chiến ở Yemen, và chi ngân sách tăng đã khiến dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 6 vừa qua, còn 664,4 tỷ USD, từ mức 724,5 tỷ USD hồi tháng 1.
Phiên giao dịch ngày 25/8, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York tăng 1,07 USD/thùng, tương đương 2,8%, chốt ở 39,31 USD/thùng. Giá dầu Brent tại London tăng 0,52 USD/thùng, tương đương 1,2%, lên 43,21 USD/thùng.
Trong phiên ngày 24/8, giá của hai loại dầu này cùng rớt xuống mức thấp nhất 6 năm rưỡi trong một đợt bán tháo tài sản trên thị trường tài chính toàn cầu do nỗi lo kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh và tình trạng dư thừa nguồn cung dầu.
Theo nguồn tin, Chính phủ Saudi Arabia đang làm việc với các cố vấn, rà soát các kế hoạch đầu tư cơ bản và xem xét trì hoãn hoặc thu hẹp một số dự án cơ sở hạ tầng trong năm tới để tiết kiệm ngân sách. Có khả năng Saudi Arabia sẽ cắt giảm 10% hoặc hơn vốn đầu tư cơ bản từ mức 382 tỷ Riyal, tương đương 102 tỷ USD, của năm nay.
Tuy vậy, các khoản chi ngân sách thường xuyên - có thể lên tới 854 tỷ Riyal trong năm nay, trong đó có lương công chức - sẽ không chịu ảnh hưởng từ việc cắt giảm này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, Saudi Arabia, nền kinh tế lớn nhất thế giới Arab, có thể thâm hụt ngân sách lên tới 20% GDP trong năm 2015.
Dầu lửa đóng góp 90% thu ngân sách Saudi Arabia. Bởi vậy, việc giá dầu giảm hơn 50% trong 12 tháng qua đã gây sức ép lớn đối với tình hình ngân sách của nước này. Năm nay, Chính phủ Saudi Arabia đã huy động ít nhất 35 tỷ Riyal từ thị trường trái phiếu trong nước, và đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 nước này phát hành trái phiếu có kỳ hạn trên 12 tháng.
Trong một báo cáo công bố vào tháng này, IMF cảnh báo Saudi Arabia rằng “sự sụt giảm mạnh mẽ doanh thu từ dầu lửa và tăng chi tiêu tiếp tục sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách lớn trong năm nay và trong trung hạn, xói mòn nguồn ngân sách dự trữ tích tụ được trong 1 thập kỷ qua”.
IMF dự báo kinh tế Saudi Arabia sẽ giảm tốc trong năm nay và năm tới do Chính phủ buộc phải cắt giảm chi tiêu. IMF cho rằng GDP của Saudi Arabia sẽ chỉ tăng 2,8% trong năm nay và 2,4% trong năm 2016. IMF cũng khuyến nghị Saudi Arabia nên đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế đất, hai loại thuế hiện không tồn tại ở nước này.
Đến thời điểm hiện tại, Saudi Arabia đã phải tính toán giảm một số cam kết chi tiêu. Riêng trợ giá xăng dầu có thể tiêu tốn của Chính phủ Saudi Arabia 195 tỷ Riyal trong năm nay và Thống đốc Ngân hàng Trung ương nước này Fahad al-Mubarak đã kêu gọi rà soát lại việc trợ giá năng lượng.
Đầu tháng này, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã phải bọ trợ giá xăng dầu nhằm giảm bớt áp lực ngân sách, khiến giá xăng nước này tăng khoảng 24%.
Nguồn thu từ dầu giảm, cuộc chiến ở Yemen, và chi ngân sách tăng đã khiến dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 6 vừa qua, còn 664,4 tỷ USD, từ mức 724,5 tỷ USD hồi tháng 1.
Phiên giao dịch ngày 25/8, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York tăng 1,07 USD/thùng, tương đương 2,8%, chốt ở 39,31 USD/thùng. Giá dầu Brent tại London tăng 0,52 USD/thùng, tương đương 1,2%, lên 43,21 USD/thùng.
Trong phiên ngày 24/8, giá của hai loại dầu này cùng rớt xuống mức thấp nhất 6 năm rưỡi trong một đợt bán tháo tài sản trên thị trường tài chính toàn cầu do nỗi lo kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh và tình trạng dư thừa nguồn cung dầu.