16:25 06/12/2021

Đám mây AWS: “Chìa khóa” giúp startup tự tin bứt phá, mở rộng thị trường

Lan Anh

Thay vì phải bận tâm việc quản trị hạ tầng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp khởi nghiệp với nguồn lực eo hẹp có thể tập trung hoàn thiện ý tưởng sản phẩm, phát triển mở rộng kinh doanh, chinh phục thị trường thông qua nền tảng đám mây AWS...

Bà Priya Lakshmi - Trưởng phòng phụ trách kinh doanh Khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á của AWS.
Bà Priya Lakshmi - Trưởng phòng phụ trách kinh doanh Khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á của AWS.

Bà Priya Lakshmi, Trưởng phòng phụ trách kinh doanh giải pháp Khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á của (Amazon Web Services) AWS cho biết, trong bối cảnh đại dịch hiện nay, các công ty ở mọi quy mô, đặc biệt là các startup đang nhanh chóng khai thác ưu điểm về độ linh hoạt cũng như tính co giãn của môi trường đám mây để tạo ra những lợi thế, mô hình kinh doanh mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

GỠ BỎ NỖI LO HẠ TẦNG ĐỂ TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, MỞ RỘNG KINH DOANH

Đến nay, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã lựa chọn công nghệ đám mây như một giải pháp hữu hiệu trong hành trình phát triển. Infina (nền tảng số về đầu tư và tích lũy tài chính) và Jio Health (startup cung cấp hệ sinh thái y tế chăm sóc sức khỏe đa kênh mới) là những điển hình ứng dụng thành công để hiện thực hóa các mục tiêu của doanh nghiệp.

Lợi ích lớn nhất mà các nhà sáng lập nhận thấy chính là khả năng mở rộng của hạ tầng, giúp doanh nghiệp có độ linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tính bảo mật với chi phí phù hợp, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Chia sẻ điều này, ông James Vương, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Infina cho rằng, khởi nghiệp hiện nay đã dễ dàng hơn trước đây. Từ kinh nghiệm khởi nghiệp trước đây, nhà sáng lập này đã rút ra bài học kinh nghiệm, đó là sử dụng môi trường đám mây thay cho máy chủ. Thay vì phải đi tìm thuê máy chủ hoặc phải bố trí nhân lực quản lý hạ tầng công nghệ thông tin tốn kém, phức tạp, các doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt trong giai đoạn đầu chỉ muốn tập trung vào chuyên môn, cốt lõi kinh doanh, lĩnh vực mà họ quan tâm.

James Vương - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Infina.
James Vương - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Infina.

Việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường khá dễ dàng thuận lợi với sự hỗ trợ đám mây từ AWS. Khi chuyển qua ứng dụng dịch vụ đám mây, doanh nghiệp không phải lo lắng về hạ tầng công nghệ, lệ thuộc vào nhân viên vận hành hay tăng cường thêm máy chủ vật lý khi mở rộng kinh doanh, ông James Vương nói.

Cũng như Infina, ông Raghu Rai, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Jio Health nghĩ rằng, việc quan trọng nhất với những doanh nghiệp khởi nghiệp ban đầu là tập trung cao độ vào xây dựng giải pháp. Việc giải phóng công nghệ thông tin bằng các giải pháp của AWS sẽ giúp cho các startup giải phóng tài nguyên, tập trung vào ưu tiên hàng đầu để thấu hiểu khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn, xây dựng đội ngũ và hạ tầng ứng dụng. Doanh nghiệp có thể tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh doanh thay vì bận tâm quản lí cơ sở hạ tầng. Trước đây, việc này thường chiếm rất nhiều chi phí của startup.

Theo nhà sáng lập Jio Health, các startup hiện không gặp rào cản về tiếp cận vốn, hạ tầng công nghệ thông tin... Với nền tảng đám mây, các doanh nghiệp sẽ dành nhiều thời gian hơn làm việc với khách hàng, xây dựng giá trị của mình, lắng nghe thị trường, nhanh chóng kiểm chứng các ý tưởng mà không phải lo bị gián đoạn công nghệ thông tin, bảo mật cho hoạt động duy trì kinh doanh liên tục... Các giải pháp của AWS sẽ hỗ trợ giảm thiểu rủi ro, chi phí tốn kém cho startup, nhất là trong trường hợp bị thất bại.

Ông Raghu Rai - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Jio Health.
Ông Raghu Rai - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Jio Health.

Đặc biệt, cả 2 nhà sáng lập này đều nhấn mạnh, khi sử dụng dịch vụ AWS sẽ khiến cho các nhà đầu tư yên tâm về các vấn đề liên quan tới công nghệ thì đã có đối tác chuyên nghiệp lo và các startup chỉ cần chuyên tâm vào các giải pháp sáng tạo của mình.

CÁC STARUP CẦN DỰA TRÊN MỘT NỀN TẢNG HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ MẠNH MẼ

Nhận định hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, bà Priya Lakshmi cho biết, startup giai đoạn đầu xuất hiện ở một số lĩnh vực như công nghệ y tế, công nghệ tài chính, thương mại điện tử, chuyển phát và logistic. Trong đó, có nhiều startup đã sử dụng các giải pháp của AWS để đảm bảo tính linh hoạt, đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề trong cộng đồng.

“Trong vòng 18 tháng qua, nhiều startup đã sử dụng nền tảng đám mây để triển khai các mô hình kinh doanh mới, ứng phó với khó khăn của đại dịch. Các doanh nghiệp đã chuyển từ môi trường trực tiếp sang môi trường trực tuyến tạo ra những giải pháp mới, thay đổi phương thức tương tác với khách hàng cũng như vượt qua đại dịch”.

Nhấn mạnh đám mây là môi trường tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đại diện AWS cho rằng, khi bắt đầu khởi nghiệp, các startup chỉ cần kết nối với môi trường đám mây. Với nền tảng của AWS, startup có thể tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên điện toán để phát triển nhanh chóng, đồng thời có thể khôi phục lại sau đại dịch một cách dễ dàng và trả tiền theo mức độ sử dụng.

Hạ tầng theo nhu cầu của AWS cho phép doanh nghiệp có đầy đủ các tài nguyên phần cứng cần thiết, qua đó nâng cao độ linh hoạt cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh trọng yếu. Các startup có thể thử nghiệm các ý tưởng mới một cách thường xuyên hơn, và nếu có thất bại thì cũng rất nhanh đến khi tìm ra ý tưởng hiệu quả mà không mất đầu tư lớn vào máy chủ. Điều này giúp startup tập trung vào hoạt động kinh doanh, không phải bận tâm đến quản trị cơ sở hạ tầng công nghệ.

Theo ước tính của nhà đầu tư Marc Andreessen từ Silicon Valley Venture Capital, môi trường đám mây của AWS đã giúp giảm chi phí đầu tư công nghệ để khởi nghiệp từ 150.000 USD xuống còn 1.500 USD.

Không chỉ gỡ bỏ rào cản chi phí đầu tư hạ tầng, AWS còn cung cấp nhiều chương trình để hỗ trợ startup từ giai đoạn sớm đến khi trưởng thành. AWS Activate là chương trình như vậy được ra mắt năm 2013, đã mang tới cho hàng trăm ngàn startup giai đoạn đầu, trong đó có Infina và Jio Health, nhiều lợi ích như hỗ trợ miễn phí AWS Credits để sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo. Riêng năm 2020, đã có tới 1 tỷ USD dạng AWS Credits cung cấp miễn phí giúp các startup thành công.

“Đây là những hỗ trợ cực kỳ lớn giúp xóa bỏ những rào cản về chi phí công nghệ khi khởi nghiệp. AWS giống như đang bỏ tiền ra để chúng ta khởi nghiệp vậy,” ông Raghu cho biết.

Đặc biệt, AWS có thể kết nối các startup với cộng đồng khởi nghiệp khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong đó có các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các chuyên gia…, cung cấp những kiến thức hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực. Mạng lưới đối tác của AWS hỗ trợ startup tiếp cận, đưa sản phẩm ra thị trường và mở rộng nhanh chóng, đồng thời tạo ra những nguồn doanh thu mới.

“Startup có ý tưởng hay mới chỉ là xuất phát điểm. Để phát triển thành công, họ cần phải dựa trên một nền tảng mạnh mẽ. Đó là lý do AWS dành nhiều thời gian để hỗ trợ startup có công cụ, hạ tầng tốt nhất được bảo mật an toàn cũng như có khả năng mở rộng linh hoạt”, chuyên gia này kết luận.