Đằng sau việc Petro China thành công ty lớn nhất thế giới
Petro China đã vượt Exxon Mobil của Mỹ để trở thành công ty lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường vượt 1.000 tỷ USD
Ngày 5/11, Petro China, công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc, đã trở thành công ty lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường vượt 1.000 tỷ USD ngay trong ngày niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Thượng Hải.
“To” chưa hẳn đã “tốt”
Trên thị trường chứng khoán đại lục đang phát triển bùng nổ, giá cổ phiếu của Petro China trong ngày niêm yết đầu tiên này tăng 3 lần lên mức 48,62 Nhân dân tệ/cổ phiếu, tương đương 6,52 USD/cổ phiếu. Nhờ đó, công ty này đã “qua mặt” người khổng lồ Exxon Mobil để trở thành công ty lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường.
Trước đó đã được giao dịch tại thị trường New York và Hồng Kông, trong ngày giao dịch đầu tiên tại thị trường đại lục, cổ phiếu của Petro China, đã nhận được sự chào đón nhiệt liệt của một thị trường “dầm” vốn và những nhà đầu tư hết sức hào hứng trước những cơ hội mới. Vào lúc cao điểm trong phiên giao dịch tại Thượng Hải, giá trị thị trường của Petro China lên tới 1.200 tỷ USD, cao hơn cả GDP của Australia. Trong khi đó, giá trị vốn hóa thị trường của Exxon Mobil lúc đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ 6 tuần trước chỉ là 487 tỷ USD.
Giá trị khổng lồ của Petro China là một bằng chứng nhấn mạnh quy mô của bong bóng tài sản mà các nhà đầu tư Trung Quốc đã rút khỏi các tài khoản tiết kiệm cá nhân trong các ngân hàng quốc doanh để đổ vào thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến. Tính theo giá trị vốn hóa trị trường, Trung Quốc hiện có 5 trong 10 công ty lớn nhất thế giới là PetroChina, China Life, China Mobile, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) và China Petroleum and Chemical.
Như vậy, lần đầu tiên, Trung Quốc đã có nhiều công ty nằm trong Top 10 công ty lớn nhất thế giới hơn Mỹ. Hiện giờ Mỹ chỉ còn 3 đại diện là Exxon Mobil, General Electric và Microsoft. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc là nước có công ty lớn nhất thế giới, thay vì Mỹ.
Mức giá được thiết lập tại các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc hầu như không có mấy quan hệ với tình hình hoạt động của công ty hay với các thị trường khác. Lý do là thị trường Trung Quốc vẫn bị cách ly nhiều với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới do những rào cản pháp lý giới hạn lượng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài được đổ vào cũng như lượng tiền mà các nhà đầu tư nội địa được đầu tư ra nước ngoài.
Mặc dù giá cổ phiếu của PetroChina đã tăng gấp 3 lần ngay trong ngày niêm yết đầu tiên ở Thượng Hải và vượt qua Exxon Mobil về giá trị thị trường, mức lợi nhuận của Petro China cũng chỉ bằng một nửa so với Exxon Mobil. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng của Petro China là 10,9 tỷ USD, trong khi của Exxon Mobil là 19,5 tỷ USD.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ 2 con số và không có dấu hiệu nào chứng tỏ thị trường chứng khoán ở đây đã bớt lực hấp dẫn đối với người dân, sự tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu Petro China cho thấy, tới nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn nằm ngoài ảnh hưởng của những vấn đề đã gây chấn động các thị trường khác trong thời gian gần đây, nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ.
Đến nay, Petro China và nhiều công ty nhà nước khác của Trung Quốc đã thu hút được lượng vốn khổng lồ bằng cách niêm yết cổ phiếu A trên thị trường đại lục. Trước khi niêm yết tại Thượng Hải ngày 5/11, Petro China đã bán 4 triệu cổ phiếu với mức giá 16,70 USD/cổ phiếu và thu về 66,8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,9 tỷ USD, lượng vốn huy động khổng lồ nhất trong một đợt IPO tại đại lục. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu bán ra ngoài của tập đoàn này hiện mới chỉ chiếm 13% giá trị toàn doanh nghiệp và phần còn lại vẫn nằm trong tay của tập đoàn mẹ China National Petroleum.
“Tình trạng bong bóng này có thể sẽ còn tiếp diễn một thời gian nữa”, Warren Blight, một nhà phân tích thị trường tại Fox-Pitt Kelton ở Hồng Kông nhận định. “Ai cũng đồng ý với quan điểm rằng, bong bóng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ vỡ. Vấn đề là khi nào điều đó xảy ra và lý do tại sao”.
Tuy nhiên, sự hăng hái đối với cổ phiếu Petro China của các nhà đầu tư trên sàn Thượng Hải thật chẳng giống ở đâu. Vào thời điểm giá cổ phiếu A của PetroChina tăng 191% ở Thượng Hải, cổ phiếu H của tập đoàn này ở Hồng Kông giảm 6,6%. Theo phân tích của các chuyên gia dầu khí, do mức giá trần mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng đối với giá xăng, lĩnh vực lọc dầu của Petro China hiện đang phải chịu lỗ một khoản 10 triệu USD mỗi ngày.
“Petro China không có sức mạnh như của Exxon Mobil”, John Vautrain, Phó chủ tịch của công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz ở Singapore nhận định. “Petro China rất mạnh ở Trung Quốc và điều đó là tốt nếu bạn kiếm tiền ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không phải là nơi lý tưởng cho hoạt động lọc dầu ở thời điểm này. Petro China đang thua lỗ nhiều trong hoạt động lọc dầu”, ông nói. Tuy nhiên, những chi tiết trong bảng cân đối kế toán và giá trị cổ phiếu ở các nơi khác trên thế giới đã hầu như chẳng có ảnh hưởng gì đối với tinh thần đang lên cao của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Khi nào bữa tiệc sẽ ngừng?
Trong nhiều thập kỷ trước, các ngân hàng quốc doanh với mức lãi suất thấp gần như là cách duy nhất để người dân Trung Quốc đổ tiền tiết kiệm của mình vào. Sau đó, thị trường chứng khoán phát triển mạnh của nước này đã tạo ra một sức hút không thể cưỡng lại đối với một thế hệ người Trung Quốc mới.
“Ngày càng có nhiều người ham chơi chứng khoán hơn”, Li Hongtao, một nhà phân tích chứng khoán của công ty Zhejiang Yongan Futures nhận định. “Người ta bị ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nhiều người trong số họ không biết tí gì về chứng khoán và cũng không nhận thức được sự rủi ro có thể xay ra”.
Mới đây, báo chí Trung Quốc cho biết, số lượng tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã vượt con số 100 triệu. Hàng triệu người hưu trí, sinh viên, giáo viên, công nhân viên chức ở nước này đã coi việc vào mạng và kiểm tra danh mục đầu tư là một phần trong đời sống hàng ngày của họ.
Sự biến động của thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ tới bầu không khí ở nơi làm việc. Tại một số công sở, việc theo dõi thị trường và buôn bán chứng khoán đã trở thành một mối đe dọa đối với năng suất làm việc. Tại Ôn Châu, một trong những thành phố giàu nhất ở Trung Quốc, Chính quyền địa phương đã phải cấm các viên chức nhà nước tiến hành giao dịch chứng khoán ở nơi làm việc hoặc bỏ chỗ làm để lên sàn, ai không chấp hành sẽ bị phạt.
Khi sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc tiếp tục nâng cao mức sống cho người dân ở đây, ngày càng có nhiều người coi thị trường chứng khoán là cách để trở nên giàu có hơn. Báo chí cũng liên tục có những bài lớn ca ngợi những nhà đầu tư chứng khoán thành công. “Chứng khoán đã trở thành chủ đề chính trong bữa tối của nhiều gia đình”, ông Li cho biết. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng liên tục nói đến các mã cổ phiếu đang nóng, không khác gì cách các fan hâm mộ thể thao nói đến những vận động viên mà họ yêu thích.
Điều khó dự báo là khi nào “bữa tiệc chứng khoán” đang sôi động của Trung Quốc sẽ dừng lại. Một số nhà kinh tế cho rằng, một đợt điều chỉnh lớn hiện nay trên thị trường chứng khoán sẽ có ít ảnh hưởng tới sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc nói chung.
Một số khác cảnh báo rằng, đợt sụt giảm mạnh làm tổn thương các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có thể sẽ là chất xúc tác cho một cuộc khủng khoảng tài chính với một làn sóng nợ xấu ngập tràn bảng cân đối kế toán của các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc.
Trong một báo cáo mới đây về kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, các ngân hàng nước này ít chịu tác động của thị trường chứng khoán, mặc dù bản báo cáo thừa nhận không có đủ dữ liệu để đưa ra một đánh giá thật chính xác.
Chuyên gia Blight, một chuyên phân tích các ngân hàng châu Á cho rằng, các ngân hàng Trung Quốc đang được lợi từ “một cơn bão hoàn hảo những thông tin tốt lành” về tốc độ tăng trưởng cho vay mạnh mẽ, chênh lệch lãi suất tăng, kiểm soát chi phí chặt chẽ, dự phòng nợ xấu thấp… Nhờ đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng mạnh. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường, mặc dù có mức lợi nhuận thấp hơn các đối thủ toàn cầu khác như Citigroup hay HSBC.
Theo Blight, các ngân hàng Trung Quốc sẽ bị tác động xấu trong trường hợp thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, một phần vì các khách hàng vay tiền với mục đích là đưa vào sản xuất, nhưng lại đem đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, theo ông, ảnh hưởng này sẽ không tới mức thảm họa.
Tháng trước, Shang Fulin, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc hai lần đưa ra cảnh báo rằng các nhà đầu tư cần cảnh giác trước những rủi ro trong bối cảnh thị trường tiếp tục chiều hướng đi lên. Tuy nhiên, những cảnh báo như vậy hầu như chẳng có mấy tác dụng vì các nhà đầu tư cho rằng, Chính phủ sẽ không thể để thị trường sụp đổ, đặc biệt là trước khi diễn ra Olympic Bắc Kinh.
Theo Gordon Kwan, một nhà phân tích của công ty CLSA Asia Pacific Markets, Chính phủ Trung Quốc có các công cụ để gây ảnh hưởng đối với hoạt động của thị trường chứng khoán nước này. Ông đưa ra một dẫn chứng là quyết định của Chính phủ Trung Quốc tăng giá xăng 10% vào tuần trước, ngay trước khi cố phiếu của PetroChina được niêm yết tại Thượng Hải.
“Có thể Chính phủ Trung Quốc đã chọn thời điểm đó để tăng giá xăng ngay nhằm mục đích đưa PetroChina vượt qua Exxon Mobil. Tôi cho rằng, Trung Quốc muốn giành tất cả những vị trí cao nhất. Bộ mặt là điều vô cùng quan trọng đối với nước này”, ông nói.
(Theo IHT)
“To” chưa hẳn đã “tốt”
Trên thị trường chứng khoán đại lục đang phát triển bùng nổ, giá cổ phiếu của Petro China trong ngày niêm yết đầu tiên này tăng 3 lần lên mức 48,62 Nhân dân tệ/cổ phiếu, tương đương 6,52 USD/cổ phiếu. Nhờ đó, công ty này đã “qua mặt” người khổng lồ Exxon Mobil để trở thành công ty lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường.
Trước đó đã được giao dịch tại thị trường New York và Hồng Kông, trong ngày giao dịch đầu tiên tại thị trường đại lục, cổ phiếu của Petro China, đã nhận được sự chào đón nhiệt liệt của một thị trường “dầm” vốn và những nhà đầu tư hết sức hào hứng trước những cơ hội mới. Vào lúc cao điểm trong phiên giao dịch tại Thượng Hải, giá trị thị trường của Petro China lên tới 1.200 tỷ USD, cao hơn cả GDP của Australia. Trong khi đó, giá trị vốn hóa thị trường của Exxon Mobil lúc đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ 6 tuần trước chỉ là 487 tỷ USD.
Giá trị khổng lồ của Petro China là một bằng chứng nhấn mạnh quy mô của bong bóng tài sản mà các nhà đầu tư Trung Quốc đã rút khỏi các tài khoản tiết kiệm cá nhân trong các ngân hàng quốc doanh để đổ vào thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến. Tính theo giá trị vốn hóa trị trường, Trung Quốc hiện có 5 trong 10 công ty lớn nhất thế giới là PetroChina, China Life, China Mobile, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) và China Petroleum and Chemical.
Như vậy, lần đầu tiên, Trung Quốc đã có nhiều công ty nằm trong Top 10 công ty lớn nhất thế giới hơn Mỹ. Hiện giờ Mỹ chỉ còn 3 đại diện là Exxon Mobil, General Electric và Microsoft. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc là nước có công ty lớn nhất thế giới, thay vì Mỹ.
Mức giá được thiết lập tại các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc hầu như không có mấy quan hệ với tình hình hoạt động của công ty hay với các thị trường khác. Lý do là thị trường Trung Quốc vẫn bị cách ly nhiều với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới do những rào cản pháp lý giới hạn lượng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài được đổ vào cũng như lượng tiền mà các nhà đầu tư nội địa được đầu tư ra nước ngoài.
Mặc dù giá cổ phiếu của PetroChina đã tăng gấp 3 lần ngay trong ngày niêm yết đầu tiên ở Thượng Hải và vượt qua Exxon Mobil về giá trị thị trường, mức lợi nhuận của Petro China cũng chỉ bằng một nửa so với Exxon Mobil. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng của Petro China là 10,9 tỷ USD, trong khi của Exxon Mobil là 19,5 tỷ USD.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ 2 con số và không có dấu hiệu nào chứng tỏ thị trường chứng khoán ở đây đã bớt lực hấp dẫn đối với người dân, sự tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu Petro China cho thấy, tới nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn nằm ngoài ảnh hưởng của những vấn đề đã gây chấn động các thị trường khác trong thời gian gần đây, nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ.
Đến nay, Petro China và nhiều công ty nhà nước khác của Trung Quốc đã thu hút được lượng vốn khổng lồ bằng cách niêm yết cổ phiếu A trên thị trường đại lục. Trước khi niêm yết tại Thượng Hải ngày 5/11, Petro China đã bán 4 triệu cổ phiếu với mức giá 16,70 USD/cổ phiếu và thu về 66,8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,9 tỷ USD, lượng vốn huy động khổng lồ nhất trong một đợt IPO tại đại lục. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu bán ra ngoài của tập đoàn này hiện mới chỉ chiếm 13% giá trị toàn doanh nghiệp và phần còn lại vẫn nằm trong tay của tập đoàn mẹ China National Petroleum.
“Tình trạng bong bóng này có thể sẽ còn tiếp diễn một thời gian nữa”, Warren Blight, một nhà phân tích thị trường tại Fox-Pitt Kelton ở Hồng Kông nhận định. “Ai cũng đồng ý với quan điểm rằng, bong bóng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ vỡ. Vấn đề là khi nào điều đó xảy ra và lý do tại sao”.
Tuy nhiên, sự hăng hái đối với cổ phiếu Petro China của các nhà đầu tư trên sàn Thượng Hải thật chẳng giống ở đâu. Vào thời điểm giá cổ phiếu A của PetroChina tăng 191% ở Thượng Hải, cổ phiếu H của tập đoàn này ở Hồng Kông giảm 6,6%. Theo phân tích của các chuyên gia dầu khí, do mức giá trần mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng đối với giá xăng, lĩnh vực lọc dầu của Petro China hiện đang phải chịu lỗ một khoản 10 triệu USD mỗi ngày.
“Petro China không có sức mạnh như của Exxon Mobil”, John Vautrain, Phó chủ tịch của công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz ở Singapore nhận định. “Petro China rất mạnh ở Trung Quốc và điều đó là tốt nếu bạn kiếm tiền ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không phải là nơi lý tưởng cho hoạt động lọc dầu ở thời điểm này. Petro China đang thua lỗ nhiều trong hoạt động lọc dầu”, ông nói. Tuy nhiên, những chi tiết trong bảng cân đối kế toán và giá trị cổ phiếu ở các nơi khác trên thế giới đã hầu như chẳng có ảnh hưởng gì đối với tinh thần đang lên cao của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Khi nào bữa tiệc sẽ ngừng?
Trong nhiều thập kỷ trước, các ngân hàng quốc doanh với mức lãi suất thấp gần như là cách duy nhất để người dân Trung Quốc đổ tiền tiết kiệm của mình vào. Sau đó, thị trường chứng khoán phát triển mạnh của nước này đã tạo ra một sức hút không thể cưỡng lại đối với một thế hệ người Trung Quốc mới.
“Ngày càng có nhiều người ham chơi chứng khoán hơn”, Li Hongtao, một nhà phân tích chứng khoán của công ty Zhejiang Yongan Futures nhận định. “Người ta bị ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nhiều người trong số họ không biết tí gì về chứng khoán và cũng không nhận thức được sự rủi ro có thể xay ra”.
Mới đây, báo chí Trung Quốc cho biết, số lượng tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã vượt con số 100 triệu. Hàng triệu người hưu trí, sinh viên, giáo viên, công nhân viên chức ở nước này đã coi việc vào mạng và kiểm tra danh mục đầu tư là một phần trong đời sống hàng ngày của họ.
Sự biến động của thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ tới bầu không khí ở nơi làm việc. Tại một số công sở, việc theo dõi thị trường và buôn bán chứng khoán đã trở thành một mối đe dọa đối với năng suất làm việc. Tại Ôn Châu, một trong những thành phố giàu nhất ở Trung Quốc, Chính quyền địa phương đã phải cấm các viên chức nhà nước tiến hành giao dịch chứng khoán ở nơi làm việc hoặc bỏ chỗ làm để lên sàn, ai không chấp hành sẽ bị phạt.
Khi sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc tiếp tục nâng cao mức sống cho người dân ở đây, ngày càng có nhiều người coi thị trường chứng khoán là cách để trở nên giàu có hơn. Báo chí cũng liên tục có những bài lớn ca ngợi những nhà đầu tư chứng khoán thành công. “Chứng khoán đã trở thành chủ đề chính trong bữa tối của nhiều gia đình”, ông Li cho biết. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng liên tục nói đến các mã cổ phiếu đang nóng, không khác gì cách các fan hâm mộ thể thao nói đến những vận động viên mà họ yêu thích.
Điều khó dự báo là khi nào “bữa tiệc chứng khoán” đang sôi động của Trung Quốc sẽ dừng lại. Một số nhà kinh tế cho rằng, một đợt điều chỉnh lớn hiện nay trên thị trường chứng khoán sẽ có ít ảnh hưởng tới sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc nói chung.
Một số khác cảnh báo rằng, đợt sụt giảm mạnh làm tổn thương các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có thể sẽ là chất xúc tác cho một cuộc khủng khoảng tài chính với một làn sóng nợ xấu ngập tràn bảng cân đối kế toán của các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc.
Trong một báo cáo mới đây về kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, các ngân hàng nước này ít chịu tác động của thị trường chứng khoán, mặc dù bản báo cáo thừa nhận không có đủ dữ liệu để đưa ra một đánh giá thật chính xác.
Chuyên gia Blight, một chuyên phân tích các ngân hàng châu Á cho rằng, các ngân hàng Trung Quốc đang được lợi từ “một cơn bão hoàn hảo những thông tin tốt lành” về tốc độ tăng trưởng cho vay mạnh mẽ, chênh lệch lãi suất tăng, kiểm soát chi phí chặt chẽ, dự phòng nợ xấu thấp… Nhờ đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng mạnh. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường, mặc dù có mức lợi nhuận thấp hơn các đối thủ toàn cầu khác như Citigroup hay HSBC.
Theo Blight, các ngân hàng Trung Quốc sẽ bị tác động xấu trong trường hợp thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, một phần vì các khách hàng vay tiền với mục đích là đưa vào sản xuất, nhưng lại đem đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, theo ông, ảnh hưởng này sẽ không tới mức thảm họa.
Tháng trước, Shang Fulin, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc hai lần đưa ra cảnh báo rằng các nhà đầu tư cần cảnh giác trước những rủi ro trong bối cảnh thị trường tiếp tục chiều hướng đi lên. Tuy nhiên, những cảnh báo như vậy hầu như chẳng có mấy tác dụng vì các nhà đầu tư cho rằng, Chính phủ sẽ không thể để thị trường sụp đổ, đặc biệt là trước khi diễn ra Olympic Bắc Kinh.
Theo Gordon Kwan, một nhà phân tích của công ty CLSA Asia Pacific Markets, Chính phủ Trung Quốc có các công cụ để gây ảnh hưởng đối với hoạt động của thị trường chứng khoán nước này. Ông đưa ra một dẫn chứng là quyết định của Chính phủ Trung Quốc tăng giá xăng 10% vào tuần trước, ngay trước khi cố phiếu của PetroChina được niêm yết tại Thượng Hải.
“Có thể Chính phủ Trung Quốc đã chọn thời điểm đó để tăng giá xăng ngay nhằm mục đích đưa PetroChina vượt qua Exxon Mobil. Tôi cho rằng, Trung Quốc muốn giành tất cả những vị trí cao nhất. Bộ mặt là điều vô cùng quan trọng đối với nước này”, ông nói.
(Theo IHT)