Đảng viên làm kinh tế ở Trung Quốc
Hiện có hơn 3 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc làm việc ở các công ty tư nhân
Hiện có hơn 3 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc làm việc ở các công ty tư nhân.
Khoảng 810.000 người khác có công ty riêng. Những con số này tuy nhỏ so với 72,4 triệu đảng viên nhưng lại phản ánh tỉ lệ tăng rất lớn.
Số đảng bộ tại các công ty tư nhân đã tăng lên hơn 178.000, tức tăng 80% so với năm 2005. Việc thành lập đảng bộ, kết nạp đảng viên tại các doanh nghiệp tư giúp đảng mở rộng, củng cố cơ sở và là một nguồn lực mới cho sự phát triển lâu dài.
Việc luật pháp Trung Quốc công nhận khái niệm tư hữu đã mở đường cho những thay đổi trên. Tháng 3/2004, Quốc hội nước này đề xuất 13 điểm sửa đổi hiến pháp để chính thức công nhận quyền sở hữu cá nhân về doanh nghiệp và tài sản.
Trước năm 2004, hiến pháp Trung Quốc không sử dụng cụm từ “sở hữu hợp pháp thuộc cá nhân là bất khả xâm phạm” hay cam kết “khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn nền kinh tế tư nhân”. Nhưng đến tháng ba năm nay, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật sở hữu tài sản tư với số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối (99,1%).
Tuy mãi đến năm 2004 hiến pháp Trung Quốc mới chính thức thay đổi cách dùng từ, nhưng những thay đổi đã diễn ra suốt 25 năm qua. Năm 1982, ba năm sau khi bắt đầu cải cách thị trường, hiến pháp Trung Quốc công nhận khu vực tư nhân là thành phần “bổ sung” cho nền kinh tế quốc doanh.
Mười một năm sau, hiến pháp có thêm mục nói về “nền kinh tế thị trường”, và đến năm 1999, các doanh nghiệp tư nhân được nâng tầm lên thành “một phần quan trọng” của nền kinh tế. Cựu chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Giang Trạch Dân, trước khi nghỉ hưu năm 2002, đã tán thành việc kết nạp doanh nhân vào đảng.
Nhờ vậy, từ năm 2002 đến 2006 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có thêm 11,85 triệu đảng viên mới.
Đến giữa năm 2004, quốc gia đông dân nhất thế giới này có 3,44 triệu công ty tư nhân. Nói cách khác, cứ 400 người Trung Quốc thì có một người làm chủ doanh nghiệp riêng với thu nhập hằng năm 24.000 USD.
Tính ra, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp đến một nửa vào sự tăng trưởng kinh tế của nước này.
Khoảng 810.000 người khác có công ty riêng. Những con số này tuy nhỏ so với 72,4 triệu đảng viên nhưng lại phản ánh tỉ lệ tăng rất lớn.
Số đảng bộ tại các công ty tư nhân đã tăng lên hơn 178.000, tức tăng 80% so với năm 2005. Việc thành lập đảng bộ, kết nạp đảng viên tại các doanh nghiệp tư giúp đảng mở rộng, củng cố cơ sở và là một nguồn lực mới cho sự phát triển lâu dài.
Việc luật pháp Trung Quốc công nhận khái niệm tư hữu đã mở đường cho những thay đổi trên. Tháng 3/2004, Quốc hội nước này đề xuất 13 điểm sửa đổi hiến pháp để chính thức công nhận quyền sở hữu cá nhân về doanh nghiệp và tài sản.
Trước năm 2004, hiến pháp Trung Quốc không sử dụng cụm từ “sở hữu hợp pháp thuộc cá nhân là bất khả xâm phạm” hay cam kết “khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn nền kinh tế tư nhân”. Nhưng đến tháng ba năm nay, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật sở hữu tài sản tư với số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối (99,1%).
Tuy mãi đến năm 2004 hiến pháp Trung Quốc mới chính thức thay đổi cách dùng từ, nhưng những thay đổi đã diễn ra suốt 25 năm qua. Năm 1982, ba năm sau khi bắt đầu cải cách thị trường, hiến pháp Trung Quốc công nhận khu vực tư nhân là thành phần “bổ sung” cho nền kinh tế quốc doanh.
Mười một năm sau, hiến pháp có thêm mục nói về “nền kinh tế thị trường”, và đến năm 1999, các doanh nghiệp tư nhân được nâng tầm lên thành “một phần quan trọng” của nền kinh tế. Cựu chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Giang Trạch Dân, trước khi nghỉ hưu năm 2002, đã tán thành việc kết nạp doanh nhân vào đảng.
Nhờ vậy, từ năm 2002 đến 2006 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có thêm 11,85 triệu đảng viên mới.
Đến giữa năm 2004, quốc gia đông dân nhất thế giới này có 3,44 triệu công ty tư nhân. Nói cách khác, cứ 400 người Trung Quốc thì có một người làm chủ doanh nghiệp riêng với thu nhập hằng năm 24.000 USD.
Tính ra, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp đến một nửa vào sự tăng trưởng kinh tế của nước này.