Đánh bom tự sát tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Kyrgyzstan
Chưa có nhóm nào đứng ra lãnh trách nhiệm về vụ tấn công
Một nghi phạm đánh bom tự sát đã dùng xe hơi đâm thẳng vào cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Bishek, thủ đô của Kyrgyzstan, ngày 30/8. Hãng tin Reuters dẫn lời giới chức Kyrgyzstan cho biết, kẻ tấn công đã thiệt mạng và khiến 3 người khác bị thương.
Một phát ngôn viên Bộ Nội vụ Kyrgyzstan dẫn lời Phó thủ tướng Kyrgyzstan, ông Janysh Razakov, rằng vụ tấn công là “một hành động khủng bố”.
Cảnh sát và lực lượng an ninh nhà nước Kyrgyzstan (GKNB) hiện đã phong tỏa hiện trường vụ tấn công và cho biết đang tiến hành công tác điều tra. Vụ nổ xảy ra vào lúc khoảng 10h sáng theo giờ địa phương, tức 4h sáng theo giờ GMT.
Nhà chức trách Kyrgyzstan - một nước thuộc Liên Xô cũ, với khoảng 6 triệu dân đa phần là người theo đạo Hồi - thường xuyên bắt các phần tử Hồi giáo có vũ trang bị tình nghi có liên hệ với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Khu vực Trung Á là nơi mà IS có nhiều hoạt động để chiêu mộ chiến binh thánh chiến. Giới chức cho rằng có khoảng 500 công dân Kyrgyzstan là chiến binh IS.
Ngoài ra, một nhóm có vũ trang chống Trung Quốc với thành viên là người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương - khu vực bị cho là chịu sự đàn áp của Bắc Kinh - cũng hoạt động tích cực ở khu vực này. Vào năm 2014, lực lượng bảo vệ biên giới Kyrgyzstan đã tiêu diệt 11 người bị cho là thành viên của nhóm này khi họ vượt qua biên giới giữa Trung Quốc với Kyrgyzstan.
Theo hãng tin BBC, người phụ trách an ninh tại đại sứ quán Trung Quốc ở Bishek nói rằng 3 người bị thương trong vụ tấn công đều là người Kyrgyzstan. Không một người Trung Quốc nào bị thương trong vụ tấn công.
Một đoạn băng video đăng trên mạng xã hội cho thấy cột khói bốc lên từ khu vực Đại sứ quán bị tấn công.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án vụ tấn công, gọi đây là hành động “cực đoan và bạo lực”, đồng thời hối thúc nhà chức trách Kyrgyzstan điều tra kỹ lưỡng. Chưa có nhóm nào đứng ra lãnh trách nhiệm về vụ tấn công.
BBC cho biết, chiếc xe ôtô đã đâm qua cổng Đại sứ quán, và phát nổ ngay gần nơi ở của vị đại sứ.
Toàn bộ nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc và Đại sứ quán Mỹ gần đó đều đã được sơ tán.
Trước đây, người Trung Quốc đã từng là mục tiêu bị tấn công ở Kyrgyzstan. Vào năm 2000, một quan chức Trung Quốc bị bắn chết ở Kyrgyzstan trong một vụ tấn công được cho là người Duy Ngô Nhĩ gây ra.
Một phát ngôn viên Bộ Nội vụ Kyrgyzstan dẫn lời Phó thủ tướng Kyrgyzstan, ông Janysh Razakov, rằng vụ tấn công là “một hành động khủng bố”.
Cảnh sát và lực lượng an ninh nhà nước Kyrgyzstan (GKNB) hiện đã phong tỏa hiện trường vụ tấn công và cho biết đang tiến hành công tác điều tra. Vụ nổ xảy ra vào lúc khoảng 10h sáng theo giờ địa phương, tức 4h sáng theo giờ GMT.
Nhà chức trách Kyrgyzstan - một nước thuộc Liên Xô cũ, với khoảng 6 triệu dân đa phần là người theo đạo Hồi - thường xuyên bắt các phần tử Hồi giáo có vũ trang bị tình nghi có liên hệ với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Khu vực Trung Á là nơi mà IS có nhiều hoạt động để chiêu mộ chiến binh thánh chiến. Giới chức cho rằng có khoảng 500 công dân Kyrgyzstan là chiến binh IS.
Ngoài ra, một nhóm có vũ trang chống Trung Quốc với thành viên là người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương - khu vực bị cho là chịu sự đàn áp của Bắc Kinh - cũng hoạt động tích cực ở khu vực này. Vào năm 2014, lực lượng bảo vệ biên giới Kyrgyzstan đã tiêu diệt 11 người bị cho là thành viên của nhóm này khi họ vượt qua biên giới giữa Trung Quốc với Kyrgyzstan.
Theo hãng tin BBC, người phụ trách an ninh tại đại sứ quán Trung Quốc ở Bishek nói rằng 3 người bị thương trong vụ tấn công đều là người Kyrgyzstan. Không một người Trung Quốc nào bị thương trong vụ tấn công.
Một đoạn băng video đăng trên mạng xã hội cho thấy cột khói bốc lên từ khu vực Đại sứ quán bị tấn công.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án vụ tấn công, gọi đây là hành động “cực đoan và bạo lực”, đồng thời hối thúc nhà chức trách Kyrgyzstan điều tra kỹ lưỡng. Chưa có nhóm nào đứng ra lãnh trách nhiệm về vụ tấn công.
BBC cho biết, chiếc xe ôtô đã đâm qua cổng Đại sứ quán, và phát nổ ngay gần nơi ở của vị đại sứ.
Toàn bộ nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc và Đại sứ quán Mỹ gần đó đều đã được sơ tán.
Trước đây, người Trung Quốc đã từng là mục tiêu bị tấn công ở Kyrgyzstan. Vào năm 2000, một quan chức Trung Quốc bị bắn chết ở Kyrgyzstan trong một vụ tấn công được cho là người Duy Ngô Nhĩ gây ra.