Đào, quất hồi hộp đợi Tết
Trong đợt mưa ngập đầu tháng 11 vừa qua, diện tích trồng đào trên toàn phường Nhật Tân (Hà Nội) bị "chết" không nhiều
Ông Nguyễn Văn Triển, chủ một vườn đào lớn tại phường Nhật Tân (Hà Nội) cho biết trong đợt mưa ngập đầu tháng 11 vừa qua, diện tích trồng đào trên toàn phường bị "chết" không nhiều, chỉ khoảng 10% trong tổng số 35 ha.
Nhưng mưa lớn, lượng nước nhiều đã làm cho nhiều cây đào ra lộc sớm, mắt hoa nhỏ. Nếu thời tiết năm nay lại có những diễn biến bất thường như năm trước, khả năng hoa đào nở sau Tết là rất có thể. Còn nếu thuận lợi hơn thì hoa cũng không thể to và thắm như những năm trước.
“Đối với cây đào, thời tiết đóng vai trò chủ chốt, ngay cả những người làm vườn lâu năm cũng rất khó có thể khắc phục. Vì vậy, tới thời điểm này vẫn chưa thể nói gì về sản lượng thu hoạch sắp tới. Trong khi đó, sản lượng lại quyết định giá của đào Tết”, ông Triển nói.
Anh Kỳ Anh, một người dân địa phương có nhiều năm trồng đào, cho rằng vùng trồng đào truyền thống tại phường Nhật Tân hiện chỉ còn chiếm 1/4 sản lượng cung cấp cho thị trường Hà Nội, do diện tích đất trồng thu hẹp và sự xuất hiện của nhiều vùng trồng đào mới quanh Hà Nội như Dương Nội, Đông Anh...
Tuy nhiên, theo anh, do trong đợt mưa ngập vừa qua, hầu hết các vùng mới này đều đã bị ngập nặng, ảnh hưởng xấu đến sản lượng đào, nên về giá cả, đào Tết năm nay chắc chắn sẽ phải đắt hơn so với năm trước.
Tuy tán thành với nhận định giá đào Tết có thể tăng, nhưng bà Đỗ Thị Mai Lan, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp phường Nhật Tân cũng cho biết trong dịp Tết năm ngoái, tuy thời tiết lạnh kéo dài nhiều ngày đã khiến cho 1/2 diện tích trồng đào không thể thu hoạch đúng vụ, nhưng toàn thị trường vẫn không xảy ra tình trạng khan hiếm. Vì vậy, năm nay cũng rất ít khả năng sẽ xảy ra tình trạng khan hàng và tăng giá quá mạnh.
Trái hẳn với tâm lý phấp phỏng của nhiều hộ trồng đào, các hộ trồng quất tại phường Tứ Liên (Hà Nội) lại có tâm lý khá bình ổn. Theo những người dân ở đây, đợt mưa lụt vừa qua tuy có ảnh hưởng nhưng đến sinh trưởng của cây, nhưng tới nay cây quất vẫn phát triển hoàn toàn theo đúng chu kỳ.
Hiện các hộ trồng quất ở đây đang tập trung vào uốn cành để chuẩn bị cho những ngày thu hoạch tới. “Về cơ bản, đối với cây quất, hiện không còn nhiều điều phải lo ngại, có chăng chỉ mưa đá hay lượng mưa quá lớn mới có thể làm ảnh hưởng”, dừng tay uốn cành, anh Triệu Văn Khuyến, một chủ vườn tại đây nói.
Anh cho biết thêm, do không phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên cây quất được trồng phổ biến ở nhiều nơi hơn đào. Lượng quất phục vụ cho thị trường Hà Nội trong dịp Tết còn được đưa về khá nhiều từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh…
Tuy nhiên, do năm nay giá cả đầu vào đều tăng mạnh như giá cây giống, tiếp đó là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nên giá "đầu ra" của cây chắc chắn sẽ phải tăng thêm. “Nhưng về mức giá cụ thể thì không ai có thể khẳng định trước điều gì. Đào, quất là cây cảnh, nên đa phần là do người bán gặp người mua quyết định”, anh Khuyến nói.
Nhưng mưa lớn, lượng nước nhiều đã làm cho nhiều cây đào ra lộc sớm, mắt hoa nhỏ. Nếu thời tiết năm nay lại có những diễn biến bất thường như năm trước, khả năng hoa đào nở sau Tết là rất có thể. Còn nếu thuận lợi hơn thì hoa cũng không thể to và thắm như những năm trước.
“Đối với cây đào, thời tiết đóng vai trò chủ chốt, ngay cả những người làm vườn lâu năm cũng rất khó có thể khắc phục. Vì vậy, tới thời điểm này vẫn chưa thể nói gì về sản lượng thu hoạch sắp tới. Trong khi đó, sản lượng lại quyết định giá của đào Tết”, ông Triển nói.
Anh Kỳ Anh, một người dân địa phương có nhiều năm trồng đào, cho rằng vùng trồng đào truyền thống tại phường Nhật Tân hiện chỉ còn chiếm 1/4 sản lượng cung cấp cho thị trường Hà Nội, do diện tích đất trồng thu hẹp và sự xuất hiện của nhiều vùng trồng đào mới quanh Hà Nội như Dương Nội, Đông Anh...
Tuy nhiên, theo anh, do trong đợt mưa ngập vừa qua, hầu hết các vùng mới này đều đã bị ngập nặng, ảnh hưởng xấu đến sản lượng đào, nên về giá cả, đào Tết năm nay chắc chắn sẽ phải đắt hơn so với năm trước.
Tuy tán thành với nhận định giá đào Tết có thể tăng, nhưng bà Đỗ Thị Mai Lan, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp phường Nhật Tân cũng cho biết trong dịp Tết năm ngoái, tuy thời tiết lạnh kéo dài nhiều ngày đã khiến cho 1/2 diện tích trồng đào không thể thu hoạch đúng vụ, nhưng toàn thị trường vẫn không xảy ra tình trạng khan hiếm. Vì vậy, năm nay cũng rất ít khả năng sẽ xảy ra tình trạng khan hàng và tăng giá quá mạnh.
Trái hẳn với tâm lý phấp phỏng của nhiều hộ trồng đào, các hộ trồng quất tại phường Tứ Liên (Hà Nội) lại có tâm lý khá bình ổn. Theo những người dân ở đây, đợt mưa lụt vừa qua tuy có ảnh hưởng nhưng đến sinh trưởng của cây, nhưng tới nay cây quất vẫn phát triển hoàn toàn theo đúng chu kỳ.
Hiện các hộ trồng quất ở đây đang tập trung vào uốn cành để chuẩn bị cho những ngày thu hoạch tới. “Về cơ bản, đối với cây quất, hiện không còn nhiều điều phải lo ngại, có chăng chỉ mưa đá hay lượng mưa quá lớn mới có thể làm ảnh hưởng”, dừng tay uốn cành, anh Triệu Văn Khuyến, một chủ vườn tại đây nói.
Anh cho biết thêm, do không phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên cây quất được trồng phổ biến ở nhiều nơi hơn đào. Lượng quất phục vụ cho thị trường Hà Nội trong dịp Tết còn được đưa về khá nhiều từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh…
Tuy nhiên, do năm nay giá cả đầu vào đều tăng mạnh như giá cây giống, tiếp đó là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nên giá "đầu ra" của cây chắc chắn sẽ phải tăng thêm. “Nhưng về mức giá cụ thể thì không ai có thể khẳng định trước điều gì. Đào, quất là cây cảnh, nên đa phần là do người bán gặp người mua quyết định”, anh Khuyến nói.