Đào, quất thấp thỏm chờ Tết
Khi mưa lụt hoành hành Hà Nội vào đầu tháng 11/2008, không ít người đã lo ngại Tết năm nay sẽ vắng bóng đào, quất
Khi mưa lụt hoành hành Hà Nội vào đầu tháng 11/2008, không ít người đã lo ngại Tết năm nay sẽ vắng bóng đào, quất.
Trái hẳn với dự đoán của nhiều người cách đây chưa đầy 2 tháng, giờ đây dạo quanh những vườn quất Hà Nội, nơi đâu cũng vàng ruộm màu quất chín. Ở những vườn quất thoát nạn” hồng thủy” năm ngoái, hầu hết quất đều chín sớm hơn mọi năm, quả sai đều, lộc nảy đúng kỳ.
Giá lên chút ít, nhưng vẫn đủ cung
Anh Hiền, chủ một vườn quất ở xã Tứ Liên cho biết, quất tết năm nay chắc chắn sẽ lên giá so với năm ngoái, nhưng tăng không nhiều.
Năm nay, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn lịch sử, cùng với sương muối xuất hiện liên tục, nên người trồng quất phải đầu tư thuốc và phân bón nhiều hơn. Chi phí chăm sóc tăng sẽ đội giá quất lên chút đỉnh, chứ không phải vì cung thiếu hụt so với cầu. Những cây quất “bình dân” sẽ có giá bán từ 150-400 nghìn đồng, tùy theo độ rộng của tán, dáng thế và độ bắt mắt.
Anh Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thành Phát nhận định: Đợt ngập úng đã “tiêu hủy” 40% sản lượng quất của Hà Nội. Tuy nhiên, do năm nay kinh tế khó khăn khiến nhiều người “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu, nên nhu cầu mua quất, đào tết sẽ giảm so với mọi năm.
Cùng với lượng quất được “chi viện” từ các tỉnh về Thủ đô, nên cung cầu sẽ tương đối cân bằng. Khả năng năm nay cũng sẽ không còn tình trạng người kinh doanh đào, quất phải bán đổ bán tháo vào đêm 30 tết.
Bởi vậy, tuy nguồn hàng của Công ty Thành Phát chỉ có 500 cây quất, bằng một nửa so với mọi năm, nhưng sẽ chỉ tăng giá bán lên 20% so với Tết Mậu Tý. Đối tượng khách hàng mà Công ty Thành Phát hướng đến là những người khá giả, chịu chơi. Quất tại đây được chọn đẹp kỹ lưỡng và đều thuộc loại “hàng khủng” chiều cao từ 2-4m, đường kính tán từ 1,2-2m, giá bán từ 1,5 - 5 triệu đồng/cây. Công ty vận chuyển giao hàng tận nơi miễn phí đối với khách ở nội thành, chăm sóc định kỳ miễn phí cho quất trong suốt thời gian từ khi khách mua sản phẩm đến tận Tết nửa tháng. Bảo hành 1 đổi 1 trong trường hợp quất bị héo, chết trước ngày 20/1/2009 nếu do lỗi của nhà cung cấp.
Ông Vinh, một người chuyên buôn bán quất tết ở Dương Nội cho biết: do dự tính Tết Kỷ Sửu nguồn cung đào và quất sẽ khan hiếm, bởi vậy ngay từ đầu tháng 12/2008, gia đình đã chia nhau đi các tỉnh xa để “săn lùng” quất.
Quất ở các tỉnh chất lượng không đồng đều, khó vừa mắt khách hàng thủ đô vốn rất sành chơi, bởi vậy phải chọn lựa từng cây rất kỹ lưỡng. Quất vận chuyển từ xa về, lại bày bán ở mặt phố nhiều ngày, bầu đất thường khô nước kéo dài, nên rất khó giữ cho quả tươi lâu. Phổ biến là hiện tượng khách mua hàng chở về nhà hoặc chỉ sau 1-2 ngày là quất hết quả.
Trước đây, rất nhiều vị khách mua còn ít kinh nghiệm, nên quất loại này còn cạnh tranh được nhờ giá bán rẻ. Ngày nay, khách mua đã "khôn" hơn, nên nghề kinh doanh quất Tết kiếm tiền không dễ.
Hoa đào sẽ khan hiếm
Trên đường cao tốc Láng-Hòa Lạc, đoạn qua địa phận xã Song Phương, nhiều nông dân đã tập kết hàng ngàn cây cam cảnh để phục vụ khách chơi Tết. Những cây cam sum suê ngự trong chậu đất nung, đỏ ối những chùm quả chín mọng, lúc lỉu trông thật thích mắt.
Chị Nguyễn Đắc Phượng, cho biết: đây là giống cam canh, được ghép mắt lên gốc cây bưởi diễn, phải trồng rất kỳ công, sau 3 năm mới bán được. Khác với quất, cam cảnh chơi được lâu hơn, trái ngọt lịm để ăn dần chứ không bỏ phí như quất. Với 1 sào đất vườn, năm nay gia đình chị Phượng có 300 cây cam cảnh bán Tết, giá từ 300 nghìn- 700 nghìn đồng/cây, dự tính cho lợi nhuận khoảng 70-100 triệu đồng.
Trái ngược hẳn với quất, người trồng đào năm nay đã sớm nhìn thấy sự mất mùa. Diện tích trồng đào ở quận Tây Hồ vốn đã thu hẹp chỉ còn khoảng 90 ha, qua đợt ngập úng lại bị mất gần 40 ha. Thiệt hại lớn nhất là những hộ trồng đào thế cổ thụ, vì mỗi cây đào thế thường có giá 3-7 triệu đồng tuỳ theo tuổi.
Anh Quỳnh, một người trồng đào thế ở Nhật Tân cho biết, trước đây năm nào gia đình anh cũng bán ra thị trường hơn 100 gốc đào thế, có những cây được trả giá tới 10 triệu đồng. Năm nay, đào chết hàng loạt thành “củi đun”. Anh nhẩm tính, cây rẻ nhất cũng 2 triệu đồng/gốc, trận mưa lớn đã cướp đi của gia đình hơn 200 triệu đồng.
Từ khi phần lớn diện tích trồng đào, quất ở Nhật Tân, Phú Thượng (Quận Tây Hồ) nhường đất cho các khu đô thị mới, thì làng La Cả (xã Dương Nội, Hà Đông) đã trở thành làng trồng đào lớn nhất Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Trung Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Dương Nội, La Cả có 2.250 hộ trồng đào với diện tích khoảng 105 ha, nhưng 70% diện tích đào đã bị chết do mưa lụt. Mặc dù chỉ còn khoảng 30% diện tích đào nhưng cũng khó làm cho đào nở vào đúng dịp Tết. Tại những vựa đào lớn ở Gia Lộc (Hải Dương), Văn Lâm, Văn Giang (Hưng Yên), diện tích đào chết chiếm tỷ lệ rất lớn.
Dạo quanh những vườn đào còn sống sót, dễ cảm nhận sự lo âu phấp phỏng, vì chưa biết chất lượng hoa sẽ ra sao, liệu có nở đúng kỳ. Theo một người trồng đào, nếu từ nay đến Tết thời tiết tiếp tục ấm như hiện nay, khả năng vườn đào chỉ trúng được một nửa, còn một nửa sẽ nở sớm. Thời tiết vẫn là yếu tố rất khó lường, nhưng lại có ảnh hưởng quyết định tới chuyện được thua của các vườn đào, yếu tố kĩ thuật chỉ chiếm 20-30%. Vì thế, phải đến ngoài 20 tháng Chạp người trồng đào mới có thể nói chuyện được thua.
Bên cạnh cây bích đào truyền thống, nguồn cung đào tết được bổ sung một phần từ các tỉnh đưa về. Đào rừng Sa Pa đang dần trở thành thú chơi của dân Hà Nội, năm nay nguồn đào Sa Pa sẽ đổ về Thủ đô nhiều hơn.
Giới kinh doanh đào tết nhận định, năm nay sẽ rất ít những cây đào đẹp. Do nguồn cung đào khan hiếm, nên những người trồng sẽ tăng giá bán rất cao, những cây đào đẹp sẽ vào khoảng 1,5-2 triệu, thậm chí có những cây lên đến 4-5 triệu.
Tuy nhiên, điều mà những người trồng đào lo lắng là tỷ lệ rất lớn cây đào không đạt chuẩn và nở hoa không đúng kỳ. Những cây này sẽ không dễ để khách hành để mắt tới, nên giá bán sẽ rất thấp, thậm chí phải nhổ bỏ đi, vì vậy sẽ phải tăng giá bán những cây đào đẹp để bù đắp lại.
Trái hẳn với dự đoán của nhiều người cách đây chưa đầy 2 tháng, giờ đây dạo quanh những vườn quất Hà Nội, nơi đâu cũng vàng ruộm màu quất chín. Ở những vườn quất thoát nạn” hồng thủy” năm ngoái, hầu hết quất đều chín sớm hơn mọi năm, quả sai đều, lộc nảy đúng kỳ.
Giá lên chút ít, nhưng vẫn đủ cung
Anh Hiền, chủ một vườn quất ở xã Tứ Liên cho biết, quất tết năm nay chắc chắn sẽ lên giá so với năm ngoái, nhưng tăng không nhiều.
Năm nay, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn lịch sử, cùng với sương muối xuất hiện liên tục, nên người trồng quất phải đầu tư thuốc và phân bón nhiều hơn. Chi phí chăm sóc tăng sẽ đội giá quất lên chút đỉnh, chứ không phải vì cung thiếu hụt so với cầu. Những cây quất “bình dân” sẽ có giá bán từ 150-400 nghìn đồng, tùy theo độ rộng của tán, dáng thế và độ bắt mắt.
Anh Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thành Phát nhận định: Đợt ngập úng đã “tiêu hủy” 40% sản lượng quất của Hà Nội. Tuy nhiên, do năm nay kinh tế khó khăn khiến nhiều người “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu, nên nhu cầu mua quất, đào tết sẽ giảm so với mọi năm.
Cùng với lượng quất được “chi viện” từ các tỉnh về Thủ đô, nên cung cầu sẽ tương đối cân bằng. Khả năng năm nay cũng sẽ không còn tình trạng người kinh doanh đào, quất phải bán đổ bán tháo vào đêm 30 tết.
Bởi vậy, tuy nguồn hàng của Công ty Thành Phát chỉ có 500 cây quất, bằng một nửa so với mọi năm, nhưng sẽ chỉ tăng giá bán lên 20% so với Tết Mậu Tý. Đối tượng khách hàng mà Công ty Thành Phát hướng đến là những người khá giả, chịu chơi. Quất tại đây được chọn đẹp kỹ lưỡng và đều thuộc loại “hàng khủng” chiều cao từ 2-4m, đường kính tán từ 1,2-2m, giá bán từ 1,5 - 5 triệu đồng/cây. Công ty vận chuyển giao hàng tận nơi miễn phí đối với khách ở nội thành, chăm sóc định kỳ miễn phí cho quất trong suốt thời gian từ khi khách mua sản phẩm đến tận Tết nửa tháng. Bảo hành 1 đổi 1 trong trường hợp quất bị héo, chết trước ngày 20/1/2009 nếu do lỗi của nhà cung cấp.
Ông Vinh, một người chuyên buôn bán quất tết ở Dương Nội cho biết: do dự tính Tết Kỷ Sửu nguồn cung đào và quất sẽ khan hiếm, bởi vậy ngay từ đầu tháng 12/2008, gia đình đã chia nhau đi các tỉnh xa để “săn lùng” quất.
Quất ở các tỉnh chất lượng không đồng đều, khó vừa mắt khách hàng thủ đô vốn rất sành chơi, bởi vậy phải chọn lựa từng cây rất kỹ lưỡng. Quất vận chuyển từ xa về, lại bày bán ở mặt phố nhiều ngày, bầu đất thường khô nước kéo dài, nên rất khó giữ cho quả tươi lâu. Phổ biến là hiện tượng khách mua hàng chở về nhà hoặc chỉ sau 1-2 ngày là quất hết quả.
Trước đây, rất nhiều vị khách mua còn ít kinh nghiệm, nên quất loại này còn cạnh tranh được nhờ giá bán rẻ. Ngày nay, khách mua đã "khôn" hơn, nên nghề kinh doanh quất Tết kiếm tiền không dễ.
Hoa đào sẽ khan hiếm
Trên đường cao tốc Láng-Hòa Lạc, đoạn qua địa phận xã Song Phương, nhiều nông dân đã tập kết hàng ngàn cây cam cảnh để phục vụ khách chơi Tết. Những cây cam sum suê ngự trong chậu đất nung, đỏ ối những chùm quả chín mọng, lúc lỉu trông thật thích mắt.
Chị Nguyễn Đắc Phượng, cho biết: đây là giống cam canh, được ghép mắt lên gốc cây bưởi diễn, phải trồng rất kỳ công, sau 3 năm mới bán được. Khác với quất, cam cảnh chơi được lâu hơn, trái ngọt lịm để ăn dần chứ không bỏ phí như quất. Với 1 sào đất vườn, năm nay gia đình chị Phượng có 300 cây cam cảnh bán Tết, giá từ 300 nghìn- 700 nghìn đồng/cây, dự tính cho lợi nhuận khoảng 70-100 triệu đồng.
Trái ngược hẳn với quất, người trồng đào năm nay đã sớm nhìn thấy sự mất mùa. Diện tích trồng đào ở quận Tây Hồ vốn đã thu hẹp chỉ còn khoảng 90 ha, qua đợt ngập úng lại bị mất gần 40 ha. Thiệt hại lớn nhất là những hộ trồng đào thế cổ thụ, vì mỗi cây đào thế thường có giá 3-7 triệu đồng tuỳ theo tuổi.
Anh Quỳnh, một người trồng đào thế ở Nhật Tân cho biết, trước đây năm nào gia đình anh cũng bán ra thị trường hơn 100 gốc đào thế, có những cây được trả giá tới 10 triệu đồng. Năm nay, đào chết hàng loạt thành “củi đun”. Anh nhẩm tính, cây rẻ nhất cũng 2 triệu đồng/gốc, trận mưa lớn đã cướp đi của gia đình hơn 200 triệu đồng.
Từ khi phần lớn diện tích trồng đào, quất ở Nhật Tân, Phú Thượng (Quận Tây Hồ) nhường đất cho các khu đô thị mới, thì làng La Cả (xã Dương Nội, Hà Đông) đã trở thành làng trồng đào lớn nhất Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Trung Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Dương Nội, La Cả có 2.250 hộ trồng đào với diện tích khoảng 105 ha, nhưng 70% diện tích đào đã bị chết do mưa lụt. Mặc dù chỉ còn khoảng 30% diện tích đào nhưng cũng khó làm cho đào nở vào đúng dịp Tết. Tại những vựa đào lớn ở Gia Lộc (Hải Dương), Văn Lâm, Văn Giang (Hưng Yên), diện tích đào chết chiếm tỷ lệ rất lớn.
Dạo quanh những vườn đào còn sống sót, dễ cảm nhận sự lo âu phấp phỏng, vì chưa biết chất lượng hoa sẽ ra sao, liệu có nở đúng kỳ. Theo một người trồng đào, nếu từ nay đến Tết thời tiết tiếp tục ấm như hiện nay, khả năng vườn đào chỉ trúng được một nửa, còn một nửa sẽ nở sớm. Thời tiết vẫn là yếu tố rất khó lường, nhưng lại có ảnh hưởng quyết định tới chuyện được thua của các vườn đào, yếu tố kĩ thuật chỉ chiếm 20-30%. Vì thế, phải đến ngoài 20 tháng Chạp người trồng đào mới có thể nói chuyện được thua.
Bên cạnh cây bích đào truyền thống, nguồn cung đào tết được bổ sung một phần từ các tỉnh đưa về. Đào rừng Sa Pa đang dần trở thành thú chơi của dân Hà Nội, năm nay nguồn đào Sa Pa sẽ đổ về Thủ đô nhiều hơn.
Giới kinh doanh đào tết nhận định, năm nay sẽ rất ít những cây đào đẹp. Do nguồn cung đào khan hiếm, nên những người trồng sẽ tăng giá bán rất cao, những cây đào đẹp sẽ vào khoảng 1,5-2 triệu, thậm chí có những cây lên đến 4-5 triệu.
Tuy nhiên, điều mà những người trồng đào lo lắng là tỷ lệ rất lớn cây đào không đạt chuẩn và nở hoa không đúng kỳ. Những cây này sẽ không dễ để khách hành để mắt tới, nên giá bán sẽ rất thấp, thậm chí phải nhổ bỏ đi, vì vậy sẽ phải tăng giá bán những cây đào đẹp để bù đắp lại.