Đâu chỉ là chuyện y đức
Vụ việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức chỉ được phát hiện khi có đơn kiện của nhân viên xét nghiệm
Hàng năm, công tác kiểm tra bệnh viện của Bộ Y tế đều được tiến hành và là một trong các nội dung quan trọng trong quản lý bệnh viện. Ngay tại Hà Nội, vừa lộ chuyện Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức lấy máu của bệnh nhân, không làm xét nghiệm mà vẫn có kết quả, bằng cách “nhân bản” một kết quả khác thành nhiều bản để đưa cho người bệnh, bất chấp người đó là ai.
Vụ việc chỉ được phát hiện khi có đơn kiện của nhân viên xét nghiệm trong bệnh viện. Theo phản ánh trong đơn, số bệnh nhân bị bệnh viện này lừa lên đến hàng nghìn người. Ngày 7/8/2013, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án hình sự với tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Kết quả xét nghiệm giống hệt nhau
Thường trực Thành ủy Tp.Hà Nội đã họp với sự tham gia của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy để chỉ đạo xử lý vụ việc sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Tp.Hà Nội, cho biết kết quả điều tra ban đầu cho thấy đơn tố giác của bà Hoàng Thị Nguyệt nhân viên và bà Nguyễn Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức là đúng.
Từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã cấp phát hơn 2.200 phiếu xét nghiệm cho bệnh nhân, trong đó có hơn 1.100 phiếu xét nghiệm huyết học trùng nhau. Có trường hợp 1 phiếu trùng 3 người khác; nhiều trường hợp 1 phiếu có kết quả trùng với 1-2 người khác.
Các phiếu xét nghiệm khống này đều trong lĩnh vực huyết học đối với các bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế. Theo xác minh ban đầu, việc làm này nhằm thanh toán lấy tiền từ quỹ bảo hiểm y tế chuyển tới các khoa sử dụng chung và mục đích cá nhân, tổng số tiền khoảng 60 triệu đồng.
Lâu nay ngành y tế vẫn không thiếu chuyện xì xèo nhưng có thể nói vụ việc kể trên xảy ra đã “hạ ngục” lòng tin của người dân vào chất lượng dịch vụ y tế. Ngay cả người trong ngành cũng phải thốt lên “làm ăn kiểu này thì không thể chấp nhận được”.
Hơn nữa, từ đầu tháng 8/2013, Hà Nội cũng đã quyết định điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ y tế với hàm ý nâng cao chất lượng dịch vụ và UBND Tp.Hà Nội cũng vừa ra công văn yêu cầu các cơ sở y tế phải cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, phương án điều trị hợp lý, có hiệu quả để người bệnh lựa chọn cũng như dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp...
Không thể là chuyện sai sót chuyên môn
Đánh giá vụ việc này, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội cho rằng “Vụ việc có mức độ sai phạm rất nghiêm trọng, nghiêm trọng đến mức có nhiều người không nghĩ có sự việc xảy ra như thế tại thời điểm này trên địa bàn Thủ đô”.
Ông Nghị cũng cho biết đây là thời điểm thành phố đẩy mạnh triển khai nghị quyết Trung ương 4, nhất là mới đây thành phố xử lý kỷ luật hành chính mức nặng nhất đối với một nhân viên y tế là sa thải khỏi ngành. Ông Nghị bức xúc “Thế mà Bệnh viện đa khoa Hoài Đức không biết sợ là gì”.
Như vậy, có thể nói qua vụ án này không thể lý giải đó là những sai sót chuyên môn đơn thuần của từng cá nhân hoặc riêng lẻ từng địa phương nữa. Thậm chí nếu nói đến y đức trong vụ việc này thì lại quá là xa xỉ đối với họ, ở đây không còn đơn giản là chuyện y đức.
Những bất thường trong ngành y đã và đang diễn ra đang có nguy cơ trở thành phổ biến đòi hỏi ngành y tế cần xem xét lại chính sách quản lý và vận hành của mình, nhất là vấn đề phát huy quyền dân chủ thực sự của cán bộ, công chức ngành y.
Còn đối với Hà Nội, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần phải bằng những thực hành cụ thể, nói đi đôi với làm chứ không phải bằng lời hô hào suông nữa.
Trước mắt để giải quyết hậu quả vụ việc, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức từ ngày 13/8 sẽ tiếp nhận khám sức khỏe miễn phí cho các trường hợp đã bị trả sai kết quả xét nghiệm. Các trường hợp được khám là những trường hợp đã đến khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức từ tháng 7/2012-5/2013.
Chị Hoàng Thị Nguyệt, nhân viên Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức phát biểu: “Tôi mong muốn các sai trái bị triệt tiêu, bệnh nhân, người lao động bớt khổ. Tôi cũng mong những người làm sai thay đổi, nhận ra hậu quả nghiêm trọng với bệnh nhân do việc làm sai trái của họ vì có người vẫn còn nói rằng những gian dối xét nghiệm chỉ là lỗi chứ không phải tội”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Vụ việc chỉ được phát hiện khi có đơn kiện của nhân viên xét nghiệm trong bệnh viện. Theo phản ánh trong đơn, số bệnh nhân bị bệnh viện này lừa lên đến hàng nghìn người. Ngày 7/8/2013, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án hình sự với tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Kết quả xét nghiệm giống hệt nhau
Thường trực Thành ủy Tp.Hà Nội đã họp với sự tham gia của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy để chỉ đạo xử lý vụ việc sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Tp.Hà Nội, cho biết kết quả điều tra ban đầu cho thấy đơn tố giác của bà Hoàng Thị Nguyệt nhân viên và bà Nguyễn Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức là đúng.
Từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã cấp phát hơn 2.200 phiếu xét nghiệm cho bệnh nhân, trong đó có hơn 1.100 phiếu xét nghiệm huyết học trùng nhau. Có trường hợp 1 phiếu trùng 3 người khác; nhiều trường hợp 1 phiếu có kết quả trùng với 1-2 người khác.
Các phiếu xét nghiệm khống này đều trong lĩnh vực huyết học đối với các bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế. Theo xác minh ban đầu, việc làm này nhằm thanh toán lấy tiền từ quỹ bảo hiểm y tế chuyển tới các khoa sử dụng chung và mục đích cá nhân, tổng số tiền khoảng 60 triệu đồng.
Lâu nay ngành y tế vẫn không thiếu chuyện xì xèo nhưng có thể nói vụ việc kể trên xảy ra đã “hạ ngục” lòng tin của người dân vào chất lượng dịch vụ y tế. Ngay cả người trong ngành cũng phải thốt lên “làm ăn kiểu này thì không thể chấp nhận được”.
Hơn nữa, từ đầu tháng 8/2013, Hà Nội cũng đã quyết định điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ y tế với hàm ý nâng cao chất lượng dịch vụ và UBND Tp.Hà Nội cũng vừa ra công văn yêu cầu các cơ sở y tế phải cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, phương án điều trị hợp lý, có hiệu quả để người bệnh lựa chọn cũng như dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp...
Không thể là chuyện sai sót chuyên môn
Đánh giá vụ việc này, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội cho rằng “Vụ việc có mức độ sai phạm rất nghiêm trọng, nghiêm trọng đến mức có nhiều người không nghĩ có sự việc xảy ra như thế tại thời điểm này trên địa bàn Thủ đô”.
Ông Nghị cũng cho biết đây là thời điểm thành phố đẩy mạnh triển khai nghị quyết Trung ương 4, nhất là mới đây thành phố xử lý kỷ luật hành chính mức nặng nhất đối với một nhân viên y tế là sa thải khỏi ngành. Ông Nghị bức xúc “Thế mà Bệnh viện đa khoa Hoài Đức không biết sợ là gì”.
Như vậy, có thể nói qua vụ án này không thể lý giải đó là những sai sót chuyên môn đơn thuần của từng cá nhân hoặc riêng lẻ từng địa phương nữa. Thậm chí nếu nói đến y đức trong vụ việc này thì lại quá là xa xỉ đối với họ, ở đây không còn đơn giản là chuyện y đức.
Những bất thường trong ngành y đã và đang diễn ra đang có nguy cơ trở thành phổ biến đòi hỏi ngành y tế cần xem xét lại chính sách quản lý và vận hành của mình, nhất là vấn đề phát huy quyền dân chủ thực sự của cán bộ, công chức ngành y.
Còn đối với Hà Nội, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần phải bằng những thực hành cụ thể, nói đi đôi với làm chứ không phải bằng lời hô hào suông nữa.
Trước mắt để giải quyết hậu quả vụ việc, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức từ ngày 13/8 sẽ tiếp nhận khám sức khỏe miễn phí cho các trường hợp đã bị trả sai kết quả xét nghiệm. Các trường hợp được khám là những trường hợp đã đến khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức từ tháng 7/2012-5/2013.
Chị Hoàng Thị Nguyệt, nhân viên Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức phát biểu: “Tôi mong muốn các sai trái bị triệt tiêu, bệnh nhân, người lao động bớt khổ. Tôi cũng mong những người làm sai thay đổi, nhận ra hậu quả nghiêm trọng với bệnh nhân do việc làm sai trái của họ vì có người vẫn còn nói rằng những gian dối xét nghiệm chỉ là lỗi chứ không phải tội”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)