Đấu giá chứng khoán: Khó quá nên chưa quy định
Pháp luật về chứng khoán hiện hành không có quy định về đấu giá chứng khoán
Chiều 14/9, cho ý kiến về dự án Luật Đấu giá tài sản, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về sự vắng bóng của quy định đấu giá chứng khoán.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, thảo luận tại Quốc hội khoá 13, có ý kiến đề nghị cân nhắc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu giá tài sản đối với chứng khoán và tài sản nhà nước ở nước ngoài để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất.
Tiếp thu ý kiến này, Thường trực Ủy ban Kinh tế chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định rõ việc đấu giá chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Việc đấu giá tài sản nhà nước ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định và một số ý kiến khác chỉ ra rằng pháp luật về chứng khoán hiện hành không có quy định về đấu giá chứng khoán.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - đại diện cơ quan soạn thảo - phân trần rằng đấu giá chứng khoán là việc liên quan nhiều đến giao dịch điện tử, quy định về vấn đề này quá khó, nếu đưa vào luật thì "chưa chín".
Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển kết luận, chứng khoán cũng là một loại tài sản nên Luật Đấu giá tài sản phải quy định.
Có thể quy định nguyên tắc rồi giao Chính phủ hướng dẫn thêm, Phó chủ tịch gợi ý.
Bên cạnh đấu giá chứng khoán, như VnEconomy đã thông tin, đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua cũng được quan tâm đặc biệt tại phiên họp.
Điều 54 dự thảo luật quy định: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam tự đấu giá hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Công ty đã mua.
Luật giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã mua.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi còn chưa rõ hiệu quả của VAMC, có nhiều đánh giá là công ty này hoạt động chưa hiệu quả thì không nên luật hoá mô hình này.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng xử lý quy định về đấu giá nợ xấu rất khó, vì nợ xấu chỉ nổi lên như tình trạng tức thời của nền kinh tế.
Nếu quy định đầy đủ về đấu giá nợ xấu thì khó về mặt kỹ thuật nên quy định như điều 54 về VAMC, ông Long giải thích.
Trước các ý kiến còn khác nhau, Bộ trưởng cho biết là sẽ tiếp tục nghiên cứu và chưa quy định về đấu giá nợ xấu của VAMC tại luật này.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý, liên quan đến đấu giá nợ xấu cần điều chỉnh theo hướng chung nhất chứ không nên quy định riêng cho tổ chức nào cả. Vì Bộ Tài chính cũng có cơ quan mua bán nợ và luật phải tạo sự bình đẳng cho mọi tổ chức.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, thảo luận tại Quốc hội khoá 13, có ý kiến đề nghị cân nhắc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu giá tài sản đối với chứng khoán và tài sản nhà nước ở nước ngoài để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất.
Tiếp thu ý kiến này, Thường trực Ủy ban Kinh tế chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định rõ việc đấu giá chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Việc đấu giá tài sản nhà nước ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định và một số ý kiến khác chỉ ra rằng pháp luật về chứng khoán hiện hành không có quy định về đấu giá chứng khoán.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - đại diện cơ quan soạn thảo - phân trần rằng đấu giá chứng khoán là việc liên quan nhiều đến giao dịch điện tử, quy định về vấn đề này quá khó, nếu đưa vào luật thì "chưa chín".
Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển kết luận, chứng khoán cũng là một loại tài sản nên Luật Đấu giá tài sản phải quy định.
Có thể quy định nguyên tắc rồi giao Chính phủ hướng dẫn thêm, Phó chủ tịch gợi ý.
Bên cạnh đấu giá chứng khoán, như VnEconomy đã thông tin, đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua cũng được quan tâm đặc biệt tại phiên họp.
Điều 54 dự thảo luật quy định: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam tự đấu giá hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Công ty đã mua.
Luật giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã mua.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi còn chưa rõ hiệu quả của VAMC, có nhiều đánh giá là công ty này hoạt động chưa hiệu quả thì không nên luật hoá mô hình này.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng xử lý quy định về đấu giá nợ xấu rất khó, vì nợ xấu chỉ nổi lên như tình trạng tức thời của nền kinh tế.
Nếu quy định đầy đủ về đấu giá nợ xấu thì khó về mặt kỹ thuật nên quy định như điều 54 về VAMC, ông Long giải thích.
Trước các ý kiến còn khác nhau, Bộ trưởng cho biết là sẽ tiếp tục nghiên cứu và chưa quy định về đấu giá nợ xấu của VAMC tại luật này.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý, liên quan đến đấu giá nợ xấu cần điều chỉnh theo hướng chung nhất chứ không nên quy định riêng cho tổ chức nào cả. Vì Bộ Tài chính cũng có cơ quan mua bán nợ và luật phải tạo sự bình đẳng cho mọi tổ chức.