Chủ tịch Quốc hội: “Nợ xấu dưới 3% là chưa chính xác”
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề lớn về dự án Luật Đấu giá tài sản
Báo cáo nợ xấu của các tổ chức dưới 3% là chưa chính xác, vì nó vẫn treo ở VAMC, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.
Chiều 14/9 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề lớn về dự án Luật Đấu giá tài sản.
Đây là dự án luật đã được Quốc hội khoá 13 thảo luận. Tại các phiên thảo luận về dự án luật này, một số ý kiến đề nghị quy định một chương về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong đó quy định đầy đủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý nợ xấu nhằm bảo đảm tính minh bạch.
Cũng có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định về đấu giá nợ xấu vì cho rằng việc quy định cụ thể ngay trong luật là không phù hợp, không đảm bảo sự linh hoạt.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, nội dung về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định mang tính nguyên tắc tại một số điều, khoản trong luật và giao Chính phủ hướng dẫn về trình tự, thủ tục đấu giá đối với loại tài sản này.
Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sử dụng nguồn tiền có nguồn gốc ngân sách để mua được thực hiện theo trình tự, thủ tục thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tiễn xử lý nợ xấu nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật Đấu giá tài sản.
Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định tài sản đấu giá là khoản nợ xấu, và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà VAMC đã mua là thuộc tài sản đấu giá, khi VAMC lựa chọn bán thông qua đấu giá.
Dự thảo luật cũng đã quy việc xác định giá khởi điểm của tài sản là khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà VAMC đã mua phải được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
Điều 54 của dự thảo luật quy định VAMC được tự đấu giá hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản, trong trường hợp VAMC tự đấu giá thì vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc được nêu tại luật này. Trong đó có nguyên tắc cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành.
Các quy định liên quan đến đấu giá viên hành nghề tại VAMC các hành vi nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với VAMC cũng đã được bổ sung.
Dự thảo luật quy định giao Chính phủ hướng dẫn về trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tải sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà VAMC đã mua, Chủ nhiệm Thanh cho biết.
Băn khoăn về tính minh bạch của quy định tại phần này, Chủ tịch Quốc hội nói, nợ xấu của các tổ chức tín dụng mà VAMC mua thực ra là hạch toán hết chứ không có tiền mà mua.
"Báo cáo nợ xấu dưới 3% là chưa chính xác, vì nó treo ở đây, chưa bán được, trong khi đó dự thảo luật lại giao cho VAMC tự đấu giá thì không đảm bảo minh bạch, không rõ ràng", Chủ tịch nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần nghiên cứu thêm, chứ không nên trao cho VAMC - một cơ quan mới thành lập - một đặc ân được luật hoá như vậy.
Phân tích của Chủ tịch được một số vị khác đồng tình.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lập luận, VAMC là mô hình mới, tính hiệu quả còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần cân nhắc khi quy định cơ quan này có quyền lựa chọn được tự đấu giá hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị không nên quy định về quyền đấu giá của VAMC.
VAMC được ra đời bởi một nghị định, nếu quy định như dự thảo luật thì vô hình chung đã luật hoá mô hình này, trong khi chưa có tổng kết, đánh giá tác động, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga góp ý.
Chiều 14/9 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề lớn về dự án Luật Đấu giá tài sản.
Đây là dự án luật đã được Quốc hội khoá 13 thảo luận. Tại các phiên thảo luận về dự án luật này, một số ý kiến đề nghị quy định một chương về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong đó quy định đầy đủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý nợ xấu nhằm bảo đảm tính minh bạch.
Cũng có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định về đấu giá nợ xấu vì cho rằng việc quy định cụ thể ngay trong luật là không phù hợp, không đảm bảo sự linh hoạt.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, nội dung về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định mang tính nguyên tắc tại một số điều, khoản trong luật và giao Chính phủ hướng dẫn về trình tự, thủ tục đấu giá đối với loại tài sản này.
Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sử dụng nguồn tiền có nguồn gốc ngân sách để mua được thực hiện theo trình tự, thủ tục thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tiễn xử lý nợ xấu nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật Đấu giá tài sản.
Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định tài sản đấu giá là khoản nợ xấu, và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà VAMC đã mua là thuộc tài sản đấu giá, khi VAMC lựa chọn bán thông qua đấu giá.
Dự thảo luật cũng đã quy việc xác định giá khởi điểm của tài sản là khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà VAMC đã mua phải được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
Điều 54 của dự thảo luật quy định VAMC được tự đấu giá hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản, trong trường hợp VAMC tự đấu giá thì vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc được nêu tại luật này. Trong đó có nguyên tắc cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành.
Các quy định liên quan đến đấu giá viên hành nghề tại VAMC các hành vi nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với VAMC cũng đã được bổ sung.
Dự thảo luật quy định giao Chính phủ hướng dẫn về trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tải sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà VAMC đã mua, Chủ nhiệm Thanh cho biết.
Băn khoăn về tính minh bạch của quy định tại phần này, Chủ tịch Quốc hội nói, nợ xấu của các tổ chức tín dụng mà VAMC mua thực ra là hạch toán hết chứ không có tiền mà mua.
"Báo cáo nợ xấu dưới 3% là chưa chính xác, vì nó treo ở đây, chưa bán được, trong khi đó dự thảo luật lại giao cho VAMC tự đấu giá thì không đảm bảo minh bạch, không rõ ràng", Chủ tịch nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần nghiên cứu thêm, chứ không nên trao cho VAMC - một cơ quan mới thành lập - một đặc ân được luật hoá như vậy.
Phân tích của Chủ tịch được một số vị khác đồng tình.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lập luận, VAMC là mô hình mới, tính hiệu quả còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần cân nhắc khi quy định cơ quan này có quyền lựa chọn được tự đấu giá hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị không nên quy định về quyền đấu giá của VAMC.
VAMC được ra đời bởi một nghị định, nếu quy định như dự thảo luật thì vô hình chung đã luật hoá mô hình này, trong khi chưa có tổng kết, đánh giá tác động, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga góp ý.