Dầu khí đã đi bằng hai chân
Trước đây, xuất khẩu dầu thô luôn là nguồn thu lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và hiện nay cũng vậy
Trước đây, xuất khẩu dầu thô luôn là nguồn thu lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và hiện nay cũng vậy.
Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô đã không còn chiếm vị thế áp đảo trong tổng doanh thu của Petro Vietnam như trước nữa. Cán cân giữa doanh thu xuất khẩu dầu thô và dịch vụ đang có sự thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là từ năm ngoái. Trong quý 1/2010, doanh thu dịch vụ của Petro Vietnam tăng tới 69,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 33.100 tỉ đồng và chỉ còn kém xuất khẩu dầu thô khoảng 7.000 tỉ đồng.
Ông Lê Minh Hồng, Phó tổng giám đốc Petro Vietnam, khẳng định: “Giờ đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thể đi bằng hai chân - cung ứng dịch vụ và khai thác dầu khí”.
Dịch vụ cung cấp cho hoạt động thăm dò, khai thác và sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí ở Việt Nam là một mảng kinh doanh hấp dẫn, với quy mô toàn thị trường vào năm ngoái lên đến 12 tỉ Đô la Mỹ. Những năm trước đây, các doanh nghiệp trong nước chỉ hưởng được những mảnh vụn trong chiếc bánh khổng lồ này, với thị phần chưa đầy 20%.
Năm 2009, Petro Vietnam quyết định phải đẩy mạnh việc phát triển mảng dịch vụ dầu khí, nhằm nâng dần tỷ trọng dịch vụ do các doanh nghiệp trong nước cung cấp lên 30-35%. Quyết định trên được cụ thể hóa bằng một quyết định khuyến khích các thành viên của tập đoàn ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị thành viên. Đồng thời, Petro Vietnam cũng sắp xếp lại các doanh nghiệp dịch vụ theo hướng tập trung và chuyên môn hóa sâu, với hàng chục cuộc sáp nhập, nhằm giải quyết tình trạng phân tán và giẫm chân nhau.
Kết quả đạt được cũng thật nhanh chóng. Năm 2009, doanh thu dịch vụ của tập đoàn đạt hơn 90.000 tỉ đồng, chiếm hơn một phần ba tổng doanh thu dịch vụ của Petro Vietnam trong bốn năm 2006-2009 và tương đương khoảng 38% tổng giá trị thị trường dịch vụ dầu khí của Việt Nam vào năm ngoái. Năm 2010, Petro Vietnam có kế hoạch tăng doanh thu dịch vụ lên 115.000 tỉ đồng. Kết quả tăng trưởng khá ấn tượng trong quí đầu năm là tín hiệu thuận lợi cho kế hoạch phát triển dịch vụ của tập đoàn trong năm nay.
Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petro Vietnam, cho rằng kết quả ấn tượng trên trước hết xuất phát từ quan điểm ưu tiên sử dụng dịch vụ trong nội bộ tập đoàn. Nhưng điều đó không có nghĩa dịch vụ của Petro Vietnam kém khả năng cạnh tranh ở thị trường bên ngoài.
Ông Thăng cho biết: “Trên 60% doanh thu dịch vụ của chúng tôi đến từ các hợp đồng cung cấp cho khách hàng ngoài tập đoàn”. Không chỉ mạnh lên ở thị trường Việt Nam, hiện nay Petro Vietnam còn xuất khẩu dịch vụ dầu khí đến một số nước trong khu vực.
Kết quả trên càng có ý nghĩa khi sự tăng trưởng doanh thu của Petro Vietnam đến chủ yếu từ các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật dầu khí, chứ không phải là tài chính, bảo hiểm, vận tải và xây dựng. Ông Lê Minh Hồng khẳng định: “Các dịch vụ chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng giàn khai thác và đường ống dẫn khí đốt và những dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành khác phục vụ trực tiếp cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí đóng góp trên hai phần ba trong tổng doanh thu dịch vụ của tập đoàn”.
Hiện nay, mảng dịch vụ cơ khí dầu khí của Việt Nam đang phát triển khá nhanh. Các doanh nghiệp trong nước, như VietsovPetro, Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã có thể chế tạo một phần của giàn khoan, giàn khai thác và các công trình phục vụ hoạt động khai thác trên biển. Bên cạnh đó, PTSC còn nhận được lời mời từ các công ty của Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Úc nhằm hợp tác chế tạo các công trình giàn khoan và những cụm công trình rời phục vụ khai thác dầu khí trên biển.
Dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng khả năng của ngành dịch vụ dầu khí Việt Nam, chủ yếu là dịch vụ kỹ thuật, vẫn còn khá yếu. Rất nhiều dịch vụ có yêu cầu cao về kỹ thuật, các doanh nghiệp trong nước chưa thể với tới. Chẳng hạn như trong dự án xây dựng các nhà máy lọc dầu Dung Quất và phân đạm ở Phú Mỹ và Cà Mau, doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể làm nhà thầu phụ cho các tổng thầu nước ngoài.
Ngay công việc vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hiện Petro Vietnam vẫn phải thuê Công ty SK (Hàn Quốc) làm cố vấn vận hành. Trong lĩnh vực cơ khí, các thiết bị quan trọng phục vụ cho công tác khoan thăm dò, khai thác, các tàu chuyên dùng để cung ứng dịch vụ... đều phải đặt đóng ở nước ngoài.
Ngay cả kho nổi chứa và xử lý dầu thô, cũng phải ra nước ngoài mua. Việc Petro Vietnam đặt tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) đóng kho nổi đầu tiên, nhằm từng bước nâng cao khả năng của các nhà cung cấp trong nước, nhưng suốt mấy năm nay luôn gặp trục trặc, mãi không hoàn thành được, gây nhiều thiệt hại cho người đặt hàng.
Tóm lại, với 12 tỉ Đô la Mỹ/năm và đang tiếp tục tăng trưởng, thị trường dịch vụ dầu khí ở Việt Nam có quy mô không nhỏ. Đó là thuận lợi cơ bản cho ngành dịch vụ trong nước phát triển. Nhưng để có thể chiếm lĩnh được phần lớn chiếc bánh này và vươn xa hơn ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua giới hạn về kỹ thuật và công nghệ để có thể chế tạo và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật phức tạp và chuyên sâu.
Tấn Đức (TBKTSG)
Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô đã không còn chiếm vị thế áp đảo trong tổng doanh thu của Petro Vietnam như trước nữa. Cán cân giữa doanh thu xuất khẩu dầu thô và dịch vụ đang có sự thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là từ năm ngoái. Trong quý 1/2010, doanh thu dịch vụ của Petro Vietnam tăng tới 69,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 33.100 tỉ đồng và chỉ còn kém xuất khẩu dầu thô khoảng 7.000 tỉ đồng.
Ông Lê Minh Hồng, Phó tổng giám đốc Petro Vietnam, khẳng định: “Giờ đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thể đi bằng hai chân - cung ứng dịch vụ và khai thác dầu khí”.
Dịch vụ cung cấp cho hoạt động thăm dò, khai thác và sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí ở Việt Nam là một mảng kinh doanh hấp dẫn, với quy mô toàn thị trường vào năm ngoái lên đến 12 tỉ Đô la Mỹ. Những năm trước đây, các doanh nghiệp trong nước chỉ hưởng được những mảnh vụn trong chiếc bánh khổng lồ này, với thị phần chưa đầy 20%.
Năm 2009, Petro Vietnam quyết định phải đẩy mạnh việc phát triển mảng dịch vụ dầu khí, nhằm nâng dần tỷ trọng dịch vụ do các doanh nghiệp trong nước cung cấp lên 30-35%. Quyết định trên được cụ thể hóa bằng một quyết định khuyến khích các thành viên của tập đoàn ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị thành viên. Đồng thời, Petro Vietnam cũng sắp xếp lại các doanh nghiệp dịch vụ theo hướng tập trung và chuyên môn hóa sâu, với hàng chục cuộc sáp nhập, nhằm giải quyết tình trạng phân tán và giẫm chân nhau.
Kết quả đạt được cũng thật nhanh chóng. Năm 2009, doanh thu dịch vụ của tập đoàn đạt hơn 90.000 tỉ đồng, chiếm hơn một phần ba tổng doanh thu dịch vụ của Petro Vietnam trong bốn năm 2006-2009 và tương đương khoảng 38% tổng giá trị thị trường dịch vụ dầu khí của Việt Nam vào năm ngoái. Năm 2010, Petro Vietnam có kế hoạch tăng doanh thu dịch vụ lên 115.000 tỉ đồng. Kết quả tăng trưởng khá ấn tượng trong quí đầu năm là tín hiệu thuận lợi cho kế hoạch phát triển dịch vụ của tập đoàn trong năm nay.
Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petro Vietnam, cho rằng kết quả ấn tượng trên trước hết xuất phát từ quan điểm ưu tiên sử dụng dịch vụ trong nội bộ tập đoàn. Nhưng điều đó không có nghĩa dịch vụ của Petro Vietnam kém khả năng cạnh tranh ở thị trường bên ngoài.
Ông Thăng cho biết: “Trên 60% doanh thu dịch vụ của chúng tôi đến từ các hợp đồng cung cấp cho khách hàng ngoài tập đoàn”. Không chỉ mạnh lên ở thị trường Việt Nam, hiện nay Petro Vietnam còn xuất khẩu dịch vụ dầu khí đến một số nước trong khu vực.
Kết quả trên càng có ý nghĩa khi sự tăng trưởng doanh thu của Petro Vietnam đến chủ yếu từ các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật dầu khí, chứ không phải là tài chính, bảo hiểm, vận tải và xây dựng. Ông Lê Minh Hồng khẳng định: “Các dịch vụ chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng giàn khai thác và đường ống dẫn khí đốt và những dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành khác phục vụ trực tiếp cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí đóng góp trên hai phần ba trong tổng doanh thu dịch vụ của tập đoàn”.
Hiện nay, mảng dịch vụ cơ khí dầu khí của Việt Nam đang phát triển khá nhanh. Các doanh nghiệp trong nước, như VietsovPetro, Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã có thể chế tạo một phần của giàn khoan, giàn khai thác và các công trình phục vụ hoạt động khai thác trên biển. Bên cạnh đó, PTSC còn nhận được lời mời từ các công ty của Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Úc nhằm hợp tác chế tạo các công trình giàn khoan và những cụm công trình rời phục vụ khai thác dầu khí trên biển.
Dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng khả năng của ngành dịch vụ dầu khí Việt Nam, chủ yếu là dịch vụ kỹ thuật, vẫn còn khá yếu. Rất nhiều dịch vụ có yêu cầu cao về kỹ thuật, các doanh nghiệp trong nước chưa thể với tới. Chẳng hạn như trong dự án xây dựng các nhà máy lọc dầu Dung Quất và phân đạm ở Phú Mỹ và Cà Mau, doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể làm nhà thầu phụ cho các tổng thầu nước ngoài.
Ngay công việc vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hiện Petro Vietnam vẫn phải thuê Công ty SK (Hàn Quốc) làm cố vấn vận hành. Trong lĩnh vực cơ khí, các thiết bị quan trọng phục vụ cho công tác khoan thăm dò, khai thác, các tàu chuyên dùng để cung ứng dịch vụ... đều phải đặt đóng ở nước ngoài.
Ngay cả kho nổi chứa và xử lý dầu thô, cũng phải ra nước ngoài mua. Việc Petro Vietnam đặt tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) đóng kho nổi đầu tiên, nhằm từng bước nâng cao khả năng của các nhà cung cấp trong nước, nhưng suốt mấy năm nay luôn gặp trục trặc, mãi không hoàn thành được, gây nhiều thiệt hại cho người đặt hàng.
Tóm lại, với 12 tỉ Đô la Mỹ/năm và đang tiếp tục tăng trưởng, thị trường dịch vụ dầu khí ở Việt Nam có quy mô không nhỏ. Đó là thuận lợi cơ bản cho ngành dịch vụ trong nước phát triển. Nhưng để có thể chiếm lĩnh được phần lớn chiếc bánh này và vươn xa hơn ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua giới hạn về kỹ thuật và công nghệ để có thể chế tạo và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật phức tạp và chuyên sâu.
Tấn Đức (TBKTSG)