Đầu tư công: Trung ương cố giảm thì địa phương tăng
Mặc dù đang trong giai đoạn cắt giảm, đầu tư công vẫn ở mức cao trong 7 tháng đầu năm 2013
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay trong 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đã đạt 106,8 nghìn tỷ đồng, bằng 54,4% kế hoạch năm và chỉ giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong khi vốn thuộc diện “trung ương quản lý” đạt 22,9 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% kế hoạch năm và giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, thì vốn thuộc diện “địa phương quản lý” lại tăng, đạt 83,9 nghìn tỷ đồng, bằng 53,7% kế hoạch năm và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Với các số liệu này, có thể thấy chủ trương cắt giảm đầu tư công đã được đặt ra quyết liệt trong vài năm qua, tuy nhiên tình hình trên thực tế dường như chưa có nhiều biến chuyển.
Bảy tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 3.709 tỷ đồng, bằng 59,1% và giảm 10,7%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.329 tỷ đồng, bằng 53,2% và giảm 6,7%; Bộ Xây dựng 842 tỷ đồng, bằng 47,8% và giảm 9,5%; Bộ Y tế 410 tỷ đồng, bằng 47,5% và giảm 28,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 339 tỷ đồng, bằng 48,6% và giảm 27,9%; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch 273 tỷ đồng, bằng 54,5% và giảm 16%; Bộ Công Thương 179 tỷ đồng, bằng 66% và giảm 22,6%.
Trong khi đó, vốn đầu tư thực hiện của một số địa phương như sau: Hà Nội đạt 12.227 tỷ đồng, bằng 44,4% kế hoạch năm và tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2012; Tp.HCM 8.742 tỷ đồng, bằng 51% và tăng 6,2%; Quảng Ninh 2.399 tỷ đồng, bằng 61,6% và tăng 5,9%; Vĩnh Phúc 2.311 tỷ đồng, bằng 77,1% và tăng 21,4%; Đà Nẵng 2.221 tỷ đồng, bằng 41,6% và giảm 51,3%.
Danh mục "chi tiêu ngàn tỷ" của các địa phương còn có thêm Thanh Hóa 2.133 tỷ đồng, bằng 68% và tăng 4%; Bà Rịa-Vũng Tàu 2.018 tỷ đồng, bằng 45,8% và tăng 6,8%; Nghệ An 1.960 tỷ đồng, bằng 88,7% và giảm 8%; Kiên Giang 1.794 tỷ đồng, bằng 66% và tăng 1,6%; Bình Dương 1.648 tỷ đồng, bằng 42,4% và tăng 4,8%.
Trong khi vốn thuộc diện “trung ương quản lý” đạt 22,9 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% kế hoạch năm và giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, thì vốn thuộc diện “địa phương quản lý” lại tăng, đạt 83,9 nghìn tỷ đồng, bằng 53,7% kế hoạch năm và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Với các số liệu này, có thể thấy chủ trương cắt giảm đầu tư công đã được đặt ra quyết liệt trong vài năm qua, tuy nhiên tình hình trên thực tế dường như chưa có nhiều biến chuyển.
Bảy tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 3.709 tỷ đồng, bằng 59,1% và giảm 10,7%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.329 tỷ đồng, bằng 53,2% và giảm 6,7%; Bộ Xây dựng 842 tỷ đồng, bằng 47,8% và giảm 9,5%; Bộ Y tế 410 tỷ đồng, bằng 47,5% và giảm 28,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 339 tỷ đồng, bằng 48,6% và giảm 27,9%; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch 273 tỷ đồng, bằng 54,5% và giảm 16%; Bộ Công Thương 179 tỷ đồng, bằng 66% và giảm 22,6%.
Trong khi đó, vốn đầu tư thực hiện của một số địa phương như sau: Hà Nội đạt 12.227 tỷ đồng, bằng 44,4% kế hoạch năm và tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2012; Tp.HCM 8.742 tỷ đồng, bằng 51% và tăng 6,2%; Quảng Ninh 2.399 tỷ đồng, bằng 61,6% và tăng 5,9%; Vĩnh Phúc 2.311 tỷ đồng, bằng 77,1% và tăng 21,4%; Đà Nẵng 2.221 tỷ đồng, bằng 41,6% và giảm 51,3%.
Danh mục "chi tiêu ngàn tỷ" của các địa phương còn có thêm Thanh Hóa 2.133 tỷ đồng, bằng 68% và tăng 4%; Bà Rịa-Vũng Tàu 2.018 tỷ đồng, bằng 45,8% và tăng 6,8%; Nghệ An 1.960 tỷ đồng, bằng 88,7% và giảm 8%; Kiên Giang 1.794 tỷ đồng, bằng 66% và tăng 1,6%; Bình Dương 1.648 tỷ đồng, bằng 42,4% và tăng 4,8%.