“Thời điểm thích hợp” để giải quyết nợ đầu tư công
Ưu tiên thanh quyết toán nợ đọng từ các công trình đầu tư công là giải pháp được cho là hiệu quả và công bằng hiện nay
Ưu tiên thanh quyết toán nợ đọng từ các công trình đầu tư công là khuyến nghị về chính sách tài khóa được đặt lên đầu tiên, tại bản tin kinh tế vĩ mô vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành.
Trong giới hạn thâm hụt ngân sách không vượt quá 4,8% GDP và trong bối cảnh nguồn thu có xu hướng suy giảm trong khi nhu cầu chi ngân sách rất lớn, Ủy ban Kinh tế cho rằng cần chú ý đến tối ưu hóa cơ cấu thu chi để hỗ trợ cho việc đạt mục tiêu kép là kiềm chế lạm phát và tăng trưởng hợp lý để bảo đảm việc làm và an sinh xã hội.
Theo hướng đó, khuyến nghị thứ nhất, ưu tiên thanh quyết toán nợ đọng từ các công trình đầu tư công được nhấn mạnh là giải pháp rất hiệu quả và công bằng. Vì, một phần nguyên nhân của gia tăng nợ xấu hiện nay là do nợ dây chuyền giữa các doanh nghiệp thực hiện các công trình xây dựng cơ bản của nhà nước nhưng chậm được chủ đầu tư thanh toán, gây thiệt hại cho các nhà thầu và doanh nghiệp. “Đây là thời điểm thích hợp để giải quyết vấn đề nợ đọng như vậy”, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Nợ dây chuyền giữa các doanh nghiệp - nguyên nhân của gia tăng nợ xấu như bản tin đã nhấn mạnh - trong khá nhiều diễn đàn từ đầu năm 2012 đến nay cũng đã trở thành vấn đề không nhỏ.
Làm nên con số vô cùng ấn tượng là trong vòng 2 năm gần đây có gần 100.000 doanh nghiệp rời thị trường, tương đương với một nửa số doanh nghiệp đóng cửa trong vòng 20 năm qua, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, có nguyên nhân từ các doanh nghiệp nhỏ không đòi được nợ của các doanh nghiệp lớn và “chết” theo là tất yếu.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam diễn ra đầu tháng 12/ 2012, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, doanh nhân Trần Anh Vương cho rằng “tồn kho” công nợ đang chính là vấn đề nan giải nhất của cộng đồng doanh nghiệp.
Khi trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ bị các doanh nghiệp lớn hơn, nhà thầu lớn hơn nợ. Các nhà thầu lớn ấy lại bị chủ đầu tư, bị các nhà thầu lớn hơn nợ, đặc biệt có khoản nợ đến từ địa phương và đến từ các nguồn của Chính phủ.
Nợ xấu mà doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các công trình nhà nước còn nợ doanh nghiệp thì rất khó thống kê, trong khi đó, vướng mắc về pháp lý và thủ tục khiến cho các khoản nợ này ngày một phình to ra và không có cách giải quyết dứt điểm, vẫn theo phân tích của vị doanh nhân này.
Quả thật, rất khó để có thể tìm được các con số liên quan đến “tồn kho” công nợ này.
Vào giữa tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương. Tại đây, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương được nhận định là diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng.
Hậu quả là công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên...
Vậy nhưng đã không hề xuất hiện bất cứ con số nào, dù chỉ là ước tính để có thể minh chứng, dù là không đầy đủ cho nhận định nói trên.
Tuy nhiên, cũng khoảng thời gian này, báo cáo của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm các tác giả Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong đã xuất hiện các con số ấn tượng được trích dẫn từ các báo cáo thẩm tra mới nhất của các ủy ban của Quốc hội. Đó là Năm 2011,tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn xây dựng cơ bản hoàn thành là 25.423 tỷ đồng; nợ vốn xây dựng cơ bản của 20.921 dự án đang triển khai, khối lượng đã thực hiện là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng…
Bình luận được đưa ra ngay sau đó là: Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp - thành quả quan trọng nhất, đồng thời là chủ lực phát triển của công cuộc đổi mới - đang vật lộn với khó khăn, không thể không đặt câu hỏi: bao nhiêu doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ từ các chính quyền địa phương này?
Bởi vậy, đề xuất được báo cáo nghiên cứu đưa ra cho năm 2013 là “chính quyền các cấp phải trả cho các doanh nghiệp các khoản nợ đọng công trình lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, coi đây là giải pháp cơ bản để “cấp cứu” doanh nghiệp mà không làm “vỡ trận”.
Như vậy, có thể thấy rõ hơn lý do khiến Ủy ban Kinh tế lựa chọn vị trí số một cho khuyến nghị ưu tiên thanh quyết toán nợ đọng từ các công trình đầu tư công cho chính sách tài khóa của năm 2013.
Tiếp thêm “sức mạnh” cho khuyến nghị này là ở chỉ thị nói trên Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu từ năm 2013, các địa phương phải ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Bảo đảm hàng năm trước ngày 20/5 phải xử lý được ít nhất 30% khối lượng, hết năm 2015 phải hoàn thành việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đến đây, câu hỏi được đặt ra là khoảng cách giữa quyết tâm và hiện thực có quá lớn, khi mà con số thực của nợ đọng từ các công trình đầu tư công rất khó thống kê, như nhận xét của doanh nhân Trần Anh Vương.
Trong giới hạn thâm hụt ngân sách không vượt quá 4,8% GDP và trong bối cảnh nguồn thu có xu hướng suy giảm trong khi nhu cầu chi ngân sách rất lớn, Ủy ban Kinh tế cho rằng cần chú ý đến tối ưu hóa cơ cấu thu chi để hỗ trợ cho việc đạt mục tiêu kép là kiềm chế lạm phát và tăng trưởng hợp lý để bảo đảm việc làm và an sinh xã hội.
Theo hướng đó, khuyến nghị thứ nhất, ưu tiên thanh quyết toán nợ đọng từ các công trình đầu tư công được nhấn mạnh là giải pháp rất hiệu quả và công bằng. Vì, một phần nguyên nhân của gia tăng nợ xấu hiện nay là do nợ dây chuyền giữa các doanh nghiệp thực hiện các công trình xây dựng cơ bản của nhà nước nhưng chậm được chủ đầu tư thanh toán, gây thiệt hại cho các nhà thầu và doanh nghiệp. “Đây là thời điểm thích hợp để giải quyết vấn đề nợ đọng như vậy”, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Nợ dây chuyền giữa các doanh nghiệp - nguyên nhân của gia tăng nợ xấu như bản tin đã nhấn mạnh - trong khá nhiều diễn đàn từ đầu năm 2012 đến nay cũng đã trở thành vấn đề không nhỏ.
Làm nên con số vô cùng ấn tượng là trong vòng 2 năm gần đây có gần 100.000 doanh nghiệp rời thị trường, tương đương với một nửa số doanh nghiệp đóng cửa trong vòng 20 năm qua, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, có nguyên nhân từ các doanh nghiệp nhỏ không đòi được nợ của các doanh nghiệp lớn và “chết” theo là tất yếu.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam diễn ra đầu tháng 12/ 2012, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, doanh nhân Trần Anh Vương cho rằng “tồn kho” công nợ đang chính là vấn đề nan giải nhất của cộng đồng doanh nghiệp.
Khi trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ bị các doanh nghiệp lớn hơn, nhà thầu lớn hơn nợ. Các nhà thầu lớn ấy lại bị chủ đầu tư, bị các nhà thầu lớn hơn nợ, đặc biệt có khoản nợ đến từ địa phương và đến từ các nguồn của Chính phủ.
Nợ xấu mà doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các công trình nhà nước còn nợ doanh nghiệp thì rất khó thống kê, trong khi đó, vướng mắc về pháp lý và thủ tục khiến cho các khoản nợ này ngày một phình to ra và không có cách giải quyết dứt điểm, vẫn theo phân tích của vị doanh nhân này.
Quả thật, rất khó để có thể tìm được các con số liên quan đến “tồn kho” công nợ này.
Vào giữa tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương. Tại đây, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương được nhận định là diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng.
Hậu quả là công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên...
Vậy nhưng đã không hề xuất hiện bất cứ con số nào, dù chỉ là ước tính để có thể minh chứng, dù là không đầy đủ cho nhận định nói trên.
Tuy nhiên, cũng khoảng thời gian này, báo cáo của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm các tác giả Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong đã xuất hiện các con số ấn tượng được trích dẫn từ các báo cáo thẩm tra mới nhất của các ủy ban của Quốc hội. Đó là Năm 2011,tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn xây dựng cơ bản hoàn thành là 25.423 tỷ đồng; nợ vốn xây dựng cơ bản của 20.921 dự án đang triển khai, khối lượng đã thực hiện là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng…
Bình luận được đưa ra ngay sau đó là: Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp - thành quả quan trọng nhất, đồng thời là chủ lực phát triển của công cuộc đổi mới - đang vật lộn với khó khăn, không thể không đặt câu hỏi: bao nhiêu doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ từ các chính quyền địa phương này?
Bởi vậy, đề xuất được báo cáo nghiên cứu đưa ra cho năm 2013 là “chính quyền các cấp phải trả cho các doanh nghiệp các khoản nợ đọng công trình lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, coi đây là giải pháp cơ bản để “cấp cứu” doanh nghiệp mà không làm “vỡ trận”.
Như vậy, có thể thấy rõ hơn lý do khiến Ủy ban Kinh tế lựa chọn vị trí số một cho khuyến nghị ưu tiên thanh quyết toán nợ đọng từ các công trình đầu tư công cho chính sách tài khóa của năm 2013.
Tiếp thêm “sức mạnh” cho khuyến nghị này là ở chỉ thị nói trên Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu từ năm 2013, các địa phương phải ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Bảo đảm hàng năm trước ngày 20/5 phải xử lý được ít nhất 30% khối lượng, hết năm 2015 phải hoàn thành việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đến đây, câu hỏi được đặt ra là khoảng cách giữa quyết tâm và hiện thực có quá lớn, khi mà con số thực của nợ đọng từ các công trình đầu tư công rất khó thống kê, như nhận xét của doanh nhân Trần Anh Vương.