Đề nghị bán nhà máy kính nổi Viglacera
Bộ Xây dựng vừa có công văn trình Chính phủ xin được phép nhượng bán nhà máy kính nổi Viglacera
Bộ Xây dựng vừa có công văn trình Chính phủ xin được phép nhượng bán nhà máy kính nổi Viglacera.
Lý do là sau gần 5 năm hoạt động, lỗ lũy kế của nhà máy này lên đến hơn 80 tỷ đồng.
Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera - Bộ Xây dựng), được thành lập trên cơ sở đầu tư xây dựng dự án nhà máy kính nổi tại Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương với công suất thiết kế 300 tấn/ngày.
Sau hơn 18 tháng đầu tư xây dựng, ngày 25/10/2002, nhà máy kính nổi VIFG đã chính thức đi vào hoạt động. Sau gần 5 năm hoạt động, dây chuyền sản xuất kính đã vận hành tốt, sản lượng sản xuất vượt công suất thiết kế, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS R-3203.
Tuy nhiên, do toàn bộ nguồn vốn đầu tư của nhà máy là vốn vay thương mại (chiếm 99,4% tổng vốn đầu tư) dẫn đến chi phí tài chính quá lớn, sản phẩm lại cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường nên hoạt động kinh doanh của đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn.
Đến hết tháng 12/2006, lỗ luỹ kế của công ty này đã vượt 84 tỷ đồng.
Được biết, hiện cả nước có 7 công ty sản xuất kính xây dựng với tổng công suất 1.650 tấn/ngày. Ngoài ra, có 2 dự án đang được triển khai xây dựng: dự án nhà máy kính nổi VGI của Tập đoàn Nippon Sheet Glass Co., Ltd (Nhật Bản) tại Bà Rịa - Vũng Tàu với công suất 500 tấn/ngày và dự án xây dựng nhà máy kính nổi Chu Lai của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, có công suất 900 tấn/ngày.
Các dự án trên sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2008, đưa tổng công suất các nhà máy kính xây dựng của Việt Nam lên 3.050 tấn/ngày. Thị trường kính Việt Nam như vậy đang đứng trước viễn cảnh cạnh tranh gay gắt.
Để tháo gỡ khó khăn về tài chính, thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng về khoản vay đầu tư, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng đã trực tiếp đàm phán với Tập đoàn Nippon Sheet Glass Co., Ltd Nhật Bản là đối tác tham gia liên doanh với Tổng công ty trong Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam.
Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ với nội dung: Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG) mua lại toàn bộ Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) để hợp nhất VIFG vào VFG.
Lý do là sau gần 5 năm hoạt động, lỗ lũy kế của nhà máy này lên đến hơn 80 tỷ đồng.
Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera - Bộ Xây dựng), được thành lập trên cơ sở đầu tư xây dựng dự án nhà máy kính nổi tại Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương với công suất thiết kế 300 tấn/ngày.
Sau hơn 18 tháng đầu tư xây dựng, ngày 25/10/2002, nhà máy kính nổi VIFG đã chính thức đi vào hoạt động. Sau gần 5 năm hoạt động, dây chuyền sản xuất kính đã vận hành tốt, sản lượng sản xuất vượt công suất thiết kế, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS R-3203.
Tuy nhiên, do toàn bộ nguồn vốn đầu tư của nhà máy là vốn vay thương mại (chiếm 99,4% tổng vốn đầu tư) dẫn đến chi phí tài chính quá lớn, sản phẩm lại cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường nên hoạt động kinh doanh của đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn.
Đến hết tháng 12/2006, lỗ luỹ kế của công ty này đã vượt 84 tỷ đồng.
Được biết, hiện cả nước có 7 công ty sản xuất kính xây dựng với tổng công suất 1.650 tấn/ngày. Ngoài ra, có 2 dự án đang được triển khai xây dựng: dự án nhà máy kính nổi VGI của Tập đoàn Nippon Sheet Glass Co., Ltd (Nhật Bản) tại Bà Rịa - Vũng Tàu với công suất 500 tấn/ngày và dự án xây dựng nhà máy kính nổi Chu Lai của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, có công suất 900 tấn/ngày.
Các dự án trên sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2008, đưa tổng công suất các nhà máy kính xây dựng của Việt Nam lên 3.050 tấn/ngày. Thị trường kính Việt Nam như vậy đang đứng trước viễn cảnh cạnh tranh gay gắt.
Để tháo gỡ khó khăn về tài chính, thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng về khoản vay đầu tư, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng đã trực tiếp đàm phán với Tập đoàn Nippon Sheet Glass Co., Ltd Nhật Bản là đối tác tham gia liên doanh với Tổng công ty trong Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam.
Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ với nội dung: Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG) mua lại toàn bộ Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) để hợp nhất VIFG vào VFG.