Đề nghị công khai tài sản người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân
Cần quy định việc công khai tài sản của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân là đề nghị được đưa ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sửa hai luật về bầu cử, chiều 18/9.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân dự kiến sẽ được thông qua ngay tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay và có hiệu lực từ 1/1/2011, nhằm đáp ứng yêu cầu khi tiến hành bầu cử chung đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong cùng một ngày và khắc phục bất cập trong công tác tổ chức bầu cử.
Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nội dung: hội đồng bầu cử ở trung ương; thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử; số lượng cử tri tại mỗi khu vực bỏ phiếu; quy định về mẫu thẻ cử tri, phiếu bầu…
Đáng chú ý, điều 46 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội đã được sửa đổi theo hướng số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội tại mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó. Nếu đơn vị bầu cử đó được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ít nhất là hai người.
Thẩm tra dự án luật này, một số ý kiến của Ủy ban Pháp luật đề nghị sửa đổi thêm một số vấn đề khác. Như, quy định việc công khai tài sản, sự tín nhiệm của cử tri nơi cư trú; cụ thể hơn nữa về các tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân; điều kiện, quy trình tự ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân...
Có ý kiến đề nghị tăng số lượng đại biểu hội đồng nhân dân cho thành phố Hà Nội do vừa mở rộng địa giới hành chính. Tán thành quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước còn đề nghị tăng cả đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh với những địa phương thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng cho rằng cần quan tâm tăng đại biểu hội đồng nhân dân thành phố ở Hà Nội và Tp.HCM vì cả dân số và diện tích của hai nơi này đều lớn.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm của Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận thì vấn đề này chưa nên đặt ra tại dự luật mà nên chờ sửa đổi cơ bản các luật về bầu cử.
Ban soạn thảo dự án luật cũng cho rằng để có thể tăng cường năng lực của hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì vấn đề đặt ra không phải tăng tổng số đại biểu mà cần phải tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách.
Do những vấn đề sửa, đổi chỉ “mang tính kỹ thuật”, tập trung vào các vấn đề thực sự cấp bách, dự thảo luật nhanh chóng đạt được thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ sau vài ý kiến thảo luận.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân dự kiến sẽ được thông qua ngay tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay và có hiệu lực từ 1/1/2011, nhằm đáp ứng yêu cầu khi tiến hành bầu cử chung đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong cùng một ngày và khắc phục bất cập trong công tác tổ chức bầu cử.
Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nội dung: hội đồng bầu cử ở trung ương; thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử; số lượng cử tri tại mỗi khu vực bỏ phiếu; quy định về mẫu thẻ cử tri, phiếu bầu…
Đáng chú ý, điều 46 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội đã được sửa đổi theo hướng số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội tại mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó. Nếu đơn vị bầu cử đó được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ít nhất là hai người.
Thẩm tra dự án luật này, một số ý kiến của Ủy ban Pháp luật đề nghị sửa đổi thêm một số vấn đề khác. Như, quy định việc công khai tài sản, sự tín nhiệm của cử tri nơi cư trú; cụ thể hơn nữa về các tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân; điều kiện, quy trình tự ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân...
Có ý kiến đề nghị tăng số lượng đại biểu hội đồng nhân dân cho thành phố Hà Nội do vừa mở rộng địa giới hành chính. Tán thành quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước còn đề nghị tăng cả đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh với những địa phương thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng cho rằng cần quan tâm tăng đại biểu hội đồng nhân dân thành phố ở Hà Nội và Tp.HCM vì cả dân số và diện tích của hai nơi này đều lớn.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm của Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận thì vấn đề này chưa nên đặt ra tại dự luật mà nên chờ sửa đổi cơ bản các luật về bầu cử.
Ban soạn thảo dự án luật cũng cho rằng để có thể tăng cường năng lực của hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì vấn đề đặt ra không phải tăng tổng số đại biểu mà cần phải tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách.
Do những vấn đề sửa, đổi chỉ “mang tính kỹ thuật”, tập trung vào các vấn đề thực sự cấp bách, dự thảo luật nhanh chóng đạt được thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ sau vài ý kiến thảo luận.