Đề xuất tăng 20% lương tối thiểu tại doanh nghiệp
Mức lương tối thiểu cho người lao động trong doanh nghiệp đã được đề xuất "co" lại so với phương án ban đầu
Sau phương án dự kiến tăng lương tối thiểu được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ báo cáo tại phiên thảo luận sáng 31/10 của Quốc hội, câu chuyện về lương tiếp tục được đề cập nhiều chiều trong trao đổi với báo giới.
Ủng hộ phương án của Chính phủ, song Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, lâu dài, để giải quyết căn cơ bài toán tiền lương khi ngân sách eo hẹp, cần phải có sự sự cải cách mạnh mẽ về bộ máy.
“Người dân không thể chấp nhận một bộ máy nhà nước cồng kềnh, dùng số ngân sách quá lớn để trả lương được”, bà Mai nói.
Cũng theo bà Mai, dịch vụ công là khu vực có thu, hoạt động theo luật viên chức, nên căn cứ lộ trình tăng giá học phí, viện phí, tăng các dịch vụ công cơ bản để trả lương cho khu vực này.
Với người lao động trong khu vực doanh nghiệp, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Bộ đề xuất chỉ tăng 20% trong năm tới. Đây là mức thấp hơn khá nhiều hai phương án đã gửi lấy ý kiến các địa phương là 36% và 25%.
Theo bà Chuyền, Bộ đã làm việc cả với người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề tăng lương. Người sử dụng lao động đồng ý tăng lương, nhưng cũng phản ánh là họ đang gặp khó, chi phí sản xuất tăng…
Tuy nhiên, điều tra xã hội về mức sống của người lao động cho thấy hiện nay lương tối thiểu chỉ đảm bảo được trên 60% nhu cầu sống tối thiểu, người lao động cũng gặp khó khăn nên cần có lộ trình tăng ngay năm 2013.
"Để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mức đề nghị điều chỉnh lương có giảm hơn so với lộ trình dự kiến. Nếu mình đòi hỏi quá, doanh nghiệp đóng cửa thì người lao động cũng không có việc làm, chứ chưa nói đến thu nhập", bà Chuyền giải thích.
Liên quan đến lương tối thiểu, ở một diễn biến đáng chú khác, ngay trước thềm kỳ họp, 5 hiệp hội ngành hàng lớn gồm Dệt may, Da giày, Thủy sản, Gỗ mỹ nghệ và Bông vải sợi đã gửi văn bản đến đại biểu Quốc hội, kiến nghị từ 2013, áp dụng mức tăng lương 15%/năm.
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách trong hai ngày 30 và 31/10, nhiều vị đại biểu cũng cho rằng dù khó khăn đến đâu, cũng phải cân đối ngân sách để bố trí nguồn tăng lương.
Kết thúc phiên thảo luận về ngân sách chiều 31/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, ngân sách khó mức nào cũng phải tiết kiệm để bố trí khắc phục bớt khó khăn cho đối tượng chính sách, người về hưu và bù trì phần nào đó cho cán bộ công chức đang có mức lương hai, ba triệu đồng trở lại.
"Số tiền này chắc không đến mức 21 nghìn tỷ đồng như Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nói đâu", Chủ tịch nói.
Ủng hộ phương án của Chính phủ, song Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, lâu dài, để giải quyết căn cơ bài toán tiền lương khi ngân sách eo hẹp, cần phải có sự sự cải cách mạnh mẽ về bộ máy.
“Người dân không thể chấp nhận một bộ máy nhà nước cồng kềnh, dùng số ngân sách quá lớn để trả lương được”, bà Mai nói.
Cũng theo bà Mai, dịch vụ công là khu vực có thu, hoạt động theo luật viên chức, nên căn cứ lộ trình tăng giá học phí, viện phí, tăng các dịch vụ công cơ bản để trả lương cho khu vực này.
Với người lao động trong khu vực doanh nghiệp, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Bộ đề xuất chỉ tăng 20% trong năm tới. Đây là mức thấp hơn khá nhiều hai phương án đã gửi lấy ý kiến các địa phương là 36% và 25%.
Theo bà Chuyền, Bộ đã làm việc cả với người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề tăng lương. Người sử dụng lao động đồng ý tăng lương, nhưng cũng phản ánh là họ đang gặp khó, chi phí sản xuất tăng…
Tuy nhiên, điều tra xã hội về mức sống của người lao động cho thấy hiện nay lương tối thiểu chỉ đảm bảo được trên 60% nhu cầu sống tối thiểu, người lao động cũng gặp khó khăn nên cần có lộ trình tăng ngay năm 2013.
"Để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mức đề nghị điều chỉnh lương có giảm hơn so với lộ trình dự kiến. Nếu mình đòi hỏi quá, doanh nghiệp đóng cửa thì người lao động cũng không có việc làm, chứ chưa nói đến thu nhập", bà Chuyền giải thích.
Liên quan đến lương tối thiểu, ở một diễn biến đáng chú khác, ngay trước thềm kỳ họp, 5 hiệp hội ngành hàng lớn gồm Dệt may, Da giày, Thủy sản, Gỗ mỹ nghệ và Bông vải sợi đã gửi văn bản đến đại biểu Quốc hội, kiến nghị từ 2013, áp dụng mức tăng lương 15%/năm.
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách trong hai ngày 30 và 31/10, nhiều vị đại biểu cũng cho rằng dù khó khăn đến đâu, cũng phải cân đối ngân sách để bố trí nguồn tăng lương.
Kết thúc phiên thảo luận về ngân sách chiều 31/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, ngân sách khó mức nào cũng phải tiết kiệm để bố trí khắc phục bớt khó khăn cho đối tượng chính sách, người về hưu và bù trì phần nào đó cho cán bộ công chức đang có mức lương hai, ba triệu đồng trở lại.
"Số tiền này chắc không đến mức 21 nghìn tỷ đồng như Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nói đâu", Chủ tịch nói.