Đến lượt IMF nhận định u ám về kinh tế toàn cầu
IMF cho rằng, kinh tế thế giới có thể giảm tốc sâu hơn trừ phi Mỹ và châu Âu giải quyết được các nguy cơ của họ
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do khủng hoảng nợ công của khu vực Eurozone leo thang. IMF cũng cho rằng, kinh tế thế giới còn có thể giảm tốc sâu hơn trừ phi Mỹ và châu Âu giải quyết được các mối nguy đối với nền kinh tế của họ.
Trong bản báo cáo phát đi vào ngày 8/10, IMF dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, mức tăng thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2009, và tăng 3,6% trong năm tới. Hồi tháng 7, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm nay và 3,9% trong năm sau.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho hay, tổ chức cho vay có trụ sở ở Washington này đang nhận thấy những rủi ro “cao tới mức báo động” về sự suy giảm sâu hơn của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
“Vấn đề chính nằm ở chỗ liệu nền kinh tế toàn cầu sẽ gặp phải một giai đoạn xáo trộn mới mà mọi người vẫn nghĩ sẽ chỉ là sự phục hồi chậm chạm và khó khăn, hay là sự suy giảm tăng trưởng hiện tại sẽ kéo dài”, IMF viết trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới. “Câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu các nhà hoạch định chính sách châu Âu và Mỹ có tích cực giải quyết những thách thức kinh tế lớn trong ngắn hạn của họ hay không”.
Tuần này, 188 quốc gia thành viên của IMF sẽ họp hội nghị thường niên ở Tokyo trong bối cảnh chính sách thắt chặt chi tiêu công ở các quốc gia giàu nhất thế giới gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế đang phát triển từ Trung Quốc tới Brazil.
Trong khi IMF ra lời kêu gọi các quốc gia thực hiện các biện pháp tăng cường niềm tin, thì các bất ổn ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Các nhà lãnh đạo Eurozone vẫn đang bất đồng sâu sắc về vấn đề liên minh ngân hàng và Tây Ban Nha tiếp tục cự tuyệt xin giải cứu tài chính.
“Niềm tin trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn ở mức độ vô cùng mong manh như chưa từng xảy ra. Hoạt động cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức trì trệ tại các nền kinh tế phát triển” và các tâm lý ngại rủi ro đã thu hẹp dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi - IMF nhận xét.
Báo cáo của IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Mỹ tìm ra một kế hoạch thay thế cho các biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động sắp có hiệu lực ở nước này vào cuối năm nay. Những chính sách tự động này có thể gây ra suy thoái ở Mỹ. Trong khi đó, châu Âu được IMF khuyến nghị cần tiếp tục theo đuổi các cam kết về một liên minh tiền tệ có mức độ nhất thể hóa cao hơn, còn nhiều thị trường mới nổi có thể cắt giảm lãi suất hoặc dừng chính sách thắt chặt để kiềm chế rủi ro đối với tăng trưởng.
Theo dự báo của IMF, kinh tế khu vực Eurozone gồm 17 quốc gia thành viên sẽ suy giảm 0,4% trong năm nay, nhiều hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo suy giảm đưa ra hồi tháng 7. IMF cho rằng, trong năm 2013, kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 0,2%, thấp hơn mức dự báo tăng 0,7% đưa ra cách đây 3 tháng.
Định chế này dành cho kinh tế Mỹ mức dự báo tăng 2,2% trong năm 2012, cao hơn lần dự báo trước, và mức tăng 2,1% trong năm sau, thấp hơn lần dự báo trước. Các mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật được hạ xuống còn 2,2% trong năm nay và 1,2% trong năm 2013.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được IMF cắt giảm 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 7,8% cho năm 2012 và 8,2% cho năm 2013. Kinh tế Ấn Độ, theo IMF dự báo, sẽ tăng 4,9% trong năm nay và 6% trong năm tới, so với mức dự báo 6,2% và 6,6% đưa ra trong lần trước.
IMF khuyến nghị các nền kinh tế phát triển tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Định chế này cho rằng, với kỳ vọng lạm phát giảm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể hạ thêm lãi suất đồng Euro. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng có thể nới lỏng thêm chính sách.
IMF chỉ ra những rủi ro khác đối với nền kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn bao gồm nguy cơ giá dầu tăng trở lại và nước Mỹ không thể nâng được trần nợ quốc gia.
Trong bản báo cáo phát đi vào ngày 8/10, IMF dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, mức tăng thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2009, và tăng 3,6% trong năm tới. Hồi tháng 7, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm nay và 3,9% trong năm sau.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho hay, tổ chức cho vay có trụ sở ở Washington này đang nhận thấy những rủi ro “cao tới mức báo động” về sự suy giảm sâu hơn của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
“Vấn đề chính nằm ở chỗ liệu nền kinh tế toàn cầu sẽ gặp phải một giai đoạn xáo trộn mới mà mọi người vẫn nghĩ sẽ chỉ là sự phục hồi chậm chạm và khó khăn, hay là sự suy giảm tăng trưởng hiện tại sẽ kéo dài”, IMF viết trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới. “Câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu các nhà hoạch định chính sách châu Âu và Mỹ có tích cực giải quyết những thách thức kinh tế lớn trong ngắn hạn của họ hay không”.
Tuần này, 188 quốc gia thành viên của IMF sẽ họp hội nghị thường niên ở Tokyo trong bối cảnh chính sách thắt chặt chi tiêu công ở các quốc gia giàu nhất thế giới gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế đang phát triển từ Trung Quốc tới Brazil.
Trong khi IMF ra lời kêu gọi các quốc gia thực hiện các biện pháp tăng cường niềm tin, thì các bất ổn ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Các nhà lãnh đạo Eurozone vẫn đang bất đồng sâu sắc về vấn đề liên minh ngân hàng và Tây Ban Nha tiếp tục cự tuyệt xin giải cứu tài chính.
“Niềm tin trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn ở mức độ vô cùng mong manh như chưa từng xảy ra. Hoạt động cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức trì trệ tại các nền kinh tế phát triển” và các tâm lý ngại rủi ro đã thu hẹp dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi - IMF nhận xét.
Báo cáo của IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Mỹ tìm ra một kế hoạch thay thế cho các biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động sắp có hiệu lực ở nước này vào cuối năm nay. Những chính sách tự động này có thể gây ra suy thoái ở Mỹ. Trong khi đó, châu Âu được IMF khuyến nghị cần tiếp tục theo đuổi các cam kết về một liên minh tiền tệ có mức độ nhất thể hóa cao hơn, còn nhiều thị trường mới nổi có thể cắt giảm lãi suất hoặc dừng chính sách thắt chặt để kiềm chế rủi ro đối với tăng trưởng.
Theo dự báo của IMF, kinh tế khu vực Eurozone gồm 17 quốc gia thành viên sẽ suy giảm 0,4% trong năm nay, nhiều hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo suy giảm đưa ra hồi tháng 7. IMF cho rằng, trong năm 2013, kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 0,2%, thấp hơn mức dự báo tăng 0,7% đưa ra cách đây 3 tháng.
Định chế này dành cho kinh tế Mỹ mức dự báo tăng 2,2% trong năm 2012, cao hơn lần dự báo trước, và mức tăng 2,1% trong năm sau, thấp hơn lần dự báo trước. Các mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật được hạ xuống còn 2,2% trong năm nay và 1,2% trong năm 2013.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được IMF cắt giảm 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 7,8% cho năm 2012 và 8,2% cho năm 2013. Kinh tế Ấn Độ, theo IMF dự báo, sẽ tăng 4,9% trong năm nay và 6% trong năm tới, so với mức dự báo 6,2% và 6,6% đưa ra trong lần trước.
IMF khuyến nghị các nền kinh tế phát triển tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Định chế này cho rằng, với kỳ vọng lạm phát giảm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể hạ thêm lãi suất đồng Euro. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng có thể nới lỏng thêm chính sách.
IMF chỉ ra những rủi ro khác đối với nền kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn bao gồm nguy cơ giá dầu tăng trở lại và nước Mỹ không thể nâng được trần nợ quốc gia.