Đến lượt Standard & Poor’s cảnh báo về nợ của Vinashin
Standard & Poor’s là hãng định mức tín nhiệm mới nhất lên tiếng cảnh báo về tình hình nợ nần của Vinashin
Standard & Poor’s là hãng định mức tín nhiệm mới nhất lên tiếng cảnh báo về tình hình nợ nần của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), sau Fitch Ratings và Moody’s Investor Services.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một báo cáo công bố ngày 13/12 của Standard & Poor’s nhận định, tình hình nợ của Vinashin có thể tác động xấu tới chất lượng tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam. Cảnh báo này được xem như một khuyến nghị đối với các tổ chức cho vay khi cân nhắc cấp vốn tín dụng cho một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm này cho rằng, các tổ chức cho vay là chủ nợ của các doanh nghiệp nhà nước không nên “kỳ vọng ở sự hỗ trợ lớn và đúng lúc từ phía Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết”.
Cũng theo số liệu mà báo cáo của Standard & Poor’s đưa ra, các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam chiếm khoảng 30-40% dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Còn theo công bố của Chính phủ Việt Nam hồi tháng 8, tổng nợ của Vinashin tính đến tháng 6/2010 là 86 ngàn tỷ đồng (tương đương 4,41 tỷ USD). Trong số nợ này, có một khoản vay 600 triệu USD do ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ sắp xếp vào năm 2007.
Theo tờ Wall Street Journal, cuối tháng 11 vừa qua, lãnh đạo Vinashin đã viết thư gửi các chủ nợ đề nghị xin hoãn thanh toán số tiền gốc 60 triệu USD trong đợt trả đầu tiên, đáo hạn vào ngày 20/12, trong trường hợp công ty không có tiền trả khoản này.
Thông tin đăng tải trên website của quỹ Vietnam Holding cho hay, Vinashin muốn xin hoãn một năm đối với thời hạn thanh toán khoản tiền trên.
“Các ngân hàng thương mại - cả trong và ngoài nước - đều tin là, những khoản vay mà họ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đều sẽ được Chính phủ Việt Nam bảo đảm. Có lẽ, vụ Vinashin sẽ là một bài kiểm tra khắc nghiệt đối với quan niệm này”, Vietnam Holding nhận xét.
Trước Standard & Poor’s, Fitch và Moody’s cũng đã lần lượt lên tiếng cảnh báo về tác động của Vinashin tới các ngân hàng Việt Nam.
Cuối tháng 9, Fitch cảnh báo, vấn đề của Vinashin có thể tác động xấu tới chất lượng tài sản của các ngân hàng trong nước. Đến cuối tháng 11, Moody’s nhận định, nợ của Vinashin có thể chiếm tới 3% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam, đồng thời cho rằng, khả năng trả nợ thiếu chắc chắn của doanh nghiệp này có thể làm tổn hại tới định mức tín nhiệm dành cho các doanh nghiệp quốc doanh khác của Việt Nam.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một báo cáo công bố ngày 13/12 của Standard & Poor’s nhận định, tình hình nợ của Vinashin có thể tác động xấu tới chất lượng tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam. Cảnh báo này được xem như một khuyến nghị đối với các tổ chức cho vay khi cân nhắc cấp vốn tín dụng cho một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm này cho rằng, các tổ chức cho vay là chủ nợ của các doanh nghiệp nhà nước không nên “kỳ vọng ở sự hỗ trợ lớn và đúng lúc từ phía Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết”.
Cũng theo số liệu mà báo cáo của Standard & Poor’s đưa ra, các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam chiếm khoảng 30-40% dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Còn theo công bố của Chính phủ Việt Nam hồi tháng 8, tổng nợ của Vinashin tính đến tháng 6/2010 là 86 ngàn tỷ đồng (tương đương 4,41 tỷ USD). Trong số nợ này, có một khoản vay 600 triệu USD do ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ sắp xếp vào năm 2007.
Theo tờ Wall Street Journal, cuối tháng 11 vừa qua, lãnh đạo Vinashin đã viết thư gửi các chủ nợ đề nghị xin hoãn thanh toán số tiền gốc 60 triệu USD trong đợt trả đầu tiên, đáo hạn vào ngày 20/12, trong trường hợp công ty không có tiền trả khoản này.
Thông tin đăng tải trên website của quỹ Vietnam Holding cho hay, Vinashin muốn xin hoãn một năm đối với thời hạn thanh toán khoản tiền trên.
“Các ngân hàng thương mại - cả trong và ngoài nước - đều tin là, những khoản vay mà họ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đều sẽ được Chính phủ Việt Nam bảo đảm. Có lẽ, vụ Vinashin sẽ là một bài kiểm tra khắc nghiệt đối với quan niệm này”, Vietnam Holding nhận xét.
Trước Standard & Poor’s, Fitch và Moody’s cũng đã lần lượt lên tiếng cảnh báo về tác động của Vinashin tới các ngân hàng Việt Nam.
Cuối tháng 9, Fitch cảnh báo, vấn đề của Vinashin có thể tác động xấu tới chất lượng tài sản của các ngân hàng trong nước. Đến cuối tháng 11, Moody’s nhận định, nợ của Vinashin có thể chiếm tới 3% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam, đồng thời cho rằng, khả năng trả nợ thiếu chắc chắn của doanh nghiệp này có thể làm tổn hại tới định mức tín nhiệm dành cho các doanh nghiệp quốc doanh khác của Việt Nam.