"Dệt may sẽ vượt khó"
Dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, song mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD của dệt may là hoàn toàn có thể
Dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, song mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD của dệt may là hoàn toàn có thể.
Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Định hướng kinh doanh chủ đạo vẫn là dệt may
Là “anh cả” của dệt may Việt Nam, nhưng tại sao tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn Dệt may lại thấp hơn toàn ngành, thưa ông ?
Ngành dệt may của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của toàn ngành trong năm qua đạt 33%, trong khi đó mỗi một doanh nghiệp riêng lẻ chỉ có tốc độ tăng trưởng khoảng 15 -16%.
Còn các doanh nghiệp thuộc Vinatex thì phần lớn vẫn là các doanh nghiệp cũ với tốc độ tăng trưởng cũng chỉ đạt khoảng 16%. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng của Vinatex trong năm qua chỉ đạt khoảng 50% so với toàn ngành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc Vinatex vẫn đứng vững trên thị trường nhờ vào uy tín và chất lượng sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng đang tụt lại so với toàn ngành, vậy tại sao Vinatex lại tính đến chuyện kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, kinh doanh dịch vụ…, thưa ông ?
Trong chỉ đạo điều hành của Bộ Công thương và của Ban lãnh đạo Tập đoàn thì định hướng kinh doanh cơ bản, chủ đạo của Vinatex vẫn là kinh doanh dệt may. Còn các hoạt động kinh doanh khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động chính của Vinatex.
Chẳng hạn như trong lĩnh vực bất động sản, không phải Vinatex hướng vào kinh doanh nhà ở ,văn phòng mà Vinatex chỉ tập trung vào việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các dư án trong chuyên ngành để có thể phục vụ cho ngành dệt may, đặc biệt là những khu công nghiệp phục vụ cho dệt, nhuộm có hệ thống xử lý nước thải, môi trường cũng như hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh.
Còn mở rộng sang đầu tư tài chính, dịch vụ thì mục đích cuối cùng cũng không nằm ngoài mong muốn là tăng cường nguồn vốn, năng lực tài chính cho Vinatex để từ đó có thể đưa lĩnh vực dệt may ngày càng được mở rộng và phát triển bền vững.
Theo ông, việc Châu Âu và Hoa kỳ sắp tới sẽ bãi bỏ hạn ngạch (quota) cho hàng dệt may của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đến ngành dệt may Việt Nam. Về phía Hiệp hội Dệt may đã chuẩn bị những gì trước sự kiện này ?
Trong năm nay, châu Âu sẽ dỡ bỏ quota cho hàng dệt may của Trung Quốc còn Hoa Kỳ là trong năm tới nên chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh của ngành dệt may của nước này lên rất nhiều trên thị trường thế giới. Hệ quả nhãn tiền mà chúng ta sẽ dễ nhận thấy là thị phần dệt may của nhiều nước chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Trước sự việc này, Hiệp hội Dệt may đã xác định là cố gắng đến mức tối đa để thị phần của dệt may Việt Nam không bị thu hẹp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với ngành dệt may Việt Nam và buộc toàn ngành phải có một sự liên kết, nỗ lực cao mới mong vượt qua.
Nhưng thưa ông, sự liên kết của các doanh nghiệp dệt may trong nước thì lại đang được cho là rất yếu kém, thậm chí là chưa có?
Thực ra đến thời điểm này thì ngành dệt may của chúng ta cũng đã có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, sức liên kết lại chưa được mạnh mẽ và chặt chẽ như mong muốn. Từ 2 năm trước, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã đưa ra ý tưởng thành lập các chuỗi lên kết trong ngành dệt may để từ đó có thể phân công thị trường, chống việc phá giá, xé lẻ khách hàng…
Với sự ra đời của Tập đoàn Dệt may thì ý tưởng đó đã từng bước được hình thành. Hiện Vinatex đang là tổ chức của hơn 100 doanh nghiệp liên kết với nhau để thực hiện những chiến lược lớn của ngành dệt may đã được Chính phủ chỉ đạo.
Tôi tin chắc rằng, một khi tình hình thị trường đã có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi thì tất yếu các doanh nghiệp đều phải tự biết cần làm gì để không phải đứng một mình chống lại các cơn sóng gió.
Mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD: Thách thức lớn
Thưa ông, để giải quyết bài toán nguyên liệu cho ngành dệt may, Chính phủ đã có đề án phát triển cây bông, nhưng trên thực tế thì diện tích cây bông lại liên tục giảm trong thời gian qua. Đâu là nguyên nhân thưa ông ?
Có thể nói rằng, giữa cái chúng ta mong muốn và thực tiễn nhiều khi lại khác nhau. Chúng ta mong muốn trồng nhiều bông để có thể chủ động hơn về nguyên liệu cho ngành dệt may. Thế nhưng, trên thực tế thì việc trồng bông trong 2 năm qua đã gặp phải hạn hán nghiêm trọng, dẫn tới việc nông dân chán nản không muốn trồng bông.
Trong khi đó, giá của mặt hàng ngô lại tăng 250% trong 2 năm vừa rồi khiến hầu hết nông dân đều chuyển từ trồng bông sang trồng ngô. Để giải quyết vấn đề này, ngành dệt may đang dự kiến trình Chính phủ một chiến lược để phát triển cây bông một cách bài bản, quy mô, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nông dân.
Cụ thể, trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ có kiến nghị xin đất để lập những nông, trang trại trồng bông một cách ổn định. Nếu điều này trở thành hiện thực thì chắc chắn trong một tương lại không xa, bài toán về nguyên liệu cho ngành dệt may sẽ được giải quyết một cách đáng kể.
Trong năm 2008, giá nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may được dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao. Vậy, ngành dệt may đã chuẩn bị như thế nào trước tình hình này và liệu mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm nay có thành hiện thực?
Đây là một thách thức rất lớn cho ngành dệt may của chúng ta. Riêng trong năm 2007, giá bông và xơ đã tăng 30 - 40%, trong khi giá cả đầu ra không tăng, thậm chí còn phải giảm do cạnh tranh. Trong năm 2008, chúng tôi cũng dự đoán là giá cả nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao do giá dầu thế giới đã vượt 100 USD/thùng.
Cho nên, để giải bài toán này thì ngành dệt may xác định chỉ còn một con đường, đó là tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tức là phải sản xuất ra nhiều những mặt hàng có tính năng khác biệt cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để làm cơ sở cho việc tăng giá bán phù hợp với giá trị sử dụng.
Còn mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm nay, theo tôi, nếu Chính phủ có một cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp cộng với sự nỗ lực hết mình của các doanh nghiệp thì mục tiêu này hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Định hướng kinh doanh chủ đạo vẫn là dệt may
Là “anh cả” của dệt may Việt Nam, nhưng tại sao tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn Dệt may lại thấp hơn toàn ngành, thưa ông ?
Ngành dệt may của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của toàn ngành trong năm qua đạt 33%, trong khi đó mỗi một doanh nghiệp riêng lẻ chỉ có tốc độ tăng trưởng khoảng 15 -16%.
Còn các doanh nghiệp thuộc Vinatex thì phần lớn vẫn là các doanh nghiệp cũ với tốc độ tăng trưởng cũng chỉ đạt khoảng 16%. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng của Vinatex trong năm qua chỉ đạt khoảng 50% so với toàn ngành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc Vinatex vẫn đứng vững trên thị trường nhờ vào uy tín và chất lượng sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng đang tụt lại so với toàn ngành, vậy tại sao Vinatex lại tính đến chuyện kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, kinh doanh dịch vụ…, thưa ông ?
Trong chỉ đạo điều hành của Bộ Công thương và của Ban lãnh đạo Tập đoàn thì định hướng kinh doanh cơ bản, chủ đạo của Vinatex vẫn là kinh doanh dệt may. Còn các hoạt động kinh doanh khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động chính của Vinatex.
Chẳng hạn như trong lĩnh vực bất động sản, không phải Vinatex hướng vào kinh doanh nhà ở ,văn phòng mà Vinatex chỉ tập trung vào việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các dư án trong chuyên ngành để có thể phục vụ cho ngành dệt may, đặc biệt là những khu công nghiệp phục vụ cho dệt, nhuộm có hệ thống xử lý nước thải, môi trường cũng như hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh.
Còn mở rộng sang đầu tư tài chính, dịch vụ thì mục đích cuối cùng cũng không nằm ngoài mong muốn là tăng cường nguồn vốn, năng lực tài chính cho Vinatex để từ đó có thể đưa lĩnh vực dệt may ngày càng được mở rộng và phát triển bền vững.
Theo ông, việc Châu Âu và Hoa kỳ sắp tới sẽ bãi bỏ hạn ngạch (quota) cho hàng dệt may của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đến ngành dệt may Việt Nam. Về phía Hiệp hội Dệt may đã chuẩn bị những gì trước sự kiện này ?
Trong năm nay, châu Âu sẽ dỡ bỏ quota cho hàng dệt may của Trung Quốc còn Hoa Kỳ là trong năm tới nên chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh của ngành dệt may của nước này lên rất nhiều trên thị trường thế giới. Hệ quả nhãn tiền mà chúng ta sẽ dễ nhận thấy là thị phần dệt may của nhiều nước chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Trước sự việc này, Hiệp hội Dệt may đã xác định là cố gắng đến mức tối đa để thị phần của dệt may Việt Nam không bị thu hẹp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với ngành dệt may Việt Nam và buộc toàn ngành phải có một sự liên kết, nỗ lực cao mới mong vượt qua.
Nhưng thưa ông, sự liên kết của các doanh nghiệp dệt may trong nước thì lại đang được cho là rất yếu kém, thậm chí là chưa có?
Thực ra đến thời điểm này thì ngành dệt may của chúng ta cũng đã có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, sức liên kết lại chưa được mạnh mẽ và chặt chẽ như mong muốn. Từ 2 năm trước, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã đưa ra ý tưởng thành lập các chuỗi lên kết trong ngành dệt may để từ đó có thể phân công thị trường, chống việc phá giá, xé lẻ khách hàng…
Với sự ra đời của Tập đoàn Dệt may thì ý tưởng đó đã từng bước được hình thành. Hiện Vinatex đang là tổ chức của hơn 100 doanh nghiệp liên kết với nhau để thực hiện những chiến lược lớn của ngành dệt may đã được Chính phủ chỉ đạo.
Tôi tin chắc rằng, một khi tình hình thị trường đã có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi thì tất yếu các doanh nghiệp đều phải tự biết cần làm gì để không phải đứng một mình chống lại các cơn sóng gió.
Mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD: Thách thức lớn
Thưa ông, để giải quyết bài toán nguyên liệu cho ngành dệt may, Chính phủ đã có đề án phát triển cây bông, nhưng trên thực tế thì diện tích cây bông lại liên tục giảm trong thời gian qua. Đâu là nguyên nhân thưa ông ?
Có thể nói rằng, giữa cái chúng ta mong muốn và thực tiễn nhiều khi lại khác nhau. Chúng ta mong muốn trồng nhiều bông để có thể chủ động hơn về nguyên liệu cho ngành dệt may. Thế nhưng, trên thực tế thì việc trồng bông trong 2 năm qua đã gặp phải hạn hán nghiêm trọng, dẫn tới việc nông dân chán nản không muốn trồng bông.
Trong khi đó, giá của mặt hàng ngô lại tăng 250% trong 2 năm vừa rồi khiến hầu hết nông dân đều chuyển từ trồng bông sang trồng ngô. Để giải quyết vấn đề này, ngành dệt may đang dự kiến trình Chính phủ một chiến lược để phát triển cây bông một cách bài bản, quy mô, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nông dân.
Cụ thể, trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ có kiến nghị xin đất để lập những nông, trang trại trồng bông một cách ổn định. Nếu điều này trở thành hiện thực thì chắc chắn trong một tương lại không xa, bài toán về nguyên liệu cho ngành dệt may sẽ được giải quyết một cách đáng kể.
Trong năm 2008, giá nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may được dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao. Vậy, ngành dệt may đã chuẩn bị như thế nào trước tình hình này và liệu mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm nay có thành hiện thực?
Đây là một thách thức rất lớn cho ngành dệt may của chúng ta. Riêng trong năm 2007, giá bông và xơ đã tăng 30 - 40%, trong khi giá cả đầu ra không tăng, thậm chí còn phải giảm do cạnh tranh. Trong năm 2008, chúng tôi cũng dự đoán là giá cả nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao do giá dầu thế giới đã vượt 100 USD/thùng.
Cho nên, để giải bài toán này thì ngành dệt may xác định chỉ còn một con đường, đó là tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tức là phải sản xuất ra nhiều những mặt hàng có tính năng khác biệt cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để làm cơ sở cho việc tăng giá bán phù hợp với giá trị sử dụng.
Còn mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm nay, theo tôi, nếu Chính phủ có một cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp cộng với sự nỗ lực hết mình của các doanh nghiệp thì mục tiêu này hoàn toàn nằm trong tầm tay.