Đi lên nhờ kiều hối
Lượng kiều hối được chuyển về nước không chỉ tập trung vào tiêu dùng mà còn hướng sang lĩnh vực đầu tư như bất động sản
Theo thống kê, hiện nay, lượng kiều hối được chuyển về nước không chỉ tập trung vào tiêu dùng mà còn hướng sang lĩnh vực đầu tư như bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn…
Để đón dòng kiều hối, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai các dịch vụ, tăng cường chất lượng, rút ngắn thời gian. Đặc biệt, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) phối hợp cùng BIDV triển khai chương trình “Tết hội ngộ, Xuân sum vầy” dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ nhận tiền Western Union với nhiều ưu đãi.
Ngoài ra, khách hàng khi giao dịch nhận tiền Western Union tại LienVietPostBank sẽ nhận được thẻ cào may mắn với cơ hội trúng các giải thưởng với tổng trị giá lên tới hơn 1,3 tỷ đồng.
Đại diện LienVietPostBank cho biết, ngân hàng chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh với phương châm “vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi”. Khách hàng nhận tiền không cần mở tài khoản tại ngân hàng, có thể nhận được tiền tại các chi nhánh và phòng giao dịch của LienVietPostBank nơi gần nhất trong vòng vài phút mà không hề mất phí trung gian. Trong khi đó, mạng lưới dịch vụ tiết kiệm bưu điện đặc biệt rộng lớn, với hơn 10.000 điểm.
Nhờ nguồn tiền từ nước ngoài gửi về (kiều hối), những năm gần đây nhiều vùng quê đã thay da đổi thịt, cuộc sống của người dân trở nên sung túc và ổn định hơn.
Nếu như trước đây, tiền từ nước ngoài gửi về chủ yếu để thăm hỏi người thân thì hiện nay nhiều người gửi tiền về nước để xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển và hỗ trợ nhân đạo. Hiện cả nước có trên 2.000 dự án do kiều bào đăng ký đầu tư với tổng vốn gần 6 tỷ USD, trải rộng ở nhiều lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp, bất động sản, du lịch... Năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng lượng kiều hối chuyển về nước ta dự báo vẫn tăng mạnh, có thể đạt 11 tỷ USD.
Tại xã Cương Gián (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) hiện đã thay da đổi thịt nhờ kiều hối. Xã này thường được nhắc đến với "mũi nhọn” là xuất khẩu lao động, khách đi qua đây cũng tỏ lòng khen sự giàu có của người dân xứ biển nơi đây.
Ông Hoàng Văn Tiến – Phó chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết, xã có khoảng 14.000 dân nhưng mấy chục năm nay đã có tới 2.500 người đã được đưa đi xuất khẩu lao động, mỗi nhà bình quân có từ 2 - 3 người xuất ngoại, đặc biệt có những gia đình có cả chục người xuất khẩu lao động.
Nguồn lợi từ xuất khẩu lao động đem lại là rất lớn, chỉ tính riêng thị trường Malaysia và Đài Loan trong năm 2011, tiền gửi tín dụng của lao động xuất khẩu đã đạt con số gần 35 tỷ đồng; mỗi năm người dân xuất khẩu đem về khoảng 70 - 80 tỷ đồng; khi có vốn người dân đầu tư chủ yếu vào việc xây nhà, ngoài ra mở rộng kinh doanh, buôn bán dịch vụ.
Không chỉ ở Cương Gián, hiện tại thôn Thạch Khê Thượng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cũng đang đi lên nhờ xuất khẩu lao động. Xưa nay người dân thôn Thạch Khê Thượng vốn dĩ chỉ biết tới nghề nông, trồng rau, nuôi lợn làm đầu song điểm đáng ngạc nhiên là ngày càng nhiều những ngôi nhà 3 tầng đua nhau mọc lên. Ông Nguyễn Văn Yên, người của thôn cho biết, làng hiện có trên 100 người đang đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ai đi cũng gửi tiền về xây nhà. Hầu hết những ngôi biệt thự, nhà tầng kiên cố trong làng được dựng lên từ nguồn tiền này.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, Việt Nam có khả năng lọt vào top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong các nước đang phát triển. Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu lao động cũng đóng góp lượng doanh số đáng kể trong tổng doanh số kiều hối của ngân hàng nên không thể bỏ qua mảng kinh doanh này. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đã đến thời ngân hàng gom bạc lẻ.
(Nguồn: LienVietPostBank)
Để đón dòng kiều hối, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai các dịch vụ, tăng cường chất lượng, rút ngắn thời gian. Đặc biệt, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) phối hợp cùng BIDV triển khai chương trình “Tết hội ngộ, Xuân sum vầy” dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ nhận tiền Western Union với nhiều ưu đãi.
Ngoài ra, khách hàng khi giao dịch nhận tiền Western Union tại LienVietPostBank sẽ nhận được thẻ cào may mắn với cơ hội trúng các giải thưởng với tổng trị giá lên tới hơn 1,3 tỷ đồng.
Đại diện LienVietPostBank cho biết, ngân hàng chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh với phương châm “vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi”. Khách hàng nhận tiền không cần mở tài khoản tại ngân hàng, có thể nhận được tiền tại các chi nhánh và phòng giao dịch của LienVietPostBank nơi gần nhất trong vòng vài phút mà không hề mất phí trung gian. Trong khi đó, mạng lưới dịch vụ tiết kiệm bưu điện đặc biệt rộng lớn, với hơn 10.000 điểm.
Nhờ nguồn tiền từ nước ngoài gửi về (kiều hối), những năm gần đây nhiều vùng quê đã thay da đổi thịt, cuộc sống của người dân trở nên sung túc và ổn định hơn.
Nếu như trước đây, tiền từ nước ngoài gửi về chủ yếu để thăm hỏi người thân thì hiện nay nhiều người gửi tiền về nước để xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển và hỗ trợ nhân đạo. Hiện cả nước có trên 2.000 dự án do kiều bào đăng ký đầu tư với tổng vốn gần 6 tỷ USD, trải rộng ở nhiều lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp, bất động sản, du lịch... Năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng lượng kiều hối chuyển về nước ta dự báo vẫn tăng mạnh, có thể đạt 11 tỷ USD.
Tại xã Cương Gián (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) hiện đã thay da đổi thịt nhờ kiều hối. Xã này thường được nhắc đến với "mũi nhọn” là xuất khẩu lao động, khách đi qua đây cũng tỏ lòng khen sự giàu có của người dân xứ biển nơi đây.
Ông Hoàng Văn Tiến – Phó chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết, xã có khoảng 14.000 dân nhưng mấy chục năm nay đã có tới 2.500 người đã được đưa đi xuất khẩu lao động, mỗi nhà bình quân có từ 2 - 3 người xuất ngoại, đặc biệt có những gia đình có cả chục người xuất khẩu lao động.
Nguồn lợi từ xuất khẩu lao động đem lại là rất lớn, chỉ tính riêng thị trường Malaysia và Đài Loan trong năm 2011, tiền gửi tín dụng của lao động xuất khẩu đã đạt con số gần 35 tỷ đồng; mỗi năm người dân xuất khẩu đem về khoảng 70 - 80 tỷ đồng; khi có vốn người dân đầu tư chủ yếu vào việc xây nhà, ngoài ra mở rộng kinh doanh, buôn bán dịch vụ.
Không chỉ ở Cương Gián, hiện tại thôn Thạch Khê Thượng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cũng đang đi lên nhờ xuất khẩu lao động. Xưa nay người dân thôn Thạch Khê Thượng vốn dĩ chỉ biết tới nghề nông, trồng rau, nuôi lợn làm đầu song điểm đáng ngạc nhiên là ngày càng nhiều những ngôi nhà 3 tầng đua nhau mọc lên. Ông Nguyễn Văn Yên, người của thôn cho biết, làng hiện có trên 100 người đang đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ai đi cũng gửi tiền về xây nhà. Hầu hết những ngôi biệt thự, nhà tầng kiên cố trong làng được dựng lên từ nguồn tiền này.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, Việt Nam có khả năng lọt vào top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong các nước đang phát triển. Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu lao động cũng đóng góp lượng doanh số đáng kể trong tổng doanh số kiều hối của ngân hàng nên không thể bỏ qua mảng kinh doanh này. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đã đến thời ngân hàng gom bạc lẻ.
(Nguồn: LienVietPostBank)