Đi tìm giải pháp cho kinh tế thế giới
Các chuyên gia, tổ chức kinh tế thế giới đề xuất giải pháp giúp kinh tế thế giới vượt qua thời kỳ bất ổn
Trước tình trạng gia tăng lo ngại kinh tế Mỹ suy yếu, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương (ABAC) đã thảo luận một loạt biện pháp giúp kinh tế thế giới vượt qua bất ổn.
Lo ngại trước tình hình kinh tế Mỹ ảm đạm và thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh, ngày 22/1, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bất ngờ công bố giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4,25% xuống 3,5%.
ABAC thảo luận các biện pháp tài chính-thương mại
Các chuyên gia, tổ chức kinh tế thế giới đã đưa ra những đánh giá không lạc quan về tình hình kinh tế toàn cầu và đề xuất giải pháp giúp kinh tế thế giới vượt qua thời kỳ bất ổn.
Sau cuộc gặp tại Bỉ với các bộ trưởng tài chính của 15 nước khu vực đồng EUR, Chủ tịch Eurogroup, Jean Claude Juncker nói: "Tình hình ở Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi. Trong những tháng gần đây, chúng ta luôn loại trừ tình trạng suy thoái ở Mỹ song hiện nay chúng ta không thể phủ nhận thực tế này".
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Strauss Kahn thì cảnh báo rằng, tất cả các nước trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi đà suy thoái của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại Hội nghị năm 2008 của Hội đồng Tư vấn kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương (ABAC), diễn ra tại Jakarta trong ba ngày từ 21-23/1, các đại biểu cũng đánh giá tình hình ảm đạm của kinh tế Mỹ và đề xuất những giải pháp giúp nền kinh tế, thương mại thế giới vượt qua tình trạng bất ổn hiện nay.
Các đại biểu thuộc hơn 60 nền kinh tế thành viên ABAC đã thảo luận các giải pháp như: xây dựng và liên kết các hệ thống tài chính, hợp tác với các khu vực khác để xây dựng một hệ thống tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, xem xét lại các mô hình thiết kế thương mại và đầu tư, tìm kiếm những ưu tiên trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và hợp tác công nghệ thông tin.
Kết quả của Hội nghị ABAC này sẽ được trình lên Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), được tổ chức tại Peru vào tháng 11 tới.
Chính phủ và Quốc hội Mỹ hợp sức chống suy thoái
FED đưa ra quyết định giảm 0,75% lãi suất cho vay ngắn hạn trên trong một cuộc họp khẩn cấp qua điện thoại của các quan chức ngân hàng này vào đêm ngày 21/1và thông báo ngay trước giờ các thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa giao dịch.
FED cho biết: "Quyết định này do nhận thấy nền kinh tế đang yếu đi và nguy cơ tốc độ tăng trưởng giảm ngày càng rõ". FED cũng tuyên bố đã thông qua việc cắt giảm 0,75% lãi suất chiết khấu xuống 4%. Lãi suất này được áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền trực tiếp từ FED.
Ngay sau khi FED bất ngờ quyết định cắt giảm lãi suất các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại, từ 4,25% xuống 3,5%, để ngăn chặn đà tụt dốc của nền kinh tế, ngày 22/1 Tổng thống Mỹ W. Bush đã lên tiếng trấn an người dân, đồng thời hối thúc Quốc hội tạm thời gạt bỏ các mối bất hòa để cùng nhau có những hành động đủ mạnh, đủ hiệu quả để đưa nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi bóng đen của nguy cơ suy thoái.
Bush nói, ông tin tưởng cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp Mỹ sẽ tìm ra các điểm tương đồng để sớm cùng nhau soạn thảo và thông qua một kế hoạch kích thích cả gói nhằm kích hoạt nền kinh tế, xua tan mối lo suy thoái đã và đang gây chấn động thị trường tài chính Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu. Ông thừa nhận việc có ngay một giải pháp là khó, nhưng kêu gọi Quốc hội hãy từ bỏ lối mòn thủ tục hành chính rườm rà để có những hành động sớm nhất có thể.
Người phát ngôn Nhà trắng, bà Danna Perino, cho biết các nhà lãnh đạo Quốc hội tham gia các cuộc gặp đã nhất trí về tính "cấp bách" phải có ngay hành động. Kế hoạch cả gói này có thể lớn hơn mức đề xuất khoảng 140 tỉ USD mà Tổng thống Bush đề xuất, ngoài ra nó cũng bao gồm những biện pháp mà cả Nhà Trắng và Quốc hội đều muốn ưu tiên là cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp, coi đó là biện pháp kích thích giới đầu tư và trợ giúp cho người có thu nhập thấp.
Thủ lĩnh đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid, cho biết mục tiêu của Quốc hội muốn thông qua kế hoạch cả gói để Tổng thống Bush có thể ký phê chuẩn vào giữa tháng 2.
Lo ngại trước tình hình kinh tế Mỹ ảm đạm và thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh, ngày 22/1, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bất ngờ công bố giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4,25% xuống 3,5%.
ABAC thảo luận các biện pháp tài chính-thương mại
Các chuyên gia, tổ chức kinh tế thế giới đã đưa ra những đánh giá không lạc quan về tình hình kinh tế toàn cầu và đề xuất giải pháp giúp kinh tế thế giới vượt qua thời kỳ bất ổn.
Sau cuộc gặp tại Bỉ với các bộ trưởng tài chính của 15 nước khu vực đồng EUR, Chủ tịch Eurogroup, Jean Claude Juncker nói: "Tình hình ở Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi. Trong những tháng gần đây, chúng ta luôn loại trừ tình trạng suy thoái ở Mỹ song hiện nay chúng ta không thể phủ nhận thực tế này".
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Strauss Kahn thì cảnh báo rằng, tất cả các nước trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi đà suy thoái của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại Hội nghị năm 2008 của Hội đồng Tư vấn kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương (ABAC), diễn ra tại Jakarta trong ba ngày từ 21-23/1, các đại biểu cũng đánh giá tình hình ảm đạm của kinh tế Mỹ và đề xuất những giải pháp giúp nền kinh tế, thương mại thế giới vượt qua tình trạng bất ổn hiện nay.
Các đại biểu thuộc hơn 60 nền kinh tế thành viên ABAC đã thảo luận các giải pháp như: xây dựng và liên kết các hệ thống tài chính, hợp tác với các khu vực khác để xây dựng một hệ thống tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, xem xét lại các mô hình thiết kế thương mại và đầu tư, tìm kiếm những ưu tiên trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và hợp tác công nghệ thông tin.
Kết quả của Hội nghị ABAC này sẽ được trình lên Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), được tổ chức tại Peru vào tháng 11 tới.
Chính phủ và Quốc hội Mỹ hợp sức chống suy thoái
FED đưa ra quyết định giảm 0,75% lãi suất cho vay ngắn hạn trên trong một cuộc họp khẩn cấp qua điện thoại của các quan chức ngân hàng này vào đêm ngày 21/1và thông báo ngay trước giờ các thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa giao dịch.
FED cho biết: "Quyết định này do nhận thấy nền kinh tế đang yếu đi và nguy cơ tốc độ tăng trưởng giảm ngày càng rõ". FED cũng tuyên bố đã thông qua việc cắt giảm 0,75% lãi suất chiết khấu xuống 4%. Lãi suất này được áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền trực tiếp từ FED.
Ngay sau khi FED bất ngờ quyết định cắt giảm lãi suất các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại, từ 4,25% xuống 3,5%, để ngăn chặn đà tụt dốc của nền kinh tế, ngày 22/1 Tổng thống Mỹ W. Bush đã lên tiếng trấn an người dân, đồng thời hối thúc Quốc hội tạm thời gạt bỏ các mối bất hòa để cùng nhau có những hành động đủ mạnh, đủ hiệu quả để đưa nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi bóng đen của nguy cơ suy thoái.
Bush nói, ông tin tưởng cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp Mỹ sẽ tìm ra các điểm tương đồng để sớm cùng nhau soạn thảo và thông qua một kế hoạch kích thích cả gói nhằm kích hoạt nền kinh tế, xua tan mối lo suy thoái đã và đang gây chấn động thị trường tài chính Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu. Ông thừa nhận việc có ngay một giải pháp là khó, nhưng kêu gọi Quốc hội hãy từ bỏ lối mòn thủ tục hành chính rườm rà để có những hành động sớm nhất có thể.
Người phát ngôn Nhà trắng, bà Danna Perino, cho biết các nhà lãnh đạo Quốc hội tham gia các cuộc gặp đã nhất trí về tính "cấp bách" phải có ngay hành động. Kế hoạch cả gói này có thể lớn hơn mức đề xuất khoảng 140 tỉ USD mà Tổng thống Bush đề xuất, ngoài ra nó cũng bao gồm những biện pháp mà cả Nhà Trắng và Quốc hội đều muốn ưu tiên là cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp, coi đó là biện pháp kích thích giới đầu tư và trợ giúp cho người có thu nhập thấp.
Thủ lĩnh đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid, cho biết mục tiêu của Quốc hội muốn thông qua kế hoạch cả gói để Tổng thống Bush có thể ký phê chuẩn vào giữa tháng 2.