Đi tìm giải pháp tài chính cho nhà thầu điện
Năng lực tài chính kém của nhà thầu điện nguyên nhân cơ bản khiến các dự án điện chậm tiến độ và thiếu điện trên toàn quốc
Việc thi công dự án điện đúng tiến độ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là năng lực thi công và năng lực tài chính của các nhà thầu. Trong đó, năng lực tài chính của các nhà thầu thể hiện ở các chỉ tiêu: vốn lưu động, khả năng thanh toán ngắn hạn...
Nhưng năng lực tài chính kém không đảm bảo thanh toán cho các nhà thầu phụ, trả lương cho nhân công là nguyên nhân cơ bản dẫn đến không đảm bảo thi công đúng tiến độ.
Đây là nhận xét của Tập đoàn Điện lực (EVN) tại buổi hội thảo “Giải pháp tài chính cho nhà thầu điện lực thực hiện thi công các dự án điện” do EVN và Ngân hàng An Bình (ABBANK) vừa được tổ chức tại Hà Nội. Làm thế nào để tất cả các dự án điện phải đảm bảo thi công đúng tiến độ để khắc phục tình trạng thiếu điện trên toàn quốc hiện nay?
Bảo đảm giải ngân đúng hạn cho nhà thầu
Theo ông Nguyễn Đăng Sâm, Tổng giám đốc Công ty Vận tải đa phương tiện - một trong những nhà thầu chuyên về vận tải cho các dự án cho ngành diện và dầu khí, cái khó khăn của nhà thầu là tài sản của nhà thầu không phải lúc nào cũng dồi dào để có thể thế chấp thực hiện hợp đồng mới, bởi những hợp đồng cũ mới thực hiện được 1/3 đến 1/2 công việc.
Chưa kể, cái khó của doanh nghiệp là nhiều khi hàng đưa về đầy kho mà vẫn chưa có mặt bằng để giải phóng hàng, bỏ ra hàng tỷ đồng mà chỉ thực hiện hợp đồng vài ba trăm triệu. Do đó đề nghị ngân hàng tuỳ theo công nghệ của từng nhà thầu mà có giải pháp tài trợ thoả đáng.
Cùng với ý kiến này, ông Phạm Văn Đông, một trong những nhà thầu dự án điện EVN than thở, việc thủ tục giấy tờ đối với việc vay vốn rất khắt khe. Nhiều khi chỉ vì cần vốn trong vài ngày mà làm thủ tục giấy tờ quá chậm gây ảnh hưởng cho tiến độ thực hiện dự án.
Cái khó của các nhà thầu dự án điện hiện nay là muốn tham gia thầu thì phải bảo lãnh dự thầu, tham gia nhiều gói thầu mới mong muốn được một gói. Nhưng thời gian lại kéo dài hai tháng cho nên tích tụ vốn nhiều đối với doanh nghiệp.
Rồi việc bảo lãnh hợp đồng từ 6-8 tháng giá trị đến 10% hợp đồng nhưng bảo lãnh bảo hành đến 18 tháng là số tiền doanh nghiệp bỏ ra khá lớn. Chưa kể ngân hàng bắt thế chấp đến 30% thì đó là một vấn đề rất lớn với doanh nghiệp. Cho nên đề nghị ngân hàng xem xét hiệu quả để giảm tỷ lệ thế chấp, bảo lãnh, bảo hành...
Theo ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN, với năng lực và uy tín của mình, EVN có trách nhiệm đảm bảo giải ngân, thanh toán đúng hạn cho các nhà thầu. Ngoài ra, EVN kết hợp với ABBank cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động và ứng trước để thanh toán.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phó tổng giám đốc ABBank, sau khi đã cụ thể hóa việc liên kết chiến lược giữa tập đoàn EVN và ABBank bằng việc ký kết hợp tác toàn diện với các thành viên tập đoàn EVN để cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng cho các đơn vị này; ABBank đang hướng đến mục tiêu cung ứng giải pháp tài chính tối ưu cho các khách hàng là các nhà thầu điện lực, thể hiện ở gói sản phẩm, dịch vụ đa dạng, các chương trình ưu đãi về hạn mức vay, về lãi suất, về tài sản đảm bảo...
Mở rộng hình thức bảo đảm
Cũng theo bà Mai, một giải pháp tài chính linh hoạt mà ABBank sẵn sàng đáp ứng cho các nhà thầu điện lực là mở rộng các hình thức đảm bảo. Nếu các nhà thầu có nhu cầu vay vốn, ngoài tài sản bảo đảm theo quy định chung của ABBank, các khách hàng này còn có thể cầm cố các khoản phải thu từ hợp đồng bán hàng, cung ứng dịch vụ hay hợp đồng thi công cho EVN.
Giải pháp tài chính cho nhà thầu thực hiện các dự án điện mà ABBank đưa ra là các sản phẩm tài chính tín dụng trọn gói. Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc ABBank cho biết, đó là các sản phẩm tài khoản. Với sản phẩm này, các nhà thầu sẽ được ưu đãi về duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản và được miễn phí giải ngân bằng tiền mặt; sản phẩm tài trợ vốn: các nhà thầu điện lực sẽ được ABBank cấp hạn mức cho vay đến 80% giá trị tài sản đảm bảo với lãi suất chỉ khoảng từ 90%-95% lãi suất áp dụng cho khách hàng thông thường tùy theo tài sản đảm bảo.
Nếu đáp ứng được một số tiêu chí về tài chính và có lịch sử quan hệ với EVN, ABBank sẵn sàng tín chấp dựa trên hợp đồng với EVN; sản phẩm bảo lãnh: các nhà thầu điện lực đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện các gói thầu của EVN sẽ được ABBank cung cấp các loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tiền ứng trước với mức phí ưu đãi. Với các sản phẩm tài chính này, các giải pháp thanh toán sẽ giải quyết triệt để cho nhà thầu, từ đó, góp phần đưa các dự án điện được thực hiện nhanh hơn.
Tính đến thời điểm hiện nay, ABBank đã ký kết hợp tác toàn diện và thỏa thuận hợp tác với các thành viên của Tập đoàn EVN là: Công ty Điện lực 1, Công ty Điện lực 2, Công ty Điện lực 3, Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Điện lực Tp.HCM. ABBank là đại diện tổ hợp bảo lãnh phát hành 720 tỷ đồng trái phiếu cho Công ty Thông tin viễn thông Điện lực (EVN Telecom). ABBank tham gia đồng tài trợ cho vay dự án Thuỷ điện Sông Tranh 2. Tính ra, ABBank đã tài trợ cho khoảng 60 dự án lớn nhỏ của ngành điện, với dư nợ cho vay đối với ngành điện khoảng 1.000 tỷ đồng.
Nhưng năng lực tài chính kém không đảm bảo thanh toán cho các nhà thầu phụ, trả lương cho nhân công là nguyên nhân cơ bản dẫn đến không đảm bảo thi công đúng tiến độ.
Đây là nhận xét của Tập đoàn Điện lực (EVN) tại buổi hội thảo “Giải pháp tài chính cho nhà thầu điện lực thực hiện thi công các dự án điện” do EVN và Ngân hàng An Bình (ABBANK) vừa được tổ chức tại Hà Nội. Làm thế nào để tất cả các dự án điện phải đảm bảo thi công đúng tiến độ để khắc phục tình trạng thiếu điện trên toàn quốc hiện nay?
Bảo đảm giải ngân đúng hạn cho nhà thầu
Theo ông Nguyễn Đăng Sâm, Tổng giám đốc Công ty Vận tải đa phương tiện - một trong những nhà thầu chuyên về vận tải cho các dự án cho ngành diện và dầu khí, cái khó khăn của nhà thầu là tài sản của nhà thầu không phải lúc nào cũng dồi dào để có thể thế chấp thực hiện hợp đồng mới, bởi những hợp đồng cũ mới thực hiện được 1/3 đến 1/2 công việc.
Chưa kể, cái khó của doanh nghiệp là nhiều khi hàng đưa về đầy kho mà vẫn chưa có mặt bằng để giải phóng hàng, bỏ ra hàng tỷ đồng mà chỉ thực hiện hợp đồng vài ba trăm triệu. Do đó đề nghị ngân hàng tuỳ theo công nghệ của từng nhà thầu mà có giải pháp tài trợ thoả đáng.
Cùng với ý kiến này, ông Phạm Văn Đông, một trong những nhà thầu dự án điện EVN than thở, việc thủ tục giấy tờ đối với việc vay vốn rất khắt khe. Nhiều khi chỉ vì cần vốn trong vài ngày mà làm thủ tục giấy tờ quá chậm gây ảnh hưởng cho tiến độ thực hiện dự án.
Cái khó của các nhà thầu dự án điện hiện nay là muốn tham gia thầu thì phải bảo lãnh dự thầu, tham gia nhiều gói thầu mới mong muốn được một gói. Nhưng thời gian lại kéo dài hai tháng cho nên tích tụ vốn nhiều đối với doanh nghiệp.
Rồi việc bảo lãnh hợp đồng từ 6-8 tháng giá trị đến 10% hợp đồng nhưng bảo lãnh bảo hành đến 18 tháng là số tiền doanh nghiệp bỏ ra khá lớn. Chưa kể ngân hàng bắt thế chấp đến 30% thì đó là một vấn đề rất lớn với doanh nghiệp. Cho nên đề nghị ngân hàng xem xét hiệu quả để giảm tỷ lệ thế chấp, bảo lãnh, bảo hành...
Theo ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN, với năng lực và uy tín của mình, EVN có trách nhiệm đảm bảo giải ngân, thanh toán đúng hạn cho các nhà thầu. Ngoài ra, EVN kết hợp với ABBank cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động và ứng trước để thanh toán.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phó tổng giám đốc ABBank, sau khi đã cụ thể hóa việc liên kết chiến lược giữa tập đoàn EVN và ABBank bằng việc ký kết hợp tác toàn diện với các thành viên tập đoàn EVN để cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng cho các đơn vị này; ABBank đang hướng đến mục tiêu cung ứng giải pháp tài chính tối ưu cho các khách hàng là các nhà thầu điện lực, thể hiện ở gói sản phẩm, dịch vụ đa dạng, các chương trình ưu đãi về hạn mức vay, về lãi suất, về tài sản đảm bảo...
Mở rộng hình thức bảo đảm
Cũng theo bà Mai, một giải pháp tài chính linh hoạt mà ABBank sẵn sàng đáp ứng cho các nhà thầu điện lực là mở rộng các hình thức đảm bảo. Nếu các nhà thầu có nhu cầu vay vốn, ngoài tài sản bảo đảm theo quy định chung của ABBank, các khách hàng này còn có thể cầm cố các khoản phải thu từ hợp đồng bán hàng, cung ứng dịch vụ hay hợp đồng thi công cho EVN.
Giải pháp tài chính cho nhà thầu thực hiện các dự án điện mà ABBank đưa ra là các sản phẩm tài chính tín dụng trọn gói. Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc ABBank cho biết, đó là các sản phẩm tài khoản. Với sản phẩm này, các nhà thầu sẽ được ưu đãi về duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản và được miễn phí giải ngân bằng tiền mặt; sản phẩm tài trợ vốn: các nhà thầu điện lực sẽ được ABBank cấp hạn mức cho vay đến 80% giá trị tài sản đảm bảo với lãi suất chỉ khoảng từ 90%-95% lãi suất áp dụng cho khách hàng thông thường tùy theo tài sản đảm bảo.
Nếu đáp ứng được một số tiêu chí về tài chính và có lịch sử quan hệ với EVN, ABBank sẵn sàng tín chấp dựa trên hợp đồng với EVN; sản phẩm bảo lãnh: các nhà thầu điện lực đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện các gói thầu của EVN sẽ được ABBank cung cấp các loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tiền ứng trước với mức phí ưu đãi. Với các sản phẩm tài chính này, các giải pháp thanh toán sẽ giải quyết triệt để cho nhà thầu, từ đó, góp phần đưa các dự án điện được thực hiện nhanh hơn.
Tính đến thời điểm hiện nay, ABBank đã ký kết hợp tác toàn diện và thỏa thuận hợp tác với các thành viên của Tập đoàn EVN là: Công ty Điện lực 1, Công ty Điện lực 2, Công ty Điện lực 3, Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Điện lực Tp.HCM. ABBank là đại diện tổ hợp bảo lãnh phát hành 720 tỷ đồng trái phiếu cho Công ty Thông tin viễn thông Điện lực (EVN Telecom). ABBank tham gia đồng tài trợ cho vay dự án Thuỷ điện Sông Tranh 2. Tính ra, ABBank đã tài trợ cho khoảng 60 dự án lớn nhỏ của ngành điện, với dư nợ cho vay đối với ngành điện khoảng 1.000 tỷ đồng.