Điểm nóng tuần qua: “Bão tố” Bin Laden
Cái chết của trùm mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã trở thành đề tài làm mưa làm gió trên khắp các cộng đồng mạng suốt tuần qua
Cái chết của trùm mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã trở thành đề tài làm mưa làm gió trên khắp các cộng đồng mạng suốt tuần qua. Từ các mạng xã hội khổng lồ như Facebook, Twitter cho tới các diễn đàn ảo nhỏ lẻ, đâu đâu cũng tràn ngập những nội dung liên quan tới vấn đề này này.
Dưới đây là một số thống kê đáng chú ý về sự kiện này liên quan tới thế giới số:
1. Twitter bùng nổ
Theo thông báo chính thức từ bộ phận Quan hệ công chúng của mạng xã hội Twitter, họ đã ghi nhận một kỷ lục mới về tốc độ đăng tin (tweet) trên nền tảng của mình. Thông báo của Twitter viết: “Tối 1/5, chúng tôi đã ghi nhận được một tốc độ tweet cao nhất từ trước đến nay. Đến 23h, các thông điệp được đưa lên Twitter với tốc độ 5.106 tweet/giây (khảng 18,4 triệu tweet/giờ)”.
Mặc dù, số lượng tweet xung quanh sự kiện này vẫn còn thua xa so với kỷ lục 6.939 tweet/giây khi Nhật Bản bước vào năm mới 2011. Tuy nhiên, qua vài sự kiện gần đây như động đất tại Nhật Bản, cuộc chiến Lybia và vụ Osama bin Laden, có thể thấy, Twitter ngày càng đóng một vai trò quan trọng như một công cụ lan truyền tin khẩn, thậm chí là đầu mối cung cấp thông tin quan trọng của báo chí.
Tin tức cho biết, trước khi Nhà Trắng chính thức công bố với giới báo chí về việc bin Laden bị tiêu diệt, thì Keith Urbahn, Chánh văn phòng của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, đã thông báo tin này qua Twitter. Ngay sau đó một nhà sản xuất tin tức truyền hình đã kết nối với Urbahn, các hãng thông tấn khác cũng nhanh chân theo dõi các tweet và tạo thành một hiệu ứng thông tin nhanh chóng sau đó. Và phải đến khoảng gần 3 tiếng sau, Tổng thống Mỹ Obama mới chính thức công bố tin này trên trang web của Nhà Trắng (Whitehouse.gov) và truyền hình.
2. Facebook nhanh chân
Chỉ vài phút sau khi có tin tức về trùm khủng bố Osama bị tiêu diệt, người dùng trang mạng xã hội lớn nhất thế giới đã tạo ra một trang có tiêu đề "Osama bin Laden đã chết" và nhanh chóng thu hút được sự quan tâm khổng lồ từ các thành viên. Chỉ trong một thời gian ngắn, trang này đã được đánh dấu tới 239.000 lần "thích".
3. Từ khóa "hot"
Google Trends đã xếp từ khóa "Osama bin Laden dead" (Osama bin Laden chết) thuộc loại "chấn động", cấp cao nhất đối với một chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng. Tuy nhiên, không phải cho tới ngày 1/5 vừa qua, cụm từ này mới được nhiều người tìm kiếm nhất trên Google, nhưng thông báo chính thức của Nhà Trắng sau khi các mạng xã hội đã đua nhau "tiết lộ" đã góp phần khẳng định tính xác thực của thông tin.
Hiện tại, gõ cụm từ trên vào Google, thì chỉ cần 0,21 giây đã có hơn 60 triệu kết quả liên quan tới nội dung này được tìm thấy trên Google.
Được biết, vào tháng 9/2006, tờ l'Est Republicain của Pháp từng đưa một bài viết dựa trên tài liệu tình báo rò rỉ của Saudi Arabia nói rằng, trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị giết một tháng trước đó. Mặc dù, CIA và Chính phủ Pháp đã bác bỏ thông tin này bài báo này, nhưng Google Insights for Search đã xếp bài báo năm 2006 là sự kiện tìm kiếm lớn nhất về bin Laden.
Trong nhiều năm qua, Osama bin Laden là mục tiêu truy lùng hàng đầu của tình báo Mỹ, đặc biệt từ sau khi xác định Al-Qeada chủ mưu vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York ngày 11/9/2001 làm hơn 3.000 người thiệt mạng. Mỹ từng treo giải thưởng 50 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ hoặc tiêu diệt trùm khủng bố này.
4. Mồi ngon của hacker
Việc có hơn 4 triệu lượt xem/giây về cái chết của Bin Laden trên những trang tin tức chính thống đang là cơ hội cực tốt để lừa đảo trực tuyến tăng mạnh và thư rác bùng phát. Hàng loạt chuyên gia bảo mật máy tính đã đưa ra cảnh báo, những kẻ lừa đảo trên mạng có thể tìm cách lợi dụng cái chết của trùm khủng bố này để phát tán phần mềm độc hại (malware).
Chẳng hạn, theo các chuyên gia an ninh mạng của hãng Symantec, cơn khát săn lùng tin tức liên quan cái chết của Bin Laden đang trở thành miếng mồi béo bở cho tin tặc gieo rắc mã độc. Theo Symantec, người dùng khi nhận được tin nhắn hoặc email mời xem một đoạn video hoặc hình ảnh của trùm khủng bố thì chớ vội click vào. Trong một số trường hợp, khi mở những tin nhắn này, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp chi tiết thông tin cá nhân, hay thông tin tài khoản ngân hàng, hoặc được cảnh báo rằng máy tính đã bị nhiễm vi rút và đề nghị người dùng tải về một chương trình diệt virus (giả mạo).
Với cảnh báo của Panda Serurity, hiện đã có một làn sóng mới trong số các mối nguy hại đang phát tán: Trong 3 tháng đầu năm nay, trung bình hằng ngày có 73.000 mẫu phần mềm độc hại mới được phát tán trên môi trường internet. Trong đó, kẻ xấu đã lợi dụng cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden để phát tán virus và Trojan.
Còn theo thông tin chính thức từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hôm 3/5, những thông điệp khẳng định hình ảnh và video về cái chết của Bin Laden thực sự có chứa một loại vi rút có thể ăn cắp thông tin cá nhân. FBI cảnh báo người sử dụng Internet cẩn thận với các tin nhắn giả mạo trên các mạng xã hội và không bao giờ tải phần mềm để xem video. "Hãy đọc e-mail mà bạn nhận được một cách cẩn thận, tin nhắn giả mạo thường mắc lỗi chính tả, ngữ pháp nghèo nàn và không chuẩn tiếng Anh".
5. Truy cập báo điện tử tăng vọt
Câu chuyện về Bin Laden lên tới đỉnh điểm 4,1 triệu trang được đọc (pageview) mỗi giây trên các website tin tức được hỗ trợ và theo dõi bởi mạng Akamai (AKAM). Akamai cung cấp khoảng 20% nội dung trên Internet, và hỗ trợ các trang có nhiều người truy cập như nytimes.com, reuters.com, bbc.com và usatoday.com.
Đỉnh điểm về lượng truy cập là vào khoảng 23h30 tối 1/5, ngay khi cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu. Khoảng một giờ trước khi tin này được công bố, có khoảng 2,5 triệu trang được xem mỗi giây trên các website kể trên. Tuy nhiên, Akamai cho hay họ chưa xếp sự kiện này vào Top 10 sự kiện tin tức được xem nhiều nhất.
Dưới đây là một số thống kê đáng chú ý về sự kiện này liên quan tới thế giới số:
1. Twitter bùng nổ
Theo thông báo chính thức từ bộ phận Quan hệ công chúng của mạng xã hội Twitter, họ đã ghi nhận một kỷ lục mới về tốc độ đăng tin (tweet) trên nền tảng của mình. Thông báo của Twitter viết: “Tối 1/5, chúng tôi đã ghi nhận được một tốc độ tweet cao nhất từ trước đến nay. Đến 23h, các thông điệp được đưa lên Twitter với tốc độ 5.106 tweet/giây (khảng 18,4 triệu tweet/giờ)”.
Mặc dù, số lượng tweet xung quanh sự kiện này vẫn còn thua xa so với kỷ lục 6.939 tweet/giây khi Nhật Bản bước vào năm mới 2011. Tuy nhiên, qua vài sự kiện gần đây như động đất tại Nhật Bản, cuộc chiến Lybia và vụ Osama bin Laden, có thể thấy, Twitter ngày càng đóng một vai trò quan trọng như một công cụ lan truyền tin khẩn, thậm chí là đầu mối cung cấp thông tin quan trọng của báo chí.
Tin tức cho biết, trước khi Nhà Trắng chính thức công bố với giới báo chí về việc bin Laden bị tiêu diệt, thì Keith Urbahn, Chánh văn phòng của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, đã thông báo tin này qua Twitter. Ngay sau đó một nhà sản xuất tin tức truyền hình đã kết nối với Urbahn, các hãng thông tấn khác cũng nhanh chân theo dõi các tweet và tạo thành một hiệu ứng thông tin nhanh chóng sau đó. Và phải đến khoảng gần 3 tiếng sau, Tổng thống Mỹ Obama mới chính thức công bố tin này trên trang web của Nhà Trắng (Whitehouse.gov) và truyền hình.
2. Facebook nhanh chân
Chỉ vài phút sau khi có tin tức về trùm khủng bố Osama bị tiêu diệt, người dùng trang mạng xã hội lớn nhất thế giới đã tạo ra một trang có tiêu đề "Osama bin Laden đã chết" và nhanh chóng thu hút được sự quan tâm khổng lồ từ các thành viên. Chỉ trong một thời gian ngắn, trang này đã được đánh dấu tới 239.000 lần "thích".
3. Từ khóa "hot"
Google Trends đã xếp từ khóa "Osama bin Laden dead" (Osama bin Laden chết) thuộc loại "chấn động", cấp cao nhất đối với một chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng. Tuy nhiên, không phải cho tới ngày 1/5 vừa qua, cụm từ này mới được nhiều người tìm kiếm nhất trên Google, nhưng thông báo chính thức của Nhà Trắng sau khi các mạng xã hội đã đua nhau "tiết lộ" đã góp phần khẳng định tính xác thực của thông tin.
Hiện tại, gõ cụm từ trên vào Google, thì chỉ cần 0,21 giây đã có hơn 60 triệu kết quả liên quan tới nội dung này được tìm thấy trên Google.
Được biết, vào tháng 9/2006, tờ l'Est Republicain của Pháp từng đưa một bài viết dựa trên tài liệu tình báo rò rỉ của Saudi Arabia nói rằng, trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị giết một tháng trước đó. Mặc dù, CIA và Chính phủ Pháp đã bác bỏ thông tin này bài báo này, nhưng Google Insights for Search đã xếp bài báo năm 2006 là sự kiện tìm kiếm lớn nhất về bin Laden.
Trong nhiều năm qua, Osama bin Laden là mục tiêu truy lùng hàng đầu của tình báo Mỹ, đặc biệt từ sau khi xác định Al-Qeada chủ mưu vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York ngày 11/9/2001 làm hơn 3.000 người thiệt mạng. Mỹ từng treo giải thưởng 50 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ hoặc tiêu diệt trùm khủng bố này.
4. Mồi ngon của hacker
Việc có hơn 4 triệu lượt xem/giây về cái chết của Bin Laden trên những trang tin tức chính thống đang là cơ hội cực tốt để lừa đảo trực tuyến tăng mạnh và thư rác bùng phát. Hàng loạt chuyên gia bảo mật máy tính đã đưa ra cảnh báo, những kẻ lừa đảo trên mạng có thể tìm cách lợi dụng cái chết của trùm khủng bố này để phát tán phần mềm độc hại (malware).
Chẳng hạn, theo các chuyên gia an ninh mạng của hãng Symantec, cơn khát săn lùng tin tức liên quan cái chết của Bin Laden đang trở thành miếng mồi béo bở cho tin tặc gieo rắc mã độc. Theo Symantec, người dùng khi nhận được tin nhắn hoặc email mời xem một đoạn video hoặc hình ảnh của trùm khủng bố thì chớ vội click vào. Trong một số trường hợp, khi mở những tin nhắn này, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp chi tiết thông tin cá nhân, hay thông tin tài khoản ngân hàng, hoặc được cảnh báo rằng máy tính đã bị nhiễm vi rút và đề nghị người dùng tải về một chương trình diệt virus (giả mạo).
Với cảnh báo của Panda Serurity, hiện đã có một làn sóng mới trong số các mối nguy hại đang phát tán: Trong 3 tháng đầu năm nay, trung bình hằng ngày có 73.000 mẫu phần mềm độc hại mới được phát tán trên môi trường internet. Trong đó, kẻ xấu đã lợi dụng cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden để phát tán virus và Trojan.
Còn theo thông tin chính thức từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hôm 3/5, những thông điệp khẳng định hình ảnh và video về cái chết của Bin Laden thực sự có chứa một loại vi rút có thể ăn cắp thông tin cá nhân. FBI cảnh báo người sử dụng Internet cẩn thận với các tin nhắn giả mạo trên các mạng xã hội và không bao giờ tải phần mềm để xem video. "Hãy đọc e-mail mà bạn nhận được một cách cẩn thận, tin nhắn giả mạo thường mắc lỗi chính tả, ngữ pháp nghèo nàn và không chuẩn tiếng Anh".
5. Truy cập báo điện tử tăng vọt
Câu chuyện về Bin Laden lên tới đỉnh điểm 4,1 triệu trang được đọc (pageview) mỗi giây trên các website tin tức được hỗ trợ và theo dõi bởi mạng Akamai (AKAM). Akamai cung cấp khoảng 20% nội dung trên Internet, và hỗ trợ các trang có nhiều người truy cập như nytimes.com, reuters.com, bbc.com và usatoday.com.
Đỉnh điểm về lượng truy cập là vào khoảng 23h30 tối 1/5, ngay khi cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu. Khoảng một giờ trước khi tin này được công bố, có khoảng 2,5 triệu trang được xem mỗi giây trên các website kể trên. Tuy nhiên, Akamai cho hay họ chưa xếp sự kiện này vào Top 10 sự kiện tin tức được xem nhiều nhất.