Điện thoại Internet: Thẻ “xịn” áp đảo thẻ lậu
Thị phần thẻ điện thoại Internet lậu đã giảm từ 90% xuống còn khoảng 30% trong vòng một năm
Từ chỗ chiếm tới 90% thị phần cách đây một năm, sau khi phát động cuộc chiến chống thẻ điện thoại Internet lậu, loại hình kinh doanh lậu này đã bị thu hẹp chỉ còn khoảng 30% thị phần vào thời điểm hiện tại.
Trước tháng 7/2006, thẻ Internet Phone lậu được đánh giá là chiếm tới gần 90% thị phần. Số thị phần ít ỏi còn lại thuộc về các nhà cung cấp hợp pháp trong nước. Trước sức ép của thẻ lậu, một số OSP viễn thông mặc dù đã trang bị hệ thống hạ tầng tương đối hiện đại, đồng bộ nhưng do ảnh hưởng của thẻ lậu nên đã ngừng cung cấp dịch vụ vì thua lỗ và không thể cạnh tranh với thẻ lậu được.
Số liệu thống kê chưa đầy đủ vào thời điểm đó cho thấy, tổng lưu lượng thị trường điện thoại Internet Việt Nam tại thời điểm này khoảng 28 triệu phút/tháng trong đó thẻ lậu chiếm 85,17%, VDC chiếm 3,26%, OCI chiếm 0,3%, Saigon Postel chiếm 8,73%, còn lại là các nhà cung cấp nhỏ lẻ khác. Trong nhiều năm liên tục, các OSP viễn thông trong nước đã cố gắng bằng nhiều biện pháp khác nhau để gia tăng thị phần nhưng thẻ lậu vẫn không hề suy giảm.
Trước tình hình đó, ngày 20/10/2006, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) Lê Nam Thắng chủ trì một cuộc họp với sự có mặt của tất cả các IXP, ISP, OSP viễn thông, nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác và một số các phương tiện thông tin đại chúng để bàn giải pháp khắc phục tình trạng nói trên.
Tại cuộc họp này, một số biện pháp đã được các đại biểu thống nhất đề xuất bao gồm: phối hợp năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp ISP, IXP và OSP viễn thông trong nước để ngăn chặn kỹ thuật các website và địa chỉ IP máy chủ cung cấp dịch vụ của các thẻ lậu; phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương (Sở Bưu chính Viễn thông, Công an, Quản lý thị trường...) để kiểm tra hành chính nhằm ngăn chặn việc cung cấp, bán thẻ lậu; các doanh nghiệp OSP viễn thông trong nước cần tăng cường năng lực kinh doanh, đảm bảo lợi ích người dùng bằng những sản phẩm hoàn toàn có thể thay thế thẻ lậu về mặt chất lượng và giá cả; tập trung tuyên truyền cho người dùng biết về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ hợp pháp, rủi ro của các dịch vụ bất hợp pháp; Thanh tra Bộ Bưu chính - Viễn thông được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, làm đầu mối hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.
Theo ông Trần Ngọc Tiếp, Phó chánh thanh tra, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhờ những biện pháp tích cực và đồng bộ như vậy, cùng với quyết tâm của các OSP trong nước, chỉ 8 tháng sau, chiến dịch chống lại thẻ điện thoại Internet lậu đã được kết quả đáng khích lệ.
Đến hết tháng 7/2007, so sánh với cùng kỳ năm 2006, thẻ lậu đã bị đẩy vào thế bị động và chỉ còn khoảng gần 30% thị phần. Tổng lưu lượng thị trường cũng tăng mạnh, đạt mức xấp xỉ 33 triệu phút/tháng. Hầu hết các OSP viễn thông trong nước đều có lưu lượng tăng lên trong giai đoạn này. Đặc biệt, OCI bứt phá vươn lên từ 0,3% thị phần (giữa năm 2006) lên con số 45,6% vào thời điểm hiện tại, Saigon Postel từ 8,7% lên thành 12,2%...
Cũng theo ông Trần Ngọc Tiếp, không chỉ ở vấn đề duy trì kỷ cương phép nước, việc giảm thị phần thẻ lậu đã mang lại lợi ích lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp. Đơn thuần về mặt kinh tế, nếu lấy giá bán trung bình một phút gọi đi các nước cho loại hình dịch vụ này hiện nay đang phổ biến là 400 đồng/phút (trong đó thuế giá trị gia tăng là 36 đồng) thì số tiền thuế VAT nộp ngân sách tăng trong 7 tháng đầu năm 2007 so với 7 tháng đầu năm 2006 là hơn 3,7 tỷ đồng (do giảm thất thu từ thẻ lậu).
Trong khi đó, các OSP trong nước đã gia tăng doanh thu nên cũng gia tăng số thuế VAT này lên đến hơn 4,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Như vậy đã có hơn 8,5 tỷ đồng đã được tăng thu cho ngân sách trong 7 tháng đầu năm nhờ kết quả đẩy lùi thẻ lậu, chưa kể thuế thu nhập doanh nghiệp có được từ các dịch vụ này của các OSP viễn thông trong nước.
Mặc dù đã đẩy lùi thẻ lậu xuống còn khoảng 30% nhưng Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cơ quan này vẫn đang tiếp tục hỗ trợ tích cực các OSP trong nước để tấn công thẻ lậu. “Với sự tích cực, quyết liệt của các doanh nghiệp này hiện nay, chúng ta có thể hy vọng vào một kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới”, ông Tiếp nhấn mạnh.
Trước tháng 7/2006, thẻ Internet Phone lậu được đánh giá là chiếm tới gần 90% thị phần. Số thị phần ít ỏi còn lại thuộc về các nhà cung cấp hợp pháp trong nước. Trước sức ép của thẻ lậu, một số OSP viễn thông mặc dù đã trang bị hệ thống hạ tầng tương đối hiện đại, đồng bộ nhưng do ảnh hưởng của thẻ lậu nên đã ngừng cung cấp dịch vụ vì thua lỗ và không thể cạnh tranh với thẻ lậu được.
Số liệu thống kê chưa đầy đủ vào thời điểm đó cho thấy, tổng lưu lượng thị trường điện thoại Internet Việt Nam tại thời điểm này khoảng 28 triệu phút/tháng trong đó thẻ lậu chiếm 85,17%, VDC chiếm 3,26%, OCI chiếm 0,3%, Saigon Postel chiếm 8,73%, còn lại là các nhà cung cấp nhỏ lẻ khác. Trong nhiều năm liên tục, các OSP viễn thông trong nước đã cố gắng bằng nhiều biện pháp khác nhau để gia tăng thị phần nhưng thẻ lậu vẫn không hề suy giảm.
Trước tình hình đó, ngày 20/10/2006, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) Lê Nam Thắng chủ trì một cuộc họp với sự có mặt của tất cả các IXP, ISP, OSP viễn thông, nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác và một số các phương tiện thông tin đại chúng để bàn giải pháp khắc phục tình trạng nói trên.
Tại cuộc họp này, một số biện pháp đã được các đại biểu thống nhất đề xuất bao gồm: phối hợp năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp ISP, IXP và OSP viễn thông trong nước để ngăn chặn kỹ thuật các website và địa chỉ IP máy chủ cung cấp dịch vụ của các thẻ lậu; phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương (Sở Bưu chính Viễn thông, Công an, Quản lý thị trường...) để kiểm tra hành chính nhằm ngăn chặn việc cung cấp, bán thẻ lậu; các doanh nghiệp OSP viễn thông trong nước cần tăng cường năng lực kinh doanh, đảm bảo lợi ích người dùng bằng những sản phẩm hoàn toàn có thể thay thế thẻ lậu về mặt chất lượng và giá cả; tập trung tuyên truyền cho người dùng biết về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ hợp pháp, rủi ro của các dịch vụ bất hợp pháp; Thanh tra Bộ Bưu chính - Viễn thông được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, làm đầu mối hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.
Theo ông Trần Ngọc Tiếp, Phó chánh thanh tra, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhờ những biện pháp tích cực và đồng bộ như vậy, cùng với quyết tâm của các OSP trong nước, chỉ 8 tháng sau, chiến dịch chống lại thẻ điện thoại Internet lậu đã được kết quả đáng khích lệ.
Đến hết tháng 7/2007, so sánh với cùng kỳ năm 2006, thẻ lậu đã bị đẩy vào thế bị động và chỉ còn khoảng gần 30% thị phần. Tổng lưu lượng thị trường cũng tăng mạnh, đạt mức xấp xỉ 33 triệu phút/tháng. Hầu hết các OSP viễn thông trong nước đều có lưu lượng tăng lên trong giai đoạn này. Đặc biệt, OCI bứt phá vươn lên từ 0,3% thị phần (giữa năm 2006) lên con số 45,6% vào thời điểm hiện tại, Saigon Postel từ 8,7% lên thành 12,2%...
Cũng theo ông Trần Ngọc Tiếp, không chỉ ở vấn đề duy trì kỷ cương phép nước, việc giảm thị phần thẻ lậu đã mang lại lợi ích lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp. Đơn thuần về mặt kinh tế, nếu lấy giá bán trung bình một phút gọi đi các nước cho loại hình dịch vụ này hiện nay đang phổ biến là 400 đồng/phút (trong đó thuế giá trị gia tăng là 36 đồng) thì số tiền thuế VAT nộp ngân sách tăng trong 7 tháng đầu năm 2007 so với 7 tháng đầu năm 2006 là hơn 3,7 tỷ đồng (do giảm thất thu từ thẻ lậu).
Trong khi đó, các OSP trong nước đã gia tăng doanh thu nên cũng gia tăng số thuế VAT này lên đến hơn 4,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Như vậy đã có hơn 8,5 tỷ đồng đã được tăng thu cho ngân sách trong 7 tháng đầu năm nhờ kết quả đẩy lùi thẻ lậu, chưa kể thuế thu nhập doanh nghiệp có được từ các dịch vụ này của các OSP viễn thông trong nước.
Mặc dù đã đẩy lùi thẻ lậu xuống còn khoảng 30% nhưng Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cơ quan này vẫn đang tiếp tục hỗ trợ tích cực các OSP trong nước để tấn công thẻ lậu. “Với sự tích cực, quyết liệt của các doanh nghiệp này hiện nay, chúng ta có thể hy vọng vào một kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới”, ông Tiếp nhấn mạnh.