Điều chiến hạm tới gần Triều Tiên, Mỹ có tấn công?
Một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ với tờ Financial Times rằng động thái này của Mỹ là một “cuộc phô trương lực lượng”.
Chỉ vài giờ sau khi quân đội Mỹ nã gần 60 tên lửa hành trình vào một căn cứ không quân của Syria, Nhà Trắng nhanh chóng nói rằng cuộc tấn công này là một tín hiệu mạnh mẽ không chỉ dành cho Syria mà còn dành cho cả thế giới.
Lời tuyên bố này của Washington ngay lập tức nhận được sự chú ý của Triều Tiên, quốc gia liên tục “khiêu khích” Mỹ trong thời gian quan bằng những vụ phóng thử tên lửa. Ngày 10/4, Bình Nhưỡng ra tuyên bố chỉ trích cuộc tấn công hôm thứ Sáu của Mỹ vào Syria, nói rằng đây là một “hành động xâm lược không thể tha thứ” và một lần nữa cho thấy Triều Tiên cần phải có kho vũ khí hạt nhân.
Sau khi tuyên bố trên của Triều Tiên được đưa ra, Lầu Năm Góc quyết định triển khai một nhóm hàng không mẫu hạm tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên. Một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ với tờ Financial Times rằng động thái này của Mỹ là một “cuộc phô trương lực lượng”.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng khó có chuyện Mỹ sẽ tấn công Triều Tiên như tấn công Syria.
Cuộc tấn công của Mỹ vào Syria cũng khiến Trung Quốc chú ý, ít nhất bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dùng bữa cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lúc tên lửa Mỹ được nã vào căn cứ không quân của Syria. Thời gian qua, Trung Quốc đã “không vui” với những tuyên bố cứng rắn của chính quyền Trump về vấn đề Triều Tiên, và cuộc tấn công của Mỹ có thể khiến tâm trạng này của Bắc Kinh trở nên kém hơn.
Hãng tin NBC nói rằng một cuộc rà soát gần đây của Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên đã đưa ra những lựa chọn về đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ tới Hàn Quốc, và thậm chí là tiêu diệt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
“Ông Tập giờ đây sẽ phải đánh giá nghiêm túc hơn về lời cảnh báo của ông Trump về việc Mỹ sẽ tự mình hành động trong vấn đề Triều Tiên”, ông Dennis Wilder, một cựu chuyên gia phân tích về Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định. “Rất khó để biết ảnh hưởng của việc này đối với ông Kim Jong Un, nhưng giới tinh hoa Triều Tiên sẽ lo ngại hơn về một chính sách mạnh tay hơn của Mỹ”.
Một số chuyên gia Mỹ tin rằng cuộc tấn công Syria sẽ làm thay đổi những toan tính của Trung Quốc về Bình Nhưỡng. Trong khi đó, các chuyên gia Trung Quốc tỏ ra hoài nghi và cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục chiến lược thận trọng đối với Triều Tiên.
Ông Zhao Tong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Trung tâm Carnegie-Tsinghua, nói rằng cuộc tấn công của Mỹ vào Syria đã làm thay đổi quan niệm của Trung Quốc về Tổng thống Trump ở một mức độ nào đó. “Trước đây, chúng tôi có lẽ đã xem ông ấy là ‘hổ giấy’, nhưng giờ đây có lẽ chúng tôi phải nhìn nhận nghiêm túc hơn về ông ấy”, ông Zhao nói với tờ Financial Times.
Cũng giống như hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc khác, ông Zhao nói tình hình chiến lược hiện nay ở Triều Tiên khác với ở Syria. “Khả năng của Triều Tiên trong việc thực hiện một cuộc phản công là lớn hơn nhiều”, ông Zhao nói. “Mỹ cần cân nhắc về những hậu quả có thể xảy ra nếu họ tấn công Triều Tiên, chẳng hạn sự an toàn của binh sỹ Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như các đồng minh của Mỹ.
Trung Quốc từ lâu vốn lo ngại rằng sức ép quá lớn đối với Bình Nhưỡng có thể bóp nghẹt nền kinh tế Triều Tiên và dẫn tới một cuộc khủng hoảng người tị nạn chạy từ nước này sang Trung Quốc. Bắc Kinh cũng lo ngại nếu chế độ ở Bình Nhưỡng sụp đổ, thì hai miền Triều Tiên cuối cùng sẽ thống nhất, dẫn tới khả năng lính Mỹ đóng ở bán đảo Triều Tiên ngay sát biên giới Trung Quốc.
Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt lo ngại về nguy cơ hạt nhân từ Bình Nhưỡng, nhưng hai nước này cũng lo ngại không kém rằng một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Triều Tiên có thể khiến Bình Nhưỡng nổi giận và phóng tên lửa về phía Tokyo và Seoul.
Ông Pang Zhongying, giáo sư Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói khả năng Mỹ thực hiện một cuộc tấn công vào Triều Tiên là “rất thấp”, bất chấp sự cứng rắn mà Washington đang cố gắng thể hiện. “Triều Tiên không phải là Syria”, ông Pang nói. “Syria đã bị chia năm xẻ bảy và không có khả năng phản công. Triều Tiên hoàn toàn khác, một cuộc tấn công vào nước này có thể gây ra những hậu quả thảm họa. Nước Mỹ chỉ đang dọa mà thôi”.
Tuy vậy, ông Bong Young-shik, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Yonsei ở Seoul, nói rằng cuộc tấn công Syria là một “lời cảnh báo gián tiếp đối với Bình Nhưỡng rằng một khi Triều Tiên vượt qua giới hạn đỏ, ông Trump sẽ không ngại biến sức mạnh của Mỹ thành hành động”.
“Sự cảnh báo này có hiệu quả hơn nhiều trong việc tạo ra hình ảnh về một chính quyền Trump mạnh mẽ trong tâm trí của ông Kim Jong Un”, ông Bong nói thêm.
Vào cuối tuần vừa rồi, ông Trump có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn vè cuộc không kích Syria và tình hình ở bán đảo Triều Tiên.
Ông Joe Detrani, một cựu sỹ quan CIA từng nhiều lần làm việc với giới chức Triều Tiên khi còn đương nhiệm, nói ông Kim Jong Un có thể lo ngại hơn về sự an toàn của mình nhưng sẽ không thay đổi chính sách. “Cha của ông Kim Jong Un là ông Kim Jong Il đã gần như phải trú ẩn sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên, khi Mỹ sử dụng sức mạnh không quân vượt trội để tấn công quân đội Iraq. Ông Kim Jong Un có thể cũng sẽ làm như vậy... Nhưng điều đó sẽ không ngăn cản ông ấy tiếp tục thúc đẩy chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, ông Detrani nhận định.
Lời tuyên bố này của Washington ngay lập tức nhận được sự chú ý của Triều Tiên, quốc gia liên tục “khiêu khích” Mỹ trong thời gian quan bằng những vụ phóng thử tên lửa. Ngày 10/4, Bình Nhưỡng ra tuyên bố chỉ trích cuộc tấn công hôm thứ Sáu của Mỹ vào Syria, nói rằng đây là một “hành động xâm lược không thể tha thứ” và một lần nữa cho thấy Triều Tiên cần phải có kho vũ khí hạt nhân.
Sau khi tuyên bố trên của Triều Tiên được đưa ra, Lầu Năm Góc quyết định triển khai một nhóm hàng không mẫu hạm tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên. Một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ với tờ Financial Times rằng động thái này của Mỹ là một “cuộc phô trương lực lượng”.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng khó có chuyện Mỹ sẽ tấn công Triều Tiên như tấn công Syria.
Cuộc tấn công của Mỹ vào Syria cũng khiến Trung Quốc chú ý, ít nhất bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dùng bữa cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lúc tên lửa Mỹ được nã vào căn cứ không quân của Syria. Thời gian qua, Trung Quốc đã “không vui” với những tuyên bố cứng rắn của chính quyền Trump về vấn đề Triều Tiên, và cuộc tấn công của Mỹ có thể khiến tâm trạng này của Bắc Kinh trở nên kém hơn.
Hãng tin NBC nói rằng một cuộc rà soát gần đây của Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên đã đưa ra những lựa chọn về đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ tới Hàn Quốc, và thậm chí là tiêu diệt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
“Ông Tập giờ đây sẽ phải đánh giá nghiêm túc hơn về lời cảnh báo của ông Trump về việc Mỹ sẽ tự mình hành động trong vấn đề Triều Tiên”, ông Dennis Wilder, một cựu chuyên gia phân tích về Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định. “Rất khó để biết ảnh hưởng của việc này đối với ông Kim Jong Un, nhưng giới tinh hoa Triều Tiên sẽ lo ngại hơn về một chính sách mạnh tay hơn của Mỹ”.
Một số chuyên gia Mỹ tin rằng cuộc tấn công Syria sẽ làm thay đổi những toan tính của Trung Quốc về Bình Nhưỡng. Trong khi đó, các chuyên gia Trung Quốc tỏ ra hoài nghi và cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục chiến lược thận trọng đối với Triều Tiên.
Ông Zhao Tong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Trung tâm Carnegie-Tsinghua, nói rằng cuộc tấn công của Mỹ vào Syria đã làm thay đổi quan niệm của Trung Quốc về Tổng thống Trump ở một mức độ nào đó. “Trước đây, chúng tôi có lẽ đã xem ông ấy là ‘hổ giấy’, nhưng giờ đây có lẽ chúng tôi phải nhìn nhận nghiêm túc hơn về ông ấy”, ông Zhao nói với tờ Financial Times.
Cũng giống như hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc khác, ông Zhao nói tình hình chiến lược hiện nay ở Triều Tiên khác với ở Syria. “Khả năng của Triều Tiên trong việc thực hiện một cuộc phản công là lớn hơn nhiều”, ông Zhao nói. “Mỹ cần cân nhắc về những hậu quả có thể xảy ra nếu họ tấn công Triều Tiên, chẳng hạn sự an toàn của binh sỹ Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như các đồng minh của Mỹ.
Trung Quốc từ lâu vốn lo ngại rằng sức ép quá lớn đối với Bình Nhưỡng có thể bóp nghẹt nền kinh tế Triều Tiên và dẫn tới một cuộc khủng hoảng người tị nạn chạy từ nước này sang Trung Quốc. Bắc Kinh cũng lo ngại nếu chế độ ở Bình Nhưỡng sụp đổ, thì hai miền Triều Tiên cuối cùng sẽ thống nhất, dẫn tới khả năng lính Mỹ đóng ở bán đảo Triều Tiên ngay sát biên giới Trung Quốc.
Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt lo ngại về nguy cơ hạt nhân từ Bình Nhưỡng, nhưng hai nước này cũng lo ngại không kém rằng một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Triều Tiên có thể khiến Bình Nhưỡng nổi giận và phóng tên lửa về phía Tokyo và Seoul.
Ông Pang Zhongying, giáo sư Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói khả năng Mỹ thực hiện một cuộc tấn công vào Triều Tiên là “rất thấp”, bất chấp sự cứng rắn mà Washington đang cố gắng thể hiện. “Triều Tiên không phải là Syria”, ông Pang nói. “Syria đã bị chia năm xẻ bảy và không có khả năng phản công. Triều Tiên hoàn toàn khác, một cuộc tấn công vào nước này có thể gây ra những hậu quả thảm họa. Nước Mỹ chỉ đang dọa mà thôi”.
Tuy vậy, ông Bong Young-shik, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Yonsei ở Seoul, nói rằng cuộc tấn công Syria là một “lời cảnh báo gián tiếp đối với Bình Nhưỡng rằng một khi Triều Tiên vượt qua giới hạn đỏ, ông Trump sẽ không ngại biến sức mạnh của Mỹ thành hành động”.
“Sự cảnh báo này có hiệu quả hơn nhiều trong việc tạo ra hình ảnh về một chính quyền Trump mạnh mẽ trong tâm trí của ông Kim Jong Un”, ông Bong nói thêm.
Vào cuối tuần vừa rồi, ông Trump có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn vè cuộc không kích Syria và tình hình ở bán đảo Triều Tiên.
Ông Joe Detrani, một cựu sỹ quan CIA từng nhiều lần làm việc với giới chức Triều Tiên khi còn đương nhiệm, nói ông Kim Jong Un có thể lo ngại hơn về sự an toàn của mình nhưng sẽ không thay đổi chính sách. “Cha của ông Kim Jong Un là ông Kim Jong Il đã gần như phải trú ẩn sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên, khi Mỹ sử dụng sức mạnh không quân vượt trội để tấn công quân đội Iraq. Ông Kim Jong Un có thể cũng sẽ làm như vậy... Nhưng điều đó sẽ không ngăn cản ông ấy tiếp tục thúc đẩy chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, ông Detrani nhận định.