“Định mức” đóng góp GDP cho công nghiệp văn hoá?
Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba
Sáng 21/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba.
Bốn vị đã đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp gồm bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư.
Yêu cầu thực hiện các giải pháp về xây dựng con người
Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo nghị quyết này cho biết, đối với lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, có ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung về nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa, đảm bảo đóng góp 3% GDP cho nền kinh tế. Phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát các quy định về chế độ chính sách đối với văn nghệ sỹ, tham mưu cho Chính phủ có chính sách đặc thù đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao khi giao tự chủ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, từ trước đến nay, đóng góp của ngành văn hóa vào GDP của nền kinh tế chủ yếu nằm trong tỷ trọng của khối dịch vụ, với ngành du lịch làm mũi nhọn. Do vậy, việc đưa chỉ tiêu đóng góp của ngành văn hóa vào GDP của nền kinh tế cần được nghiên cứu kỹ và đề xuất tại nghị quyết về kinh tế - xã hội.
Về ý kiến đề nghị bổ sung nội dung về cơ chế, chính sách đối với ngành văn hóa nói chung, đối với văn nghệ sỹ nói riêng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc đưa vào nghị quyết về chất vấn nội dung này là khó khả thi, nên cần cân nhắc để quy định trong các luật chuyên ngành hoặc các đề án cụ thể.
Tại nghị quyết, trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; nâng cao chất lượng việc bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tránh hình thức.
Ngành văn hoá cũng được yêu cầu khẩn trương rà soát, sớm sửa đổi các quy định về việc quản lý tác phẩm, cấp phép biểu diễn nghệ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển, cải cách hành chính và phù hợp với thực tiễn.
Mở rộng không gian cho doanh nghiệp tư nhân
Trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, nghị quyết nêu têu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công; rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng bảo đảm đơn giản hóa các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư công, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và đề cao trách nhiệm của các cấp trong quản lý đầu tư công, khắc phục tình trạng giao vốn đầu tư chậm; tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án được ưu tiên, đảm bảo tiến độ, không để tình trạng kéo dài, đội vốn đầu tư, thất thoát, lãng phí.
Ngành này cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý, triển khai mở rộng các hình thức đầu tư để huy động vốn từ khu vực tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện khung pháp lý cho việc phát triển thị trường vốn, hoạt động mua bán nợ với sự tham gia của cả khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đánh giá toàn diện về thu hút đầu tư nước ngoài để có giải pháp cụ thể về huy động vốn, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và kinh tế - xã hội trong nước.
Cụ thể về thời gian, Quốc hội yêu cầu trong năm 2017, ban hành các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường công tác phối hợp giữa bộ, ngành, địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ tiêu cực trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý, cắt giảm vốn đầu tư, đình, hoãn đối với dự án, công trình chậm tiến độ, kém hiệu quả.
Quốc hội cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Chuyển giao chức năng quản lý phân bón
Đáng chú ý, trong nghị quyết chất vấn, Quốc hội nêu rõ, trong năm 2017, hoàn thành chuyển giao chức năng quản lý phân bón từ Bộ Công Thương sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cũng trong năm 2017, ngành nông nghiệp được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật liên quan về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ban hành kế hoạch, lộ trình cụ thể cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, chú trọng các giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt tối thiểu 3%.
Hoàn thành việc hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về bộ tiêu chí theo dõi đánh giá thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.
Phấn đấu đến 2020 không còn bệnh viện quá tải
Đối với lĩnh vực y tế, Quốc hội yêu cầu tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, liên thông kết quả xét nghiệm, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người bệnh; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan để khắc phục tình trạng lạm dụng sử dụng dịch vụ, trục lợi từ quỹ bảo hiểm y tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản không còn tình trạng quá tải bệnh viện cũng là yêu cầu được nêu tại nghị quyết.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội xem xét những vấn đề quan trọng, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và cử tri kiến nghị để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội.
Bốn vị đã đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp gồm bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư.
Yêu cầu thực hiện các giải pháp về xây dựng con người
Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo nghị quyết này cho biết, đối với lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, có ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung về nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa, đảm bảo đóng góp 3% GDP cho nền kinh tế. Phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát các quy định về chế độ chính sách đối với văn nghệ sỹ, tham mưu cho Chính phủ có chính sách đặc thù đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao khi giao tự chủ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, từ trước đến nay, đóng góp của ngành văn hóa vào GDP của nền kinh tế chủ yếu nằm trong tỷ trọng của khối dịch vụ, với ngành du lịch làm mũi nhọn. Do vậy, việc đưa chỉ tiêu đóng góp của ngành văn hóa vào GDP của nền kinh tế cần được nghiên cứu kỹ và đề xuất tại nghị quyết về kinh tế - xã hội.
Về ý kiến đề nghị bổ sung nội dung về cơ chế, chính sách đối với ngành văn hóa nói chung, đối với văn nghệ sỹ nói riêng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc đưa vào nghị quyết về chất vấn nội dung này là khó khả thi, nên cần cân nhắc để quy định trong các luật chuyên ngành hoặc các đề án cụ thể.
Tại nghị quyết, trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; nâng cao chất lượng việc bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tránh hình thức.
Ngành văn hoá cũng được yêu cầu khẩn trương rà soát, sớm sửa đổi các quy định về việc quản lý tác phẩm, cấp phép biểu diễn nghệ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển, cải cách hành chính và phù hợp với thực tiễn.
Mở rộng không gian cho doanh nghiệp tư nhân
Trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, nghị quyết nêu têu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công; rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng bảo đảm đơn giản hóa các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư công, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và đề cao trách nhiệm của các cấp trong quản lý đầu tư công, khắc phục tình trạng giao vốn đầu tư chậm; tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án được ưu tiên, đảm bảo tiến độ, không để tình trạng kéo dài, đội vốn đầu tư, thất thoát, lãng phí.
Ngành này cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý, triển khai mở rộng các hình thức đầu tư để huy động vốn từ khu vực tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện khung pháp lý cho việc phát triển thị trường vốn, hoạt động mua bán nợ với sự tham gia của cả khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đánh giá toàn diện về thu hút đầu tư nước ngoài để có giải pháp cụ thể về huy động vốn, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và kinh tế - xã hội trong nước.
Cụ thể về thời gian, Quốc hội yêu cầu trong năm 2017, ban hành các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường công tác phối hợp giữa bộ, ngành, địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ tiêu cực trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý, cắt giảm vốn đầu tư, đình, hoãn đối với dự án, công trình chậm tiến độ, kém hiệu quả.
Quốc hội cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Chuyển giao chức năng quản lý phân bón
Đáng chú ý, trong nghị quyết chất vấn, Quốc hội nêu rõ, trong năm 2017, hoàn thành chuyển giao chức năng quản lý phân bón từ Bộ Công Thương sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cũng trong năm 2017, ngành nông nghiệp được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật liên quan về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ban hành kế hoạch, lộ trình cụ thể cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, chú trọng các giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt tối thiểu 3%.
Hoàn thành việc hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về bộ tiêu chí theo dõi đánh giá thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.
Phấn đấu đến 2020 không còn bệnh viện quá tải
Đối với lĩnh vực y tế, Quốc hội yêu cầu tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, liên thông kết quả xét nghiệm, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người bệnh; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan để khắc phục tình trạng lạm dụng sử dụng dịch vụ, trục lợi từ quỹ bảo hiểm y tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản không còn tình trạng quá tải bệnh viện cũng là yêu cầu được nêu tại nghị quyết.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội xem xét những vấn đề quan trọng, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và cử tri kiến nghị để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội.