“Doanh nghiệp cổ phần hóa cần được tư vấn tốt”
Hiện vẫn còn hàng trăm nghìn doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHH có nhu cầu chuyển đổi thành công ty cổ phần
Hiện vẫn còn hàng trăm nghìn doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHH có nhu cầu chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Theo bà Lê Thị Mai Linh, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán SeABS, nếu không được tư vấn tốt, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
Bà đánh giá thế nào về vai trò của tư vấn trong việc chuyển đổi mô hình hoạt động cho các công ty trách nhiệm hữu hạn trở thành công ty cổ phần?
Trong tiến trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao thì phải có tư vấn tài chính tốt mà cụ thể ở đây là tư vấn về cổ phần hóa, tư vấn phát hành, niêm yết và tái cấu trúc doanh nghiệp. Để thực hiện công việc này, các công ty chứng khoán hiện nay đã và đang ngày càng phát huy tốt vai trò một tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.
Sau 3 tháng triển khai hoạt động, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng thương mại Đông Nam Á (SeABS) đã triển khai tư vấn cho rất nhiều khách hàng là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và đạt kết quả cao. Do yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động cũng như quy định của Luật Chứng khoán, SeABS đang xây dựng lộ trình tăng vốn lên 300 tỷ đồng vào cuối 2007 và 2008 là 500 tỷ đồng và 2009 là 1.000 tỷ đồng.
Trước đây, vẫn có tình trạng các doanh nghiệp kê khai chi phí cao để trốn và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng khi cổ phần hóa, doanh nghiệp lại muốn chi phí thật thấp nhằm chứng tỏ hoạt động hiệu quả để thu hút vốn. Ý kiến của bà như thế nào?
Vấn đề không hẳn như thế. Trước đây, vì nhiều lý do, một số công ty trách nhiệm hữu hạn, nhất là tư nhân đã không ghi nhận hết tài sản vào báo cáo tài chính. Khi chuyển sang mô hình cổ phần, họ phải tính lại giá trị tài sản để xác định vốn điều lệ ban đầu và điều này thực sự gây thiệt thòi cho doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp kết hợp chuyển đổi và phát hành thêm hoặc bán bớt phần vốn chủ sở hữu.
Cần hiểu là, mục đích của chuyển đổi sang mô hình cổ phần là nhằm đại chúng hoá doanh nghiệp, thu hút vốn từ bên ngoài để phát triển. Vì vậy, tư vấn phải hài hoà nhiều vấn đề, trong đó có lợi ích của doanh nghiệp nhưng không được trái luật cũng như chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước.
Một số doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã lúng túng trong việc xác định giá khởi điểm đấu giá và không đạt được kỳ vọng sau đấu giá. Làm thế nào để có một mức giá khởi điểm đấu giá hợp lý, thưa bà?
Việc xác định giá khởi điểm hợp lý là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của đợt phát hành, hay nói cách khác, quyết định việc có bán hết hay không số lượng cổ phiếu cần bán với mức giá hợp lý. Nếu đặt giá khởi điểm đấu giá cao thì nhiều khả năng không bán hết cổ phần.
Vì vậy, để đảm bảo cuộc đấu giá thành công cao, việc xác định giá khởi điểm không nên dựa vào quan điểm chủ quan của doanh nghiệp mà cần được xác định một cách hợp lý, sát với tình hình thị trường.
Điều này chỉ có được nếu thông qua vai trò của các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Bởi tổ chức tư vấn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác định chuẩn xác giá trị nội tại của doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học.
Có ý kiến rằng sau đấu giá thành công, doanh nghiệp đã không triệt để sử dụng nguồn lực này để đầu tư mở rộng sản xuất mà chuyển vốn vào kinh doanh chứng khoán. Theo bà, rủi ro của việc chuyển hướng kinh doanh này sẽ như thế nào?
Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn đa dạng hoá hình thức kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn và phân tán rủi ro. Vì thế, một số công ty sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi và đầu tư tài chính hay một số hình thức kinh doanh khác là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, trước những rủi ro tiềm ẩn của thị trường chứng khoán, mỗi doanh nghiệp phải biết lựa chọn đầu tư để nâng cao tỷ suất lợi nhuận và quản lý rủi ro, nhất là đối với trường hợp sử dụng thặng dư vốn sau đấu giá để đầu tư tài chính. Nguồn vốn thu được phải sử dụng đúng mục đích, có phương án kinh doanh rõ ràng và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ở đây cũng cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc. Khi thị trường chứng khoán nước này tăng trưởng mạnh, đã xuất hiện trào lưu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn và dùng số vốn đó để đầu tư tài chính. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn và thi hình nhiều biện pháp hạn chế. Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rất nên tham khảo.
Theo bà Lê Thị Mai Linh, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán SeABS, nếu không được tư vấn tốt, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
Bà đánh giá thế nào về vai trò của tư vấn trong việc chuyển đổi mô hình hoạt động cho các công ty trách nhiệm hữu hạn trở thành công ty cổ phần?
Trong tiến trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao thì phải có tư vấn tài chính tốt mà cụ thể ở đây là tư vấn về cổ phần hóa, tư vấn phát hành, niêm yết và tái cấu trúc doanh nghiệp. Để thực hiện công việc này, các công ty chứng khoán hiện nay đã và đang ngày càng phát huy tốt vai trò một tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.
Sau 3 tháng triển khai hoạt động, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng thương mại Đông Nam Á (SeABS) đã triển khai tư vấn cho rất nhiều khách hàng là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và đạt kết quả cao. Do yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động cũng như quy định của Luật Chứng khoán, SeABS đang xây dựng lộ trình tăng vốn lên 300 tỷ đồng vào cuối 2007 và 2008 là 500 tỷ đồng và 2009 là 1.000 tỷ đồng.
Trước đây, vẫn có tình trạng các doanh nghiệp kê khai chi phí cao để trốn và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng khi cổ phần hóa, doanh nghiệp lại muốn chi phí thật thấp nhằm chứng tỏ hoạt động hiệu quả để thu hút vốn. Ý kiến của bà như thế nào?
Vấn đề không hẳn như thế. Trước đây, vì nhiều lý do, một số công ty trách nhiệm hữu hạn, nhất là tư nhân đã không ghi nhận hết tài sản vào báo cáo tài chính. Khi chuyển sang mô hình cổ phần, họ phải tính lại giá trị tài sản để xác định vốn điều lệ ban đầu và điều này thực sự gây thiệt thòi cho doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp kết hợp chuyển đổi và phát hành thêm hoặc bán bớt phần vốn chủ sở hữu.
Cần hiểu là, mục đích của chuyển đổi sang mô hình cổ phần là nhằm đại chúng hoá doanh nghiệp, thu hút vốn từ bên ngoài để phát triển. Vì vậy, tư vấn phải hài hoà nhiều vấn đề, trong đó có lợi ích của doanh nghiệp nhưng không được trái luật cũng như chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước.
Một số doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã lúng túng trong việc xác định giá khởi điểm đấu giá và không đạt được kỳ vọng sau đấu giá. Làm thế nào để có một mức giá khởi điểm đấu giá hợp lý, thưa bà?
Việc xác định giá khởi điểm hợp lý là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của đợt phát hành, hay nói cách khác, quyết định việc có bán hết hay không số lượng cổ phiếu cần bán với mức giá hợp lý. Nếu đặt giá khởi điểm đấu giá cao thì nhiều khả năng không bán hết cổ phần.
Vì vậy, để đảm bảo cuộc đấu giá thành công cao, việc xác định giá khởi điểm không nên dựa vào quan điểm chủ quan của doanh nghiệp mà cần được xác định một cách hợp lý, sát với tình hình thị trường.
Điều này chỉ có được nếu thông qua vai trò của các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Bởi tổ chức tư vấn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác định chuẩn xác giá trị nội tại của doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học.
Có ý kiến rằng sau đấu giá thành công, doanh nghiệp đã không triệt để sử dụng nguồn lực này để đầu tư mở rộng sản xuất mà chuyển vốn vào kinh doanh chứng khoán. Theo bà, rủi ro của việc chuyển hướng kinh doanh này sẽ như thế nào?
Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn đa dạng hoá hình thức kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn và phân tán rủi ro. Vì thế, một số công ty sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi và đầu tư tài chính hay một số hình thức kinh doanh khác là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, trước những rủi ro tiềm ẩn của thị trường chứng khoán, mỗi doanh nghiệp phải biết lựa chọn đầu tư để nâng cao tỷ suất lợi nhuận và quản lý rủi ro, nhất là đối với trường hợp sử dụng thặng dư vốn sau đấu giá để đầu tư tài chính. Nguồn vốn thu được phải sử dụng đúng mục đích, có phương án kinh doanh rõ ràng và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ở đây cũng cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc. Khi thị trường chứng khoán nước này tăng trưởng mạnh, đã xuất hiện trào lưu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn và dùng số vốn đó để đầu tư tài chính. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn và thi hình nhiều biện pháp hạn chế. Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rất nên tham khảo.