Doanh nghiệp đề nghị áp trần lãi suất cho vay USD
Áp trần lãi suất cho vay USD được xem là một biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay
Ngày 7/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội thảo vai trò của tín dụng đối với nông sản xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lãi suất vẫn là một nội dung chính trong mối quan tâm của doanh nghiệp.
Tham luận tại hội thảo, Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho rằng, lãi suất cho vay của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn cao so với khu vực và quốc tế, đặc biệt là lãi suất vay trung dài hạn (hiện trên dưới 10%/năm).
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
Theo Công ty Lương Quới, hiện nay mức trần lãi suất cho vay bằng VND ngắn hạn đối với các đối tượng ưu tiên theo Nghị định 41 là 7%/năm, tuy nhiên lại chưa có quy định trần lãi suất cho vay USD.
Hiện các đối tượng ưu tiên nói trên vay USD ngắn hạn với lãi suất phổ biến từ 4-6%/năm. Trong khi đó, theo tham luận trên, phần lớn vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu là bằng USD.
Vì vậy, Công ty Lương Quới đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét áp trần lãi suất cho vay USD và hạ xuống ở mức 3%/năm, để doanh nghiệp có thể giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đề xuất trên của doanh nghiệp được đặt ra trong bối cảnh đáng chú ý: trong quý 1/2015, xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại, chỉ tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014. Mức tăng trưởng này chỉ bằng một nửa so với quý 1/2014 (14,1%) và chưa bằng 1/3 của cùng kỳ năm 2012.
Đáng chú ý, trong quý 1 vừa qua, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm tới 15,8% so với cùng kỳ 2014.
Tham luận tại hội thảo, Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho rằng, lãi suất cho vay của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn cao so với khu vực và quốc tế, đặc biệt là lãi suất vay trung dài hạn (hiện trên dưới 10%/năm).
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
Theo Công ty Lương Quới, hiện nay mức trần lãi suất cho vay bằng VND ngắn hạn đối với các đối tượng ưu tiên theo Nghị định 41 là 7%/năm, tuy nhiên lại chưa có quy định trần lãi suất cho vay USD.
Hiện các đối tượng ưu tiên nói trên vay USD ngắn hạn với lãi suất phổ biến từ 4-6%/năm. Trong khi đó, theo tham luận trên, phần lớn vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu là bằng USD.
Vì vậy, Công ty Lương Quới đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét áp trần lãi suất cho vay USD và hạ xuống ở mức 3%/năm, để doanh nghiệp có thể giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đề xuất trên của doanh nghiệp được đặt ra trong bối cảnh đáng chú ý: trong quý 1/2015, xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại, chỉ tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014. Mức tăng trưởng này chỉ bằng một nửa so với quý 1/2014 (14,1%) và chưa bằng 1/3 của cùng kỳ năm 2012.
Đáng chú ý, trong quý 1 vừa qua, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm tới 15,8% so với cùng kỳ 2014.