Doanh nghiệp đối mặt 6 yếu tố làm tăng chi phí
Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán dự báo, năm 2010, chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có những biến động đáng kể
Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam dự báo rằng, năm 2010, chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có những biến động đáng kể về tổng số lẫn chi phí trên từng sản phẩm, từng loại dịch vụ.
Chi phí sản xuất, kinh doanh sẽ tăng và tăng với mức độ khác nhau ở 3 yếu tố: Chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí vật tư, dịch vụ và chi phí lao động.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
Nhìn chung, những biến động đáng kể mà ông dự báo cho doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2010 là gì?
Sau hơn 23 năm đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu. Nhưng khủng hoảng kinh tế đã cho thấy tư duy và mô hình kinh tế đã không còn phù hợp. Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang bị mất cân đối trên nhiều mặt như sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất với dịch vụ hỗ trợ, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa thành thị với nông thôn...
Các yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ, các thị trường phát triển chưa đầy đủ, còn bị chia cắt; thị trường ngầm và phi chính thức hoạt động mạnh, tính liên kết, hợp tác giữa các tác nhân kinh tế còn yếu. Dư địa cho việc lạm dụng quyền lực, trục lợi khá lớn; nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng trong nền kinh tế cao.
Như vậy, nếu theo những sự phân tích của ông thì có vẻ như những yếu tố tích cực sẽ ít hơn?
Không hẳn thế! Trong bối cảnh kinh tế như vậy, các doanh nghiệp đều quan tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả với doanh thu ngày càng cao, chi phí ngày càng giảm. Đó cũng là cơ hội và điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiến thắng trong cạnh tranh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào doanh thu và chi phí. Năm 2010, doanh nghiệp đứng trước 6 yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và 2 yếu tố làm giảm chi phí này.
Như vậy, yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp hơn gấp 3 lần yếu tố làm giảm chi phí. Nhưng, khi phân tích kỹ thì thấy tổng chi phí kinh doanh có thể tăng nhưng chi phí đơn vị sản phẩm dịch vụ và giá thành sản phẩm dịch vụ có thể giảm và hiệu quả kinh tế, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp vẫn có thể tăng.
Doanh nghiệp có thể chủ động hạn chế tác động làm tăng chi phí và có thể làm tăng lợi nhuận ngay cả khi tổng chi phí kinh doanh tăng nếu biết giảm chi phí biến đổi, tăng khối lượng sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại mặt hàng sản phẩm, tăng những mặt hàng có chi phí cố định lớn.
Xin ông cho biết cụ thể về “6 tăng, 2 giảm” đó là gì?
6 yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp năm 2010 phụ thuộc hoàn toàn vào các chính sách mới của Nhà nước có hiệu lực từ năm 2010.
Thứ nhất, chính quyền các tỉnh, thành phố đều điều chỉnh khung giá đất, có nơi tăng từ 20 đến 30%, chính sách mới về đền bù, giải phóng mặt bằng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá bất động sản, tới chi phí khấu hao tài sản cố định...
Thứ hai, Nhà nước bỏ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, duy trì gói kích cầu qua lãi suất vay vốn trung hạn, dài hạn với mức hỗ trợ lãi suất giảm một nửa so với năm 2009. Điều đó chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vốn của những doanh nghiệp cần đến vốn vay và vốn huy động dưới mọi hình thức.
Thứ ba, các chính sách ưu đãi về phí và thuế giá trị gia tăng với nhiều nhóm mặt hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong năm 2009 sẽ không còn được áp dụng trong năm 2010 sẽ làm những chi phí tăng thêm trong chi phí vật tư, chi phí lao động của các doanh nghiệp cũng như làm giảm khả năng tích lũy.
Thứ tư, thuế đầu tư chứng khoán được áp dụng từ 1/1/2010.
Thứ năm, áp dụng 4 mức lương tối thiểu vùng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lộ trình cải tiến tiền lương, tăng lương tối thiểu ở khu vực hành chính năm 2010 sẽ tác động cả trên thực tế và tâm lý đến chi phí tiền công của doanh nghiệp.
Thứ sáu, Luật bảo hiểm y tế và chính sách bảo hiểm y tế mới sẽ là khoản chi phí mới đáng kể đối với các tổ chức doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Ngoài ra, cũng còn có một số yếu tố khác làm tăng chi phí của doanh nghiệp như trong bối cảnh suy giảm và sau suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoặc chuyển hướng kinh doanh, đổi mới quản trị kinh doanh... do đó sẽ phát sinh không ít chi phí.
Những tác động do độ trễ của chính sách tiền tệ đã triển khai từ năm 2009, đặc biệt là nhiều khoản vốn của năm 2009 sẽ tiếp tục được giải ngân trong năm 2010 hoặc thực tế phát huy tác dụng trong năm 2010 có thể là nguyên nhân tăng giá, hoặc tác động đến chi tiêu của năm 2010...
Còn hai yếu tố làm giảm chi phí kinh doanh là theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO và một số hiệp định kinh tế song phương và khu vực, từ năm 2010, thuế nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thuế xuất khẩu vào các nước sẽ giảm xuống mức thấp hoặc 0%.
Cùng đó, việc Chính phủ đã công khai các thủ tục hành chính và giảm đáng kể nhiều thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí như chi phí khai nộp thuế, chi phí kê khai, kiểm hóa hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu...
Chi phí sản xuất, kinh doanh sẽ tăng và tăng với mức độ khác nhau ở 3 yếu tố: Chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí vật tư, dịch vụ và chi phí lao động.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
Nhìn chung, những biến động đáng kể mà ông dự báo cho doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2010 là gì?
Sau hơn 23 năm đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu. Nhưng khủng hoảng kinh tế đã cho thấy tư duy và mô hình kinh tế đã không còn phù hợp. Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang bị mất cân đối trên nhiều mặt như sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất với dịch vụ hỗ trợ, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa thành thị với nông thôn...
Các yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ, các thị trường phát triển chưa đầy đủ, còn bị chia cắt; thị trường ngầm và phi chính thức hoạt động mạnh, tính liên kết, hợp tác giữa các tác nhân kinh tế còn yếu. Dư địa cho việc lạm dụng quyền lực, trục lợi khá lớn; nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng trong nền kinh tế cao.
Như vậy, nếu theo những sự phân tích của ông thì có vẻ như những yếu tố tích cực sẽ ít hơn?
Không hẳn thế! Trong bối cảnh kinh tế như vậy, các doanh nghiệp đều quan tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả với doanh thu ngày càng cao, chi phí ngày càng giảm. Đó cũng là cơ hội và điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiến thắng trong cạnh tranh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào doanh thu và chi phí. Năm 2010, doanh nghiệp đứng trước 6 yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và 2 yếu tố làm giảm chi phí này.
Như vậy, yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp hơn gấp 3 lần yếu tố làm giảm chi phí. Nhưng, khi phân tích kỹ thì thấy tổng chi phí kinh doanh có thể tăng nhưng chi phí đơn vị sản phẩm dịch vụ và giá thành sản phẩm dịch vụ có thể giảm và hiệu quả kinh tế, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp vẫn có thể tăng.
Doanh nghiệp có thể chủ động hạn chế tác động làm tăng chi phí và có thể làm tăng lợi nhuận ngay cả khi tổng chi phí kinh doanh tăng nếu biết giảm chi phí biến đổi, tăng khối lượng sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại mặt hàng sản phẩm, tăng những mặt hàng có chi phí cố định lớn.
Xin ông cho biết cụ thể về “6 tăng, 2 giảm” đó là gì?
6 yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp năm 2010 phụ thuộc hoàn toàn vào các chính sách mới của Nhà nước có hiệu lực từ năm 2010.
Thứ nhất, chính quyền các tỉnh, thành phố đều điều chỉnh khung giá đất, có nơi tăng từ 20 đến 30%, chính sách mới về đền bù, giải phóng mặt bằng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá bất động sản, tới chi phí khấu hao tài sản cố định...
Thứ hai, Nhà nước bỏ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, duy trì gói kích cầu qua lãi suất vay vốn trung hạn, dài hạn với mức hỗ trợ lãi suất giảm một nửa so với năm 2009. Điều đó chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vốn của những doanh nghiệp cần đến vốn vay và vốn huy động dưới mọi hình thức.
Thứ ba, các chính sách ưu đãi về phí và thuế giá trị gia tăng với nhiều nhóm mặt hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong năm 2009 sẽ không còn được áp dụng trong năm 2010 sẽ làm những chi phí tăng thêm trong chi phí vật tư, chi phí lao động của các doanh nghiệp cũng như làm giảm khả năng tích lũy.
Thứ tư, thuế đầu tư chứng khoán được áp dụng từ 1/1/2010.
Thứ năm, áp dụng 4 mức lương tối thiểu vùng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lộ trình cải tiến tiền lương, tăng lương tối thiểu ở khu vực hành chính năm 2010 sẽ tác động cả trên thực tế và tâm lý đến chi phí tiền công của doanh nghiệp.
Thứ sáu, Luật bảo hiểm y tế và chính sách bảo hiểm y tế mới sẽ là khoản chi phí mới đáng kể đối với các tổ chức doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Ngoài ra, cũng còn có một số yếu tố khác làm tăng chi phí của doanh nghiệp như trong bối cảnh suy giảm và sau suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoặc chuyển hướng kinh doanh, đổi mới quản trị kinh doanh... do đó sẽ phát sinh không ít chi phí.
Những tác động do độ trễ của chính sách tiền tệ đã triển khai từ năm 2009, đặc biệt là nhiều khoản vốn của năm 2009 sẽ tiếp tục được giải ngân trong năm 2010 hoặc thực tế phát huy tác dụng trong năm 2010 có thể là nguyên nhân tăng giá, hoặc tác động đến chi tiêu của năm 2010...
Còn hai yếu tố làm giảm chi phí kinh doanh là theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO và một số hiệp định kinh tế song phương và khu vực, từ năm 2010, thuế nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thuế xuất khẩu vào các nước sẽ giảm xuống mức thấp hoặc 0%.
Cùng đó, việc Chính phủ đã công khai các thủ tục hành chính và giảm đáng kể nhiều thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí như chi phí khai nộp thuế, chi phí kê khai, kiểm hóa hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu...