Doanh nghiệp EU vẫn ngại các “ông lớn” Nhà nước ở Việt Nam
Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển trấn an, đến nay không ai còn nhắc đến câu “doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo”
“Mặc dù hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã đàm phán xong nhưng vấn đề về doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam vẫn khiến các doanh nghiệp EU quan ngại...”
Đó là nhận xét của ông Mauro Petriccione, Phó tổng vụ trưởng Tổng vụ Thương mại Uỷ ban Châu Âu tại một hội thảo do Bộ Công thương và dự án EU - MUTRAP tổ chức mới đây.
Là trưởng đoàn đám phán EVFTA của Liên minh Châu Âu (EU), Mauro Petriccione kể, khi sinh ra đến nay, ông chưa bao giờ “va chạm” trực tiếp với vấn đề doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam, và chỉ đến khi đàm phán hiệp định thương mại tự do với Việt Nam ông mới gặp phải.
“Ở châu Âu ngày trước cũng có một vài quốc gia có doanh nghiệp Nhà nước, nhưng không “nặng” như ở Việt Nam, và đến nay cơ bản đã cải cách xong”, ông nói.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển trấn an, đến nay không ai còn nhắc đến câu “doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Như vậy là Việt Nam đã xác định rõ rồi...
TS. Trần Toàn Thắng, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương lại cho rằng, mặc dù đến nay Việt Nam không còn nhắc mấy “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, nhưng thực tế thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn ngầm được xem là đóng vai trò chủ đạo.
Theo dự thảo nghị định về hàng hoá, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại đang đưa ra, thì Nhà nước sẽ giữ độc quyền trong 16 lĩnh vực kinh doanh, và cùng với đó là một số lĩnh vực cấm, hạn chế đầu tư với nguồn đầu tư ngoài Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thì lưu ý, theo cam kết thì doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư.
Phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố.
Cũng theo cam kết, Nhà nước không được trợ cấp quá mức, chỉ được hỗ trợ trong những trường hợp nhất định, cho những mục tiêu nhất định.
“Việt Nam đồng ý minh bạch thông tin về doanh nghiệp Nhà nước khi có yêu cầu, trừ thông tin ảnh hưởng tới quốc phòng - an ninh hoặc thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp khác, chúng ta chấp nhận cạnh tranh bình đẳng trên thị trường…”, ông Khánh nhấn mạnh.
“Chúng ta đã chứng kiến quá trình cải cách doanh nghiệp doanh nghiệp Nhà nước ở nhiều nền kinh tế, có những cuộc cải cách bùng nổ và có những thành công, nhưng cũng có những thất bại, thụt lùi…”, ông Mauro Petriccione nói.
“Chúng ta không thể đảm bảo cải cách hôm nay ngày mai sẽ tốt đẹp ngay, nhưng cần có niềm tin vào sự cải cách đó”.
“Chúng tôi tin rằng với những cải cách trong tương lai, doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam sẽ minh bạch hơn và được kiểm soát được bằng công cụ thị trường…”, ông nhấn mạnh.
Đó là nhận xét của ông Mauro Petriccione, Phó tổng vụ trưởng Tổng vụ Thương mại Uỷ ban Châu Âu tại một hội thảo do Bộ Công thương và dự án EU - MUTRAP tổ chức mới đây.
Là trưởng đoàn đám phán EVFTA của Liên minh Châu Âu (EU), Mauro Petriccione kể, khi sinh ra đến nay, ông chưa bao giờ “va chạm” trực tiếp với vấn đề doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam, và chỉ đến khi đàm phán hiệp định thương mại tự do với Việt Nam ông mới gặp phải.
“Ở châu Âu ngày trước cũng có một vài quốc gia có doanh nghiệp Nhà nước, nhưng không “nặng” như ở Việt Nam, và đến nay cơ bản đã cải cách xong”, ông nói.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển trấn an, đến nay không ai còn nhắc đến câu “doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Như vậy là Việt Nam đã xác định rõ rồi...
TS. Trần Toàn Thắng, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương lại cho rằng, mặc dù đến nay Việt Nam không còn nhắc mấy “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, nhưng thực tế thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn ngầm được xem là đóng vai trò chủ đạo.
Theo dự thảo nghị định về hàng hoá, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại đang đưa ra, thì Nhà nước sẽ giữ độc quyền trong 16 lĩnh vực kinh doanh, và cùng với đó là một số lĩnh vực cấm, hạn chế đầu tư với nguồn đầu tư ngoài Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thì lưu ý, theo cam kết thì doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư.
Phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố.
Cũng theo cam kết, Nhà nước không được trợ cấp quá mức, chỉ được hỗ trợ trong những trường hợp nhất định, cho những mục tiêu nhất định.
“Việt Nam đồng ý minh bạch thông tin về doanh nghiệp Nhà nước khi có yêu cầu, trừ thông tin ảnh hưởng tới quốc phòng - an ninh hoặc thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp khác, chúng ta chấp nhận cạnh tranh bình đẳng trên thị trường…”, ông Khánh nhấn mạnh.
“Chúng ta đã chứng kiến quá trình cải cách doanh nghiệp doanh nghiệp Nhà nước ở nhiều nền kinh tế, có những cuộc cải cách bùng nổ và có những thành công, nhưng cũng có những thất bại, thụt lùi…”, ông Mauro Petriccione nói.
“Chúng ta không thể đảm bảo cải cách hôm nay ngày mai sẽ tốt đẹp ngay, nhưng cần có niềm tin vào sự cải cách đó”.
“Chúng tôi tin rằng với những cải cách trong tương lai, doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam sẽ minh bạch hơn và được kiểm soát được bằng công cụ thị trường…”, ông nhấn mạnh.