Doanh nghiệp lỗ lớn, giá cổ phiếu vẫn tăng “khủng”
Cổ phiếu nào tăng giá “khủng” nhất trong 15 phiên gần đây? Đó là FBT - cổ phiếu của doanh nghiệp chịu lỗ nặng liền hai năm
Cổ phiếu nào tăng giá “khủng” nhất trong 15 phiên gần đây? Đó là FBT - cổ phiếu của doanh nghiệp chịu lỗ nặng liền hai năm.
Hoạt động đầu tư theo chỉ số của nhiều quỹ đã hướng sự chú ý của thị trường vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất như BVH, MSN. Những mã này đã từng đi ngược thị trường trong nhiều giai đoạn và đạt tỉ suất lợi nhuận rất tốt.
Trong tháng 4 vừa qua, MSN đạt mức tăng trưởng tối đa tới 61,3%, BVH đạt 27,4%, VNM đạt 10,2%. Đây là 3 cổ phiếu có tỉ suất lợi nhuận cao nhất trong số 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất tại HSX.
Tuy nhiên, tất cả đều thua FBT, cổ phiếu đang bị hạn chế giao dịch từ đầu tháng 12/2010 vì kết quả kinh doanh lỗ. HSX đưa FBT vào diện kiểm soát còn vì công ty kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2010.
Kể từ khi chạm đáy thấp nhất 5.700 đồng/cổ phiếu ngày 19/4, FBT đã tăng trần một mạch 15 phiên liên tục, đạt tỉ suất lợi nhuận khoảng 79% tính đến hôm nay.
FBT hiện vẫn chưa có báo cáo tài chính quý 1/20011. Thậm chí báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 còn bị “khất” tới hai lần với lý do “khối lượng công việc nhiều và một số bút toán cần phải trao đổi thống nhất giữa công ty và đơn vị kiểm toán”. Theo báo cáo tài chính quý, năm 2010 FBT lỗ 46,9 tỷ đồng và năm 2009 lỗ 87,1 tỷ đồng.
Tại báo cáo giải trình của FBT ngày 9/5, nguyên nhân của việc cổ phiếu này tăng giá ngược xu hướng thị trường là nhờ diễn biến tích cực thị trường xuất khẩu thủy sản, giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tăng, dẫn đến kỳ vọng của nhà đầu tư tăng. Giải thích này khá võ đoán vì hoàn toàn dựa vào phỏng đoán của doanh nghiệp về kỳ vọng của nhà đầu tư, mà không cung cấp các thông tin định lượng về tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể.
Tuy nhiên, FBT đã không đề cập đến một nguyên nhân, có lẽ là lực đẩy chủ yếu: Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) đã thông qua phương án mua lại 2,8 triệu cổ phiếu FBT. Nghị quyết Hội đồng Quản trị của Công ty Hùng Vương được lập ngày 27/4/2011 và công bố trên HSX ngày 29/4 thì FBT đã nhanh chân tăng giá từ 20/4.
Việc cổ phiếu nào đó tăng giá cả tuần lễ trước khi thông tin hỗ trợ được đưa ra là bình thường ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tổ chức lớn mua vào khối lượng chiếm tới gần 18,67% vốn điều lệ của FBT là thông tin hỗ trợ rất mạnh. Không rõ kế hoạch mua lại đã được triển khai hay chưa và với mức giá nào nhưng việc thị trường kéo giá FBT hôm nay lên mức 10.200 đồng/cổ phiếu cho thấy sự kỳ vọng là khá cao.
Giá cổ phiếu FBT trở lại tương đương mệnh giá cũng giống như nhà đầu tư góp vốn ban đầu vào doanh nghiệp. Tuy nhiên tài sản của FBT hiện đã sứt mẻ khá nhiều. Thương vụ của HVG không giúp FBT có thêm tiền mặt vì HVG mua lại 2,8 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. FBT vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, mà sự tham gia của HVG chưa hẳn đã ngay lập tức tạo nên sự chuyển biến đột ngột.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2010 (chưa kiểm toán), FBT chỉ còn tổng tài sản ngắn hạn 110,5 tỷ đồng. Trong khi đó nợ ngắn hạn là 171,4 tỷ đồng. Riêng các khoản nợ phải trả ngắn hạn của các ngân hàng là 129,1 tỷ đồng. Hai chủ nợ lớn nhất của FBT là Ngân hàng Đầu tư phát triển Bến Tre (64,5 tỷ đồng) và Ngân hàng Đông Á (38,2 tỷ đồng). FBT cũng có khoản lỗ lũy kế hết năm 2010 là 225,1 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu chỉ còn 90,7 tỷ đồng.
Ngay trong nội dung giải trình của FBT với HSX tháng 2 vừa qua, công ty cũng nhìn nhận thời gian sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán ngắn hạn do dòng tiền đang bị âm. Điều này có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh do việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng gặp nhiều trở ngại. Nhiệm vụ quan trọng nhất của FBT là tái cấu trúc tài chính, nâng cao khả năng thanh toán, bổ sung được nguồn vốn lưu động.
Mặc dù liên tiếp những ngày gần đây cổ phiếu FBT tăng giá mạnh nhưng vẫn không có nhiều thông tin để thị trường có thể lý giải hợp lý. Rất có thể hoạt động tái cấu trúc nói trên trong quý 1/2011 đã đem lại một số kết quả nào đó, hoặc việc tăng giá thuần túy chỉ so yếu tố thị trường.
Thực tế, việc bù đắp thanh khoản cho FBT không hẳn là dễ dàng. Nhanh nhất có lẽ là công ty sẽ giải phóng hàng tồn kho thành phẩm (giá trị ghi nhận đến 31/12/2010 là 52,31 tỷ đồng). Khoản phải thu của khách hàng cũng còn 53,5 tỷ đồng. Công ty cũng có thể tính đến việc bán bớt tài sản. Hiện FBT còn 3,835 triệu cổ phiếu quỹ. Nếu tìm được đối tác để bán số cổ phiếu này cũng có thể thu về một một khoản tiền.
Tóm lại, FBT vẫn đang bề bộn khó khăn. Không hẳn thuần túy kỳ vọng về khả năng tái cấu trúc thành công đã giúp giá cổ phiếu này phục hồi mạnh mẽ như vậy. Thanh khoản của FBT rất thấp trong những phiên vừa qua, với mức chuyển nhượng bình quân 20 phiên chỉ có hơn 1.700 đơn vị. Hôm nay FBT thanh khoản đột biến với 12.900 cổ phiếu, nhưng dư bán vẫn còn 5.100 cổ phiếu. Sự phục hồi bền vững chắc chắn cần những thông tin hỗ trợ cụ thể hơn.
Hoạt động đầu tư theo chỉ số của nhiều quỹ đã hướng sự chú ý của thị trường vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất như BVH, MSN. Những mã này đã từng đi ngược thị trường trong nhiều giai đoạn và đạt tỉ suất lợi nhuận rất tốt.
Trong tháng 4 vừa qua, MSN đạt mức tăng trưởng tối đa tới 61,3%, BVH đạt 27,4%, VNM đạt 10,2%. Đây là 3 cổ phiếu có tỉ suất lợi nhuận cao nhất trong số 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất tại HSX.
Tuy nhiên, tất cả đều thua FBT, cổ phiếu đang bị hạn chế giao dịch từ đầu tháng 12/2010 vì kết quả kinh doanh lỗ. HSX đưa FBT vào diện kiểm soát còn vì công ty kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2010.
Kể từ khi chạm đáy thấp nhất 5.700 đồng/cổ phiếu ngày 19/4, FBT đã tăng trần một mạch 15 phiên liên tục, đạt tỉ suất lợi nhuận khoảng 79% tính đến hôm nay.
FBT hiện vẫn chưa có báo cáo tài chính quý 1/20011. Thậm chí báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 còn bị “khất” tới hai lần với lý do “khối lượng công việc nhiều và một số bút toán cần phải trao đổi thống nhất giữa công ty và đơn vị kiểm toán”. Theo báo cáo tài chính quý, năm 2010 FBT lỗ 46,9 tỷ đồng và năm 2009 lỗ 87,1 tỷ đồng.
Tại báo cáo giải trình của FBT ngày 9/5, nguyên nhân của việc cổ phiếu này tăng giá ngược xu hướng thị trường là nhờ diễn biến tích cực thị trường xuất khẩu thủy sản, giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tăng, dẫn đến kỳ vọng của nhà đầu tư tăng. Giải thích này khá võ đoán vì hoàn toàn dựa vào phỏng đoán của doanh nghiệp về kỳ vọng của nhà đầu tư, mà không cung cấp các thông tin định lượng về tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể.
Tuy nhiên, FBT đã không đề cập đến một nguyên nhân, có lẽ là lực đẩy chủ yếu: Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) đã thông qua phương án mua lại 2,8 triệu cổ phiếu FBT. Nghị quyết Hội đồng Quản trị của Công ty Hùng Vương được lập ngày 27/4/2011 và công bố trên HSX ngày 29/4 thì FBT đã nhanh chân tăng giá từ 20/4.
Việc cổ phiếu nào đó tăng giá cả tuần lễ trước khi thông tin hỗ trợ được đưa ra là bình thường ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tổ chức lớn mua vào khối lượng chiếm tới gần 18,67% vốn điều lệ của FBT là thông tin hỗ trợ rất mạnh. Không rõ kế hoạch mua lại đã được triển khai hay chưa và với mức giá nào nhưng việc thị trường kéo giá FBT hôm nay lên mức 10.200 đồng/cổ phiếu cho thấy sự kỳ vọng là khá cao.
Giá cổ phiếu FBT trở lại tương đương mệnh giá cũng giống như nhà đầu tư góp vốn ban đầu vào doanh nghiệp. Tuy nhiên tài sản của FBT hiện đã sứt mẻ khá nhiều. Thương vụ của HVG không giúp FBT có thêm tiền mặt vì HVG mua lại 2,8 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. FBT vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, mà sự tham gia của HVG chưa hẳn đã ngay lập tức tạo nên sự chuyển biến đột ngột.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2010 (chưa kiểm toán), FBT chỉ còn tổng tài sản ngắn hạn 110,5 tỷ đồng. Trong khi đó nợ ngắn hạn là 171,4 tỷ đồng. Riêng các khoản nợ phải trả ngắn hạn của các ngân hàng là 129,1 tỷ đồng. Hai chủ nợ lớn nhất của FBT là Ngân hàng Đầu tư phát triển Bến Tre (64,5 tỷ đồng) và Ngân hàng Đông Á (38,2 tỷ đồng). FBT cũng có khoản lỗ lũy kế hết năm 2010 là 225,1 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu chỉ còn 90,7 tỷ đồng.
Ngay trong nội dung giải trình của FBT với HSX tháng 2 vừa qua, công ty cũng nhìn nhận thời gian sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán ngắn hạn do dòng tiền đang bị âm. Điều này có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh do việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng gặp nhiều trở ngại. Nhiệm vụ quan trọng nhất của FBT là tái cấu trúc tài chính, nâng cao khả năng thanh toán, bổ sung được nguồn vốn lưu động.
Mặc dù liên tiếp những ngày gần đây cổ phiếu FBT tăng giá mạnh nhưng vẫn không có nhiều thông tin để thị trường có thể lý giải hợp lý. Rất có thể hoạt động tái cấu trúc nói trên trong quý 1/2011 đã đem lại một số kết quả nào đó, hoặc việc tăng giá thuần túy chỉ so yếu tố thị trường.
Thực tế, việc bù đắp thanh khoản cho FBT không hẳn là dễ dàng. Nhanh nhất có lẽ là công ty sẽ giải phóng hàng tồn kho thành phẩm (giá trị ghi nhận đến 31/12/2010 là 52,31 tỷ đồng). Khoản phải thu của khách hàng cũng còn 53,5 tỷ đồng. Công ty cũng có thể tính đến việc bán bớt tài sản. Hiện FBT còn 3,835 triệu cổ phiếu quỹ. Nếu tìm được đối tác để bán số cổ phiếu này cũng có thể thu về một một khoản tiền.
Tóm lại, FBT vẫn đang bề bộn khó khăn. Không hẳn thuần túy kỳ vọng về khả năng tái cấu trúc thành công đã giúp giá cổ phiếu này phục hồi mạnh mẽ như vậy. Thanh khoản của FBT rất thấp trong những phiên vừa qua, với mức chuyển nhượng bình quân 20 phiên chỉ có hơn 1.700 đơn vị. Hôm nay FBT thanh khoản đột biến với 12.900 cổ phiếu, nhưng dư bán vẫn còn 5.100 cổ phiếu. Sự phục hồi bền vững chắc chắn cần những thông tin hỗ trợ cụ thể hơn.